Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Tiết 89 đến tiết 92

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Tiết 89 đến tiết 92

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu bước đầu về thể chiếu.

- Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lý Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

 2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

 3. Thái độ: Thấy được sự tự tôn dân tộc và ý chí tự cường của nhân dân ta từ đó thêm yêu đất nước.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

 

doc 9 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1902Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Tiết 89 đến tiết 92", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: 16/02/2013
Tiết: 89 Ngày dạy: 18/02/2013 
CHIẾU DỜI ĐÔ
(Lý Công Uẩn)
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu bước đầu về thể chiếu.
- Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lý Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức	
- Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
 2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
 3. Thái độ: Thấy được sự tự tôn dân tộc và ý chí tự cường của nhân dân ta từ đó thêm yêu đất nước.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ bài Ngắm trăng? Qua bài thơ, em nhận rõ hơn tâm hồn của người tù cộng sản như thế nào? 
3. Bài mới: Dân tộc Việt Nam ta, đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử. Cùng với từng ấy thời gian cũng là từng ấy năm tháng dân tộc ta thể hiện sự tự cường của mình. Điều đó được ghi nhận sâu sắc cũng là nhờ vào những trang văn hào hùng ghi lại. Vậy tinh thần ấy được thể hiện như thế nào ta cùng tìm hiểu cụ thể qua văn bản Chiếu dời đô.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Hãy nêu vài nét về tác giả? HS căn cứ sgk trả lời.
Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của bài thơ?
Nêu thể loại của văn bản? -> Thể chiếu: Lời ban bố mệnh lệnh của vua với thần dân, đó là những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ có liên quan đến vận mệnh của đất nước. 
Chiếu dời đô bên cạnh tính chất mệnh lệnh là tính chất tâm tình, ngôn ngữ trao đổi của người bề trên với kẻ dưới.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
GV yêu cầu: đọc trang trọng nhưng có những câu cần nhấn mạnh, sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình.
Giải thích từ khó 
Nêu bố cục của bài và chỉ ra nội dung từng phần?
- Đoạn 1: Từ đầu không dời đổi: Lý do dời đô.
- Đoạn 2: Tiếp muôn đời: Nguyên nhân chọn Đại La làm kinh đô.
- Đoạn 3: còn lại: Ban lệnh dời đô.
Bài chiếu được biểu đạt theo phương thức nào?
Gọi hs đọc đoạn 1
Mở đầu bài chiếu LCU đã khẳng định điều gì? -> Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại.
Theo sử sách Trung Quốc, Lí Công Uẩn nêu những dẫn chứng các vua nào từng dời đô? Nhằm mục đích gì?
-> Nhà Thương năm lần dời đô , nhà Chu ba lần dời đô. Mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.
Theo tác giả, chính việc dời đô đúng đắn, nhà Thương và nhà Chu đạt được kết quả gì? -> Khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt nào của LCU, cũng như của dân tộc ta thời Lí? -> Noi gương sáng, không chịu thua các triều đại hưng thịnh đi trước. Muốn đưa đất nước ta đến hùng mạnh lâu dài.
Dẫn chứng và cách lập luận của tác giả như thế nào?
Dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ.
Theo Lí Công Uẩn, vì sao kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp nữa? Ông nêu dẫn chứng ntn?
* Gv: Việc hai triều Đinh – Lê phải đóng đô ở Hoa Lư vì thế và lực của họ chưa đủ mạnh để ra nơi trung tâm nên phải dựa vào thế núi
Kết quả của việc không dời đô, theo Lí Công Uẩn, là gì?
Những dẫn chứng và lý lẽ Lí Công Uẩn đưa ra mục đích cuối cùng là gì? -> Khẳng định việc dời đô khỏi Hoa Lư là cần thiết. Điều đó phản ánh khát vọng gì của LCU? 
Gọi hs đọc đoạn 2
Về lịch sử, vị trí địa lý, chính trị, tác giả nêu ra thuận lợi gì? -> Là kinh đô của Cao Vương. Là nơi trung tâm trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông dựa núi...
Đất như thế nào gọi là thắng địa? -> Địa thế rộng mà bằng; cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi...
Dẫn chứng và cách đưa ra lập luận của Lí Công Uẩn cuối cùng khẳng định điều gì?
-> Đại La là nơi xứng đáng định đô của nước Đại Việt. 
Khi tiên đoán được như thế thì tác giả đã bộc lộ khát vọng nào của nhà vua cũng như của dân tộc ta lúc bấy giờ? -> Khát vọng về sự bền vững của quốc gia, về đất nước hùng mạnh.
Xét về lý và tình, lệnh dời đô của tác giả đưa ra như thế nào? -> Dựa vào sự thuận lợi của Đại La để định đô.
