Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22 - Tiết 85 đến tiết 92

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22 - Tiết 85 đến tiết 92

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

- Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.

3. Thái độ:

GDTTHCM: Yêu nước: bộ phận.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: SGK, SGV, giáo án

- HS: SGK, soạn bài

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc các câu tục ngữ về con người và xã hội. Nêu ý nghĩa từng câu?

3. Bài mới

 

docx 13 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2000Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22 - Tiết 85 đến tiết 92", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 NS: 13/01/2013
Tiết 85 ND: 16/01/2013
	 Bài 20
Văn bản: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
 Hồ Chí Minh
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.. 
- Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. 
2. Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
3. Thái độ:
GDTTHCM: Yêu nước: bộ phận.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: SGK, SGV, giáo án
- HS: SGK, soạn bài
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc các câu tục ngữ về con người và xã hội. Nêu ý nghĩa từng câu?
3. Bài mới
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: Tìm hiểu chung
- GV hướng dẫn HS cách đọc. HS đọc văn bản. 
- HS đọc và tìm hiểu chú thích *
- GV: Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- GV: Nêu xuất xứ của văn bản.
- HS trả lời.
*HĐ2: Đọc- hiểu văn bản
- GV: Bài văn nghị luận vấn đề gì?
- GV: Tìm câu chốt (phần mở đầu) nêu nội dung vấn đề? (câu 1,2)
- GV giảng giải thêm.
- GV: Bài văn chia làm mấy đoạn? 
- HS trả lời, GV chốt lại.
- HS tìm hiểu vấn đề chứng minh cho nhận định:
“Dân ta có một truyền thống nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
- GV: Tác giả đưa ra dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự nào?
- GV đưa ra dẫn chứng (đoạn 2,3)
+ Tìm hình ảnh so sánh? Tác dụng của phép so sánh? 
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay  lòng nồng nàn yêu nước”
- GV: Câu mở đoạn, câu kết đoạn? (câu 1, câu – GV: Dẫn chứng trong đoạn được sắp xếp theo cách nào? ( liệt kê)
- GV: Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình từ.  đến có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- HS trình bày. GV nhận xét, chốt ý.
+ Nghệ thuật nghị luận ở bài này đặc điểm gì nổi bật?
- HS trình bày. GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc đoạn cuối.
- GV: Bài văn nêu nhiệm vụ cụ thể của Đảng ta là gì?
- HS trả lời.
- GDTTHCM:Tư tưởng độc lập dân tộc, sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- GV: Nhận xét nghệ thuật của bài văn.
+ Luận điểm, dẫn cứng.
+ Sử dụng từ ngữ.
+ Biện pháp nghệ thuật
- HS trả lời.
I / Tìm hiểu chung
- Văn chính luận chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh.
- Yêu nước là truyền thống quý báu đáng tự hào của nhân dân ta được hình thành qua trường kì lịch sử và ngày càng được bồi đắp thêm. 
- Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được trích từ Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) họp tại Việt Bắc tháng 2/1951. 
II/ Đọc- hiểu văn bản
Nội dung
- Khái quát vấn đề: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu. 
- Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử.
- Chứng minh luận điểm “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” bằng thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp. 
- Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của tòan dân : 
 + Biểu dương tất cả những biểu hiện khác của lòng yêu nước.
 + Tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công việc kháng chiến. 
2. Nghệ thuật 
