Giáo án Sinh học 10 - Tiết 24, Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Nguyễn Thị Thùy Dung

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 24, Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Nguyễn Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Sau khi học xong bài này, học sinh phải:

 1. Kiến thức

 a. Cơ bản

- Trình bày được khái niệm vi sinh vật và đặc điểm chung của VSV.

- Liệt kê được các loại môi trường cơ bản và phân biệt được các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.

- Trình bày được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật dựa theo nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật sử dụng.

- So sánh được các kiểu lên men và hô hấp ở vi sinh vật.

- Vận dụng được để giải thích và xử lý một số hiện tượng trong đời sống và sản xuất.

 b. Trọng tâm

- So sánh được các kiểu lên men và hô hấp ở vi sinh vật:

 Trọng tâm: Nguồn C, Chất nhận điện tử cuối cùng.

 2. Kỹ năng

- Rèn luyện được kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.

- Rèn luyện được tư duy hệ thống, phương pháp tự học, phương pháp làm việc nhóm.

3. Thái độ

- Yêu khoa học yêu cuộc sống.

-Tích cực tham gia hoạt động, tự tin, tự lập, có trách nhiệm.

 

docx 7 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 8715Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 24, Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Nguyễn Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn:	Dương Thị Mến
Sinh viên thực tập: 	Nguyễn Thị Thuỳ Dung
Chuyên ngành:	Sư phạm Sinh	Khoá:39
Ngày soạn:	...../...../2017
Ngày giảng:	...../...../2017
PHẦN BA: SINH HỌC VI SINH VẬT 
CHƯƠNG I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở 
VI SINH VẬT
Tiết 24 - Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT 
VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
MỤC TIÊU BÀI DẠY
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
	1. Kiến thức
	a. Cơ bản
- Trình bày được khái niệm vi sinh vật và đặc điểm chung của VSV.
- Liệt kê được các loại môi trường cơ bản và phân biệt được các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
- Trình bày được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật dựa theo nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật sử dụng.
- So sánh được các kiểu lên men và hô hấp ở vi sinh vật.
- Vận dụng được để giải thích và xử lý một số hiện tượng trong đời sống và sản xuất.
	b. Trọng tâm
- So sánh được các kiểu lên men và hô hấp ở vi sinh vật:
	Trọng tâm: Nguồn C, Chất nhận điện tử cuối cùng.
	2. Kỹ năng
- Rèn luyện được kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.
- Rèn luyện được tư duy hệ thống, phương pháp tự học, phương pháp làm việc nhóm.
3. Thái độ
- Yêu khoa học yêu cuộc sống.
-Tích cực tham gia hoạt động, tự tin, tự lập, có trách nhiệm.
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường sống để tránh lây lan bệnh tật thông qua kiến thức về môi trường sống của VSV, biết tác động tích cực và tác động tiêu cực của VSV đối với đời sống con người.
4. Năng lực
- Năng lực quản lí
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Phương pháp: 	 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp.
Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Kĩ thuật: 	 Công não
II. Chuẩn bị dạy và học
1. Giáo viên
- Giáo án.
- Hình ảnh một số loại vi sinh vật vật mẫu.
-Máy chiếu
-- Phiếu học tập: “PHÂN BIỆT HÔ HẤP HIẾU KHÍ VÀ HÔ HẤP KỊ KHÍ”
 Quá trình
Nội dung
Hô hấp hiếu khí
Hô hấp kị khí
Lên men
Khái niệm
Điều kiện
Chất nhận điện tử 
cuối cùng
Sản phẩm
Ví dụ
2. Học sinh
- Xem trước bài mới.
- Giấy nháp.
III. Tiến trình dạy và học
Ổn định tổ chức lớp
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Cho một số học sinh ngửi, nếm thử nước đường để trong 3 ngày. 
?Mùi vị của nước đường như thế nào? 
Vậy theo em nguyên nhân của vị đó là gì?
Học sinh thảo luận
Học sinh trả lời.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung
Năng lực cần đạt
Tiểu hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm vi sinh vật
1- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv:Hoạt động trong vòng 2 phút.
Mỗi bàn thành một nhóm trả lời: Kể tên một số loại vi sinh vật mà em biết.
Kích thước của chúng như thế nào?
? Cơ thể đơn bào hay đa bào.
Từ đó rút ra khái niệm vi sinh vật
Đưa ra một số hình ảnh vi sinh vật trong cuộc sống.
GV: Đưa ra ví dụ về tốc độ sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.
Một trực khuẩn đại tràng (E.coli ) sau 20 phút lại phân chia một lần. 
 => 24h phân chia 72 lần 
=> tạo 4.722.366,5.1017 tế bào tương đương 4.722 tấn. 
àVi sinh vật có tốc tốc độ hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng rất nhanh.Vậy nguyên nhân gì giúp chúng trao đổi chất và sinh sản nhanh như vậy?
? Theo em vi sinh vật nằm ở trong giới nào. 
Hs: Trả lời
2- Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS nghiên cứu, trả lời các câu hỏi 
3- Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu.
Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
4- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
GV nhận xét và chốt kiến thức.
I. Khái niệm Vi Sinh Vật
 1. Khái niệm
Vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ, nhân thưc hoặc tập đoàn đơn bào chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
Đặc điểm
-Kích thước hiển vi.
-Hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh,
-Phân bố rộng.
- Giới khởi sinh: vi khuẩn
- Giới nguyên sinh: động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm nhầy.
- Giới nấm: vi nấm (nấm men, nấm mốc)
Tiểu hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường và các kiểu dinh dưỡng.
1- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
 -Môi trường sống là gì?
Cho 3 kiểu môi trường:
Cơm nguội
Nước dưa muối
Nước đường 10%
Hãy xác định các kiểu môi trường tương ứng: Tự nhiên, tổng hợp bán tổng hợp.
- Căn cứ vào nguồn gốc môi trường và chất dinh dưỡng, môi trường được chia làm mấy loại?
Là những loại nào?
Hs: Trả lời
-Căn cứ vào chất dinh dưỡng môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia làm mấy loại? Là gì?
Hs: Thảo luận, trả lời
- VSV sử dụng những nguồn năng lượng, nguồn C nào?
GV: Vậy dựa vào 2 tiêu chí nguồn năng lượng và nguồn C thì VSV có 4 kiểu dinh dưỡng.
Quan sát bảng Các kiểu dinh dưỡng SGK – 89 hãy phân biệt 4 kiểu dinh dưỡng.
Gv: Nêu định nghĩa Quang tự dưỡng là kiểu dinh dưỡng mà VSV sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn C là CO2.
- Yêu cầu HS định nghĩa các kiểu dinh dưỡng còn lại. 
2- Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
3- Báo cáo kết quả và thảo luận: 
Đại diện 1 bạn lên trình bày.
Các bạn khác nhận xét, góp ý.
4- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
GV nhận xét và chốt kiến thức
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
1.Các kiểu môi trường sống cơ bản của vi sinh vật
Căn cứ vào nguồn gốc và các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy được chia thành 3 loại:
+ Môi trường tự nhiên gồm các chất tự nhiên
+ Môi trường tổng hợp gồm các chất hóa học đã biết rõ số lượng và thành phần.
+ Môi trường bán tổng hợp gồm các chất hóa học và các chất tự nhiên
2.Các kiểu dinh dưỡng
- Khái