Em hiểu gì về tư tưởng và tình cảm của LCU qua lời tuyên bố cuối bài chiếu? -> Cách kết thúc manh tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân. 
Là văn nghị luận, em nhận thấy vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì? -> Sự cần thiết phải dời kinh đô. 
Em hãy chỉ ra những đặc điểm về mặt hình thức của vb?
Qua vb này, em hiểu khát vọng nào của của nhà vua và dân tộc ta được phản ánh? 
Từ bài chiếu dời đô, em hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?
Vài Hs nêu, Gv chốt ý, ghi bảng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs lắng nghe, thực hiện.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: (Sgk/50)
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: (Sgk)
- Xuất xứ: Thơ văn Lí – Trần, tập I.
- Thể loại: Thể chiếu
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc – tìm hiểu nghĩa từ khó 
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần 
2.2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
2.3. Phân tích 
a. Lý do dời đô
- Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại. 
* Lịch sử Trung Quốc:
- Nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu ba lần dời đô 
-> Mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.
-> Kết quả: Vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
-> Dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ.
* Tình hình nước ta:
- Hai nhà Đinh, Lê theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời.
-> Kết quả: Triều đại không lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn... : Trẫm rất đau xótdời đổi. 
-> Lý lẽ và cảm xúc kết hợp làm tăng sức thuyết phục. 
=> Khẳng định việc dời đô khỏi Hoa Lư là cần thiết.
=> Thuận mệnh trời, hợp ý dân.
=> Khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đất nước đến hùng cường
b. Nguyên nhân chọn Đại La làm kinh đô 
- Lịch sử: Kinh đô cũ của CaoVương.
- Vị trí địa lý: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, mở ra bốn hướng nam bắc đông tây, nhìn sông dựa núi, rộng mà bằng, cao mà thoáng Chốn hội tụ của bốn phương đất nước.
- Văn hoá, kinh tế, chính trị: là đầu mối giao lưu, chốn tụ hội của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh muôn vật tốt tươi.
- Kết luận: Kinh đô bậc nhất của đế vương.
-> Câu văn viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau, cân xứng nhịp nhàng.
=> LCU là nhà vua có cặp mắt tinh đời, hơn đời, toàn diện và sâu sắc.
-> Đại La là nơi xứng đáng định đô của nước Đại Việt.
c. Ban lệnh dời đô
- Dựa vào sự thuận lợi của Đại La để định đô.
-> Mệnh lệnh ngắn gọn, thấu tình, đạt lý.
=>Tác giả là người yêu nước nồng nàn, ý chí cao cả, tầm nhìn sáng suốt, tin tưởng vào tương lai.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật
b. Nội dung
=> Ghi nhớ: (Sgk/51)
* Ý nghĩa văn bản: Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn.
III. Hướng dẫn tự học 
- Tập đọc Chiếu dời đô theo yêu cầu thể loại.
- Sưu tầm tài liệu về Lý Thái Tổ và lịch sử Hà Nội.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Câu cảm thán.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 23 Ngày soạn: 16/02/2013
Tiết: 90 Ngày dạy: 18/02/2013 
CÂU CẢM THÁN
A. Mức độ cần đạt
- Nắm vững đặc điểm hình thức chức năng của câu cảm thán.
- Biết dùng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
- Chức năng của câu cảm thán.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3. Thái độ: Thấy được sự phong phú đa dạng và thêm yêu tiếng Việt .
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của Hs.
 3. Bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi đứng trước một cảnh đẹp, một niềm vui hay cả là những nỗi đau, con người người không thể không có những xúc cảm. Vậy bộc lộ xúc cảm ấy bằng cách nào? Ắt hẳn là phải nhờ đến phương tiện ngôn ngữ câu từ. Bài học hôm nay sẽ giúp ta có được năng lực ấy thông qua tìm hiểu về câu cảm thán.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về đặc điểm hình thức chức năng câu cảm thán 
Gv yêu cầu học sinh đọc hai phần trích.
Xác định câu cảm thán ở mỗi phần trích? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
Tác dụng của câu cảm thán trong nói và viết?
Thử đặt tiếp hai câu cảm thán?
Khi viết đơn, biên bản hay trình bày cách giải một bài toán có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao? -> không nên vì không phù hợp với việc dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc.
Từ ví dụ vừa phân tích cho biết thế nào là câu cảm thán? Dấu câu kết thúc ntn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gv nêu yêu cầu, gợi ý để học sinh giải các bài tập. GV theo dõi để nhận xét, sửa sai. (nếu có)