-Xây dựng luận điểm ngắn gọn,súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương tiên :
+ Lứa tuổi.
+ Nghề nghiệp.
- Vùng miền
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh ( làn sóng, lướt qua, nhấn chìm), câu nghị luận hiệu quả(câu có từ quan hệ từđến).
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngọai xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta. 
III/ Tổng kết
1. Ý nghĩa văn bản
Truyền thống yêu nước quý báo của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
2. Ghi nhớ: SGK
IV. CỦNG CỐ- HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ 
1. Củng cố
- Kể tên một số văn bản nghị luận xã hội của Hồ Chí Minh.
- Phân tích tác dụng của từ ngữ, câu văn nghị luận giàu hình ảnh trong bài văn.
2. HDHS tự học ở nhà
- Học bài
- Chuẩn bị: Đức tính giản dị của Bác Hồ
Tuần 22 NS: 13/01/2013
Tiết 86 ND: 16/01/2013
	 Bài 20
Tiếng Việt: CÂU ĐẶC BIỆT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức:
 - Khái niệm câu đặc biệt.
- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản. 
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết câu đặc biệt.
- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản. 
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
*KNS: Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng trao đổi về cách dùng câu đặc biệt. 
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: SGK, SGV, giáo án
- HS: SGK, soạn bài
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là rút gọn câu? Cho ví dụ ? 
- Cách dùng câu rút gọn?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: Tìm hiểu khái niệm câu đặc biệt
- GV chép lên bảng đoạn trích.
Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
- GV hướng dẫn HS thảo luận vê cấu tạo của câu in đậm với phần gợi ý SGK. 
- Câu in đậm có cấu tạo như thế nào? 
→ Câu in đậm là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ. 
- GV: Thế nào là câu đặc biệt?
- HS trả lời. 
- GV giúp HS phân biệt câu đặc biệt với câu bình thường.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác dụng của câu đặc biệt. 
GV treo bản phụ bảng liệt kê tác dụng của câu đặc biệt ở phần II, rồi đánh dấu (x) vào ô thích hợp.
- HS báo cáo kết quả, GV hướng dẫn HS chỉnh sửa cho đúng.
- HS kể ra những tác dụng của câu đặc biệt..
( xem ghi nhớ phần II)
- GV yêu cầu 2-3 HS đọc lại các phần ghi nhớ về câu đặc biệt.
*HĐ2: Luyện tập
- GV gọi HS đọc bài tập 1. 
- Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong bài tập 1. 
- GV gọi HS đọc bài 2
+ Tác dụng của câu rút gọn? Tác dụng câu đặc biệt?
- HS làm. GV nhận xét, chốt ý.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài 3
I . Tìm hiểu chung
Ôi, em Thủy!
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
- Câu đặc biệt thường được dùng để:
+ Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ta sự việc được nói đến trong đoạn.
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
+ Bộc lộ cảm xúc.
+ Gọi đáp.
II/ Luyện tập
*BT1/ 29
a) - Không có câu đặc biệt.
 - Câu rút gọn:
+ “ Có khi được trung bày trong tủ kính .trong hòm”.
+ “ Nghĩa là phải ra sức giải thích  kháng chiến”. 
b) - Câu đặc biệt: Ba giây Bốn giây Năm giây...Lâu quá!
 - Không có câu rút gọn.
c) - Câu đặc biệt: Một hòi còi.
 - Không có câu rút gọn.
d) - Câu đặc biệt: Lá ơi!
 - Câu rút gọn:
+ Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
+ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
*BT2/29
Các câu đặc biệt ở bài tập 1 có tác dụng: 
b. Xác định thời gian, bộc lộ cảm xúc.
c. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
d. Gọi đáp.
Các câu rút gọn ở bài tập 1 có tác dụng: 
- Làm câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước 
- Làm cho câu gọn hơn- câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ.
- Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.
IV. CỦNG CỐ- HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ 
1. Củng cố
Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biêt.
2. HDHS tự học ở nhà
- Học bài
- Soạn bài: “ Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận”.
Tuần 22 NS: 14/01/2013
Tiết 87,88 ND: 17/01/2013
	 Bài 20
TLV: BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN 
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
(Tự học có hướng dẫn)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Nắm được bố cục chung của một bài văn NL; Phương pháp lập luận; Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
2. Kĩ năng
- Viết bài văn NL có bố cục rõ ràng; Sử dụng các phương pháp lập luận.
*KNS: - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo; phân tích, bình luận, và đưa ra ý kiến cá nhân về bố cục và phương pháp làm bài văn nghị luận.
- Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học bộ môn.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: SGK, SGV, giáo án
- HS: SGK, soạn bài
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Khi tìm hiểu đề và lập ý cho đề văn nghị luận cần lưu ý điều gì?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: Tìm hiểu chung
- HS xem kĩ sơ đồ (sgk).
- Thảo luận, trả lời câu hỏi trong sgk. 
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu từng đoạn:
 + Luận điểm xuất phát (đóng vai trò lí lẽ).
 + Luận điểm kết luận (là cái đích hướng tới).
- HSrút ra bố cục, phương pháp lập luận của bài văn nghị luận,
* GV. Chốt ý, sơ đồ bố cục.
A. Đặt vấn đề: Nêu vấn đề nghị luận.
B. Giải quyết vấn đề.
- Luận điểm 1: - Lí lẽ.
 - Dẫn chứng.
- Luận điểm 2: - Lí lẽ.
 - Dẫn chứng.
- Luận điểm 3 ....
C. Kết thúc vấn đề: 
 Đánh giá khái quát, khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm.
- Bố cục của bài văn lập luận có mấy phần? 
- Để xác lập luận điểm trong từng pần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận nào?
TIẾT 2
*HĐ2: Luyện tập
- Hs đọc văn bản, thảo luận, trả lời câu hỏi.
? Bài văn nêu lên tư tưởng gì ? 
? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào ? Tìm những câu văn mang tư tưởng đó ?
? Bài văn có bố cục mấy phần? Cách lập luận được sử dụng trong bài văn ?
- Gv chốt ý.
I/ Tìm hiểu chung
Bài văn: “Tinh thần yêu nước...”
1. Bố cục: (3 phần)
a. Đặt vấn đề: (Đoạn 1)
- Câu 1: Nêu vấn đề trực tiếp.
- Câu 2: Khẳng định giá trị của vấn đề.
- Câu 3: So sánh, mở rộng và x.đ phạm vi biểu hiện nổi bật của vấn đề.
b. Giải quyết vấn đề: (Đoạn 2, 3)
 Chứng minh truyền thống yêu nước anh hùng trong lịch sử dân tộc ta.
+ Trong quá khứ: (3 câu)
- Câu 1: Giới thiệu khái quát và chuyển ý.
- Câu 2: Liệt kê dẫn chứng.
- Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ.
+ Trong thực tế kháng chiến.
- Câu 1: Khái quát và chuyển ý.
- Câu 2,3,4: Liệt kê dẫn chứng.
- Câu 5: Khái quát nhận định, đánh giá.
c. Kết thúc vấn đề: (Đoạn 4)
- Câu 1: So sánh giá trị của tinh thần yêu nước.
- Câu 2,3: haibiểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.
- Câu 4,5: Xác đ ịnh trách nhiệm, bổn phận của chúng ta.
2. Phương pháp lập luận:
- Hàng ngang 1,2: quan hệ nhân - quả.
- Hàng ngang 3: quan hệ tổng- phân- hợp.
- Hàng ngang 4: suy luận tương đồng.
- Hàng dọc 1,2: Suy luận tương đồng theo thời gian.
- Hàng dọc 3: Quan hệ nhân - quả, so sánh, suy lí. 
* Bố cục bài văn lập luận gồm có ba phần:
- MB: Nêu luận điểm xuất phát, tổng quát.
- TB: Triển khai trình bày nội dung chủ yếu của bài.
- KB: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của viết về vấn đề được giải quyết trong bài.
 * Để xác lập luận điểm trong từng pần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng
II. Luyện tập
 Bài tập: sgk/31
 Văn bản: “Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn”
1. Bố cục: (3 phần)
 + Mở bài: (câu 1) 
 Nêu vấn đề “Biết họ ...  điểm “Sách là người bạn lớn của con người”