Bài 2: Học sinh làm miệng, gv chú ý nghe để giúp các em phân biệt: cũng là bộc lộ cảm xúc nhưng không phải câu cảm thán.
HS đặt câu theo yêu cầu.
Bài 3: Đặt câu theo mẫu:
a. Cha ơi, tình yêu cha dành cho con thiêng liêng biết bao!
b. Đẹp thay cảnh mặt trời buổi sáng!
Bài 4: Câu nào trong bốn câu sau không phải là câu cảm thán?
- Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố)
- Thảm hại thay cho nó. (Nam Cao)
- Lúc bấy giờ ta cùng .biết chừng nào? (Trần Quốc Tuấn)
- Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu ! (Tố Hữu)
Bài 5: Nhắc lại đặc điểm...
HS thực hiện.
Hoạt động 3 :Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
I. Tìm hiểu chung về đặc điểm hình thức và chức năng
1. Phân tích ví dụ
a. Hỡi ơi lão Hạc!
b. Than ôi!
- Kết thúc bằng dấu chấm than.
- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. (người viết)
2. Ghi nhớ: (SGK/44)
II. Luyện tập
Bài 1: Xác định câu cảm thán:
a. Than ôi ! Lo thay! Nguy thay !
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ! 
c. Chao ôi , của mình thôi.
Bài 2: Cảm xúc được thể hiện: 
a. Lời than của người nông dân trước chế độ phong kiến.
b. Lời than của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước thực tế cách mạng.
d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết oan của Dế Choắt.
->Không phải là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một vài văn bản đã học.
- Làm lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Câu trần thuật.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 23 Ngày soạn: 18/02/2013
Tiết: 91 Ngày dạy: 20/02/2013 
CÂU TRẦN THUẬT
A. Mức độ cần đạt
- Nắm vững đặc điểm hình thức chức năng của câu trần thuật.
- Biết dùng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
- Chức năng của câu trần thuật.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với h bbbbbbbbboàn cảnh giao tiếp.
 3. Thái độ: Thấy được sự phong phú đa dạng và thêm yêu tiếng Việt .
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
 2. Bài cũ: Nêu đặc điểm hình thức, chức năng của câu cảm thán? Cho ví dụ minh họa.
 3. Bài mới: Trong cuộc sống muốn thông tin cho nhau, muốn miêu tả một đối tượng... ta cần phải làm gì? Những lúc như vậy, ta có thể sử dụng câu trần thuật làm phương tiện để bộc lộ. Vậy, chức năng và đặc điểm nhận diện về hình thức của câu trần thuật như thế nào ta sẽ đi vào bài học hôm nay. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. 
Hs đọc ví dụ/Sgk.
Những câu nào không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán?
Cho biết những câu ấy dùng để làm gì?
-> Ở (a) dùng để trình bày suy nghĩ và yêu cầu. Ở (b) dùng để kể và thông báo. Trong (c) dùng để miêu tả. Trong (d) dùng để nhận định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Nhận xét về dấu kết thúc các câu trần thuật?
Thảo luận: Theo em, trong các kiểu câu đã học và kiểu câu vừa xác định, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
Từ các ví dụ vừa phân tích, nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
Hs nêu, gv chốt ý đến ghi nhớ. HS đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: HS lên bảng thực hiện
Bài 2: Hs thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trình bày.
Bài 3: Xác định các kiểu câu và chức năng:
a. Câu cầu khiến ; b. Câu nghi vấn 
c. Câu trần thuật 
Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến (có chức năng giống nhau )
Câu b, c thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàng hơn câu a.
Bài 4: Tất cả các câu trong phần này đều là câu trần thuật, trong đó câu a và câu được dẫn lại ở câu b dùng để cầu khiến.
Bài 5: Hs lên bảng thực hiện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
I. Tìm hiểu chung đặc điểm hình thức và chức năng câu trần thuật
1. Phân tích ví dụ
- Câu Ôi Tào Khê: câu cảm thán.
- Các câu còn lại dùng để:
 a. Trình bày suy nghĩ và yêu cầu
 b. Kể và thông báo
 c. Miêu tả
 d. Nhận định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
=> Gọi là câu trần thuật.
2. Ghi nhớ: (Sgk/46)
II. Luyện tập
Bài 1: Xác định các kiểu câu: 
a. Cả 3 câu đều là câu trần thuật: câu 1 dùng để kể, câu 2, 3 dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 
b. Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán (được đánh dấu bằng từ quá) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu 3, 4 là câu trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 
Bài 2: Câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của HCM là câu nghi vấn trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó. 
Bài 3: 
a. Câu cầu khiến
b. Câu nghi vấn 
c. Câu trần thuật 
- Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến (có chức năng giống nhau )
- Câu b, c thể hiện ý cầu klhiến nhẹ nhàng hơn câu a.
III. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Chương trình địa phương.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 23 Ngày soạn: 18/02/2013
Tiết: 92 Ngày dạy: 20/02/2013 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tập làm văn)
A. Mức độ cần đạt
Bước đầu biết vận dụng kiến thức của văn thuyết minh để giới thiệu một di tích, thắng cảnh của quê hương.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Những hiểu biết về một di tích, thắng cảnh của quê hương.
- Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về một di tích, thắng cảnh của quê hương.
 2. Kỹ năng
- Quan sát tìm hiểu, nghiên cứu... về đối tượng một di tích, thắng cảnh của quê hương.
- Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, sự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyế minh có độ dài 300 chữ.
 3. Thái độ: Thấy được sự phong phú đa dạng của di tích, thắng cảnh của quê hương và thêm yêu quê hương, dất nước. 
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
 2. Bài cũ: Nêu các yêu cầu cơ bản của một tiết luyện nói  và các bước làm một bài văn thuyết minh?
 3. Bài mới: Lâm Đồng là một trong những tỉnh được thiên nhiên ưu đãi nhiều về khí hậu và phong cảnh đẹp. Người dân Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng luôn tự hào về điều đó. Vậy, với tư cách là công dân của tỉnh lâm Đồng ta phải làm gì để thể hiện niềm tự hào của mình, ta phải làm sao để giới thiệu được với các bạn bè xa gần về Đà Lạt? Tiết học này sẽ giúp ta điều đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề
 * Gợi ý: 
- Đến tham quan trực tiếp. Quan sát kĩ vị trí, phạm vi, khuôn viên, từ bao quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong. 
- Tìm hiểu bằng cách hỏi han, trò chuyện với những người trông coi 
- Tìm đọc sách, tranh, ảnh 
Hoạt động 2: Hướng dẫn trình bày trước lớp
- Soạn đề cương – dàn ý chi tiết bài thuyết minh
- Một số Hs giới thiệu bài thuyết minh của mình như một hường dẫn viên du lịch. 
- GV cùng các bạn lắng nghe, nhận xét và bổ sung. 
* Tổng kết buổi trình bày 
Sau khi hoàn thành vb, em đã nhận thức thêm, củng cố được những gì về thực tế quê hương, về lí thuyết làm bài văn thuyết minh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
Đề bài: Giới thiệu một di tích, thắng cảnh địa phương. 
Tư liệu tham khảo 
ĐÀ LẠT - THÀNH PHỐ TRÊN CAO NGUYÊN.
 Đà Lạt - trung tâm du lịch và nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Lâm Đồng, có tiếng vang cả thế giới, còn được mệnh danh là tiểu Pari (petit Paire).
 Đà Lạt có diện tích 470 km2 nằm trong một vùng đồi núi nhấp nhô, ở độ cao từ 1400 m à1700 m, khu trung tâm Hoà Bình- Hồ Xuân Hương có những con đường đi về các hướng: phía Bắc là Suối Vàng (Đankia) thuộc huyện Lạc Dương. Phía Nam là quốc lộ 20 xuống thành phố HCM qua huyện Đức Trọng, phía Tây là thác Cam Ly vào khu rừng già Tà Nung Buôn Bị, một vùng rừng núi đã từng là căn cứ của cách mạng trong kháng chiến, cũng là một khu rừng phục vụ cho du khách thích săn bắt thú rừng. Phía Đông là Đơn Dương có đường về Phan Rang (Ninh Thuận).
 Do nằm ở độ cao trên 1500m so với mặt biển, khí hậu của Đà Lạt lý tưởng, quanh năm mát mẻ. Đến Đà Lạt du khách cảm thấy khoan khoái lâng lâng của khí trời êm dịu, màu xanh của rừng thông man mác. Để tô vẽ cho một thành phố nghỉ dưỡng, người Pháp đã chọn cho vùng đất này một câu cách ngôn có nghĩa: Cho người này niềm vui, cho người kia sức khoẻ.
 Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh - những hồ nằm ngay trong thành phố thiên nhiên, tên thơ mộng gắn liền với một hoài vọng lịch sử. Quanh quất không xa thành phố thiên nhiên có thác Cam Ly, thác Đan-ta-la, thác Liên Khương và xa hơn nữa có thác Pông-gua, thác Gu-ga.
 Những ngày nghỉ học, nam nữ học sinh Đà Lạt thường đến dừng chân bên suối Vàng, nơi còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ đầy hấp dẫn: hoa lay-ơn nở xen hoa, cỏ dại bên những gốc thông trên đồi, cạnh hồ chứa nước thiên nhiên.
 Đà Lạt - một vùng sơn nguyên, non nước hữu tình đã làm bao du khách lưu luyến với khí hậu độc đáo, kiến trúc độc đáo, phong cảnh độc đáo, ba vẻ đẹp độc đáo tạo nên vẻ đẹp nổi tiếng của Đà Lạt.
(Cho học sinh tham khảo một số bài mà giáo viên và học sinh cùng sưu tầm về Đà Lạt: Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương, .)
III. Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục tìm hiểu và thuyết minh về các đối tượng.
- Chuẩn bị bài tiết sau: văn bản Hịch tướng sĩ.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docNV8 TUAN 23.doc