- Sách là phương tiện mở mang trí tuệ, khám phá thế giới, cuộc sống.
- Là người bạn thân cùng nhau học tập.
- Sách để rèn luyện, giải trí.
3. Rút ra kết luận làm luận điểm từ truyện ngụ ngôn: 
- Thầy bói xem voi: Khi nhận xét sự vật, hiện tượng phài có quan điểm tòan diện, nếu chỉ thấy một khía cạnh là sai lầm.
- Ếch ngồi đáy giếng: Vì thói huênh hoang, khoác lác sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
 Lập luận phải có sức tiếp cận đối tượng toàn diện và sâu sắc thì mới hiểu được đối tượng đó.
IV. CỦNG CỐ- HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ 
1. Củng cố
Nắm lại nội dung bài học
2. HDHS tự học ở nhà
Chuẩn bị: Đọc thêm: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
Tuần 23 NS: 21/01/2013
Tiết 91,92 ND: 24/01/2013
	 Bài 20,21
Văn bản: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
	Đặng Thai Mai
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Đặng Thai Mai.
- Những đặc điểm của tiếng việt.
- Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
 2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản nghị luận.
- Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm trong văn bản.
- Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả trong văn bản
 II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: SGK, SGV, giáo án
- HS: SGK, soạn bài
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
HĐ của thầy
Nội dung
*HĐ1: Tìm hiểu chung:
- GV hướng dẫn HS đọc: rõ ràng, mạch lạc, nhấn giọng ở chỗ kết luận ( in nghiêng)
- GV đọc trước một đoạn.
- Gọi HS đọc tiếp 
- Nêu đôi nét về tác giả Đặng Thai Mai?
- Nêu xuất xứ của văn bản “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”
- Gọi HS đọc các chú thích trong SGK.
*HĐ2:Đọc- hiểu văn bản
- GV yêu cầu HS tìm bố cục của VB
- Nêu ý chính của mỗi phần
-> Bố cục 3 phần
+ MB: nêu nhận định tiếng việt hay và đẹp
+ TB: Chứng minh sự giàu đẹp của TV
+ KB: Khẳng sự bền vững và khả năng phát triển lâu dài của TV.
- GV khái quát lại bố cục của VB.
-> Từ bố cục đó GV dẫn đát HS tìm hiểu sâu hơn nội dung từng phần của tác phẩm theo bố cục trên
1. Đoạn đầu:
- Gọi HS đọc lại phần đầu của VB.
- Hai câu đầu “ Người VNcủa nó” có vai trò gì trong đoạn MB?
- Luận điểm chủ chốt của VB thể hiện trong câu nào?
- Luận điểm này bao gồm mấy luận điểm phụ? Kể ra?
- Hai câu tiếp theo có tác dụng gì?
- Tác giả đã giải thích như thế nào cho luận điểm mình đưa ra?
-> GV chốt:đây là đoạn văn đưa ra nhận định và giải thích cụ thể về nhận định đó. Nó rất mạch lạc và mẫu mực đến từng bố cục nhỏ: 
+ 2 câu đầu dẫn vào đề.
+ 1 câu nêu luận điểm
+ Các câu còn lại mở rộng, giải thích, tổng quát luận điểm.
TIẾT 2
*HĐ1: Đoạn thân bài:
- Đoạn thân bài được chia làm mấy phần nhỏ? Nêu nội dung từng phần? 
+ Có 2 phần: chứng minh cho tiếng việt là thứ tiếng đẹp và là thứ tiếng hay.
- Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt tác giả đã đưa ra những chứng cớ gì? 
+ Đưa ra 2 lời nhận dịnh của 2 người nước ngoài đều khen ngợi TV.
- Tại sao tác giả lại đưa nhận định của người nước ngoài mà không phải là trong nước?
( 2 ý kiến từ 2 người nước ngoài khác nhau. 1 người không biết TV chỉ nghe và cảm nhận. 1 người biết rành đưa ra nhận định trên cơ sở nghiên cứu kĩ càng. -> Cả 2 đều ca ngợi vẻ đẹp của TV.)
Vì nó mang tính khách quan, tạo lòng tin và thuyết phục mọi người cao hơn.
- Tiếp theo tác giả chứng minh vẻ đẹp của TV ở những phương diện nào?
 + TV có hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú, TV giàu thanh điệu ( tạo sự trầm bổng).
( TV có 11 nguyên âm, 3 nguyên âm đôi, hệ thống phụ âm phong phú. Có 6 thanh điệu.)
- Hãy tìm một số vd cụ thể trong thơ ca để chứng minh cho nhận định của tác giả?
 + Ca dao, chinh phụ ngâm khúc, tiếng chổi tre
- Theo tác giả, một thứ tiếng hay phải thỏa mãn được yêu cầu gì?
+ Phải thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm và ý nghĩ của con người
- Để thỏa mãn nhu cầu đó TV có những khả năng nào?
+ Dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt, từ vựng ngày càng nhiều, ngữ pháp uyển chuyển, chính xác hơn.
- Nêu dẫn chứng về sự xuất hiện nhiều từ ngữ mới?
+ Ma-ket-tinh, internet, đối tác, hội thảo, giao lưu
-> GV khái quát phần TB.
*TTHCM: Quan điểm của Bác: giữ gìn trong sáng của Tiếng Việt cũng chính là giữ gìn truyền thống 
dân tộc
3. Đoạn KB:
- Đọc lại đoạn KB
- Đoạn này khẳng định điều gì?
-> GV chốt ý
4. Nghệ thuật:
_ Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
_ Đưa ra nhận định sau đó đưa lí lẽ dẫn chứng để chứng minh là lập luận theo lối gì?
_ Nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong bài?
-> GV chốt ý về nghệ thuật.
*HĐ2: Tổng kết
- Cho HS tổng kết lại nội dung chính cần nắm trong bài?
- Cho HS liên hệ thực tế về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy TV.
*HĐ3: Luyện tập
- Cho HS đọc BT2 / 37
- Tìm 5 dẫn chứng về sự giàu đẹp của TV trong các VB đã học ở lớp 6 ,7
- GV gợi ý, HS tìm
- GV sửa.
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả,
Đặng Thai Mai (1902 – 1984) là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hóa, xã hội nổi tiếng.
2. Tác phẩm:
 Văn bản trích ở phần đầu bài tiểu luận: Tiếng việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc (1967).
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Nội dung
a. Đoạn đầu:
- Đoạn đầu văn bản đưa ra nhận định và giải thích cụ thể về nhận định: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thức tiếng hay.
- Đoạn văn dẫn đắt vào đề và đưa ra luận điểm rất mẫu mực và mạch lạc:
+ Hai câu đầu vào đề bằng cách nêu lí do, tự hào, tin tưởng vào tương lai của TV.
+ Một câu nêu ra luận điểm chính.
+ Các câu còn lại mở rộng, giải thích, khái quát sự hay và đẹp của Tiếng Việt:
b. Đoạn thân bài:
* Chứng minh cái hay và đẹp của tiếng Việt trên các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
_ Tiếng Việt đẹp:
+ Giàu chất nhạc.
+ Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
+ Cú pháp tế nhị, uyển chuyển.
_ Tiếng Việt hay: thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm và đời sống văn hóa của con người.
_ Những phẩm chất bền vững và khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài: ngày càng có nhiều từ ngữ mới, cách nói mới.
c. Đoạn kết bài: Sự phát triển của tiếng Việt chứng tỏ sức sống dồi dào của dân tộc.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng kết hợp khéo léo và có hiệu quả giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh bằng những lí lẽ, dẫn chứng, lập luận theo kiểu diễn dịch- phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện.
- Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt: cách sử dụng từ ngữ sắc sảo, cách đặt câu có tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận
III/ Tổng kết
1. Ý nghĩa văn bản:
- Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam.
- Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi người Việt Nam.
2. Ghi nhớ: SGK
IV/ Luyện tập
BT2: Dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của TV: Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, truyện Kiều, ca dao, tục ngữ
HĐ của thầy
Nội dung
I. HĐ 1: Phân tích tiếp phần đọc hiểu VB:
2. Đoạn thân bài:
_ Đoạn thân bài được chia làm mấy phần nhỏ? Nêu nội dung từng phần? Có 2 phần: CM cho TV đẹp và CM cho TV hay.
_ Đề chứng minh cho vẻ đẹp của TV tác giả đã đưa ra những chứng cớ gì? Đưa ra 2 lời nhận dịnh của 2 người nước ngoài đều khen ngợi TV.
_ Tại sao tác giả lại đưa nhận định của người nước ngoài mà không phải là trong nước?
( 2 ý kiến từ 2 người nước ngoài khác nhau. 1 người không biết TV chỉ nghe và cảm nhận. 1 người biết rành đưa ra nhận định trên cơ sở nghiên cứu kĩ càng. -> Cả 2 đều ca ngợi vẻ đẹp của Tv.)
Vì nó mang tính khách quan, tạo lòng tin và thuyết phục mọi người cao hơn.
_ Tiếp theo tác giả chứng minh vẻ đẹp của TV ở những phương diện nào? + TV có hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú, TV giàu thanh điệu ( tạo sự trầm bổng).
( TV có 11 nguyên âm, 3 nguyên âm đôi, hệ thống phụ âm phong phú. Có 6 thanh điệu.)
_ Hãy tìm một số vd cụ thể trong thơ ca để chứng minh cho nhận định của tác giả? + Ca dao, chinh phụ ngâm khúc, tiếng chổi tre
_ Theo tác giả, một thứ tiếng hay phải thỏa mãn được yêu cầu gì?
+ Phải thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm và ý nghĩ của con người
_ Để thỏa mãn nhu cầu đó TV có những khả năng nào?
+ Dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt, từ vựng ngày càng nhiều, ngữ pháp uyển chuyển, chính xác hơn.
_ Nêu dẫn chứng về sự xuất hiện nhiều từ ngữ mới?
+ Ma-ket-tinh, internet, đối tác, hội thảo, giao lưu
-> GV khái quát phần TB.
3. Đoạn KB:
_ Đọc lại đoạn KB
_ Đoạn này khẳng định điều gì?
-> GV chốt ý
4. Nghệ thuật:
_ Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
_ Đưa ra nhận định sau đó đưa lí lẽ dẫn chứng để chứng minh là lập luận theo lối gì?
_ Nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong bài?
-> GV chốt ý về nghệ thuật.
II. HĐ 2: Hệ thống kiến thức:
_ Cho HS tổng kết lại nội dung chính cần nắm trong bài?
_ Cho HS liên hệ thực tế về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy TV.
* Giáo dục tư tưởng đạo đức HCM:
Tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ là chiếc nôi nuôi dưỡng bao tâm hồn Việt lớn khôn. Theo Bác Hồ vĩ đại của chúng ta giữ gìn sự trong sáng của TV cũng chính là giữ gìn truyền thống dân tộc. TV thể hiện nét đẹp văn hóa của người VN, một dân tộc sẽ mất gốc nếu như không còn giữ được tiếng nói của mình. Vì vậy là người VN chúng ta hãy làm theo lời Bác giữ gìn và phát huy TV để có thể tự hào tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn cho TV của chúng ta.
III. HĐ 3: Luyện tập:
_ Cho HS đọc BT2 / 37
_ Tìm 5 dẫn chứng về sự giàu đẹp của TV trong các VB đã học ở lớp 6 ,7
_ GV gợi ý, HS tìm
_ GV sửa.
II. Đọc – hiểu văn bản (tt)
1. Nội dung:
b. Đoạn thân bài:
* Chứng minh cái hay và đẹp của tiếng Việt trên các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
_ Tiếng Việt đẹp:
+ Giàu chất nhạc.
+ Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
+ Cú pháp tế nhị, uyển chuyển.
_ Tiếng Việt hay: thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm và đời sống văn hóa của con người.
_ Những phẩm chất bền vững và khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài: ngày càng có nhiều từ ngữ mới, cách nói mới.
c. Đoạn kết bài: Sự phát triển của tiếng Việt chứng tỏ sức sống dồi dào của dân tộc.
2. Nghệ thuật:
_ Sử dụng kết hợp khéo léo và có hiệu quả giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh bằng những lí lẽ, dẫn chứng, lập luận theo kiểu diễn dịch – phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện.
_ Lực chọn, sử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt: cách sử dụng từ ngữ sắc sảo, cách đặt câu có tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận.
3. Ý nghĩa văn bản:
_ Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam.
_ Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi người Việt Nam.
III. Luyện tập:
BT2: Dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của TV: Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, truyện Kiều, ca dao, tục ngữ
IV. Củng cố, hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	_ Nêu cách cứng minh của tác giả cho nhận định TV hay và đẹp?
	_ Nêu nội dung chính của tác phẩm?
	_ Dặn dò: + Học bài, làm BT1
	 + Chuẩn bị: “ Thêm trạ

Tài liệu đính kèm:

  • docxvan 7.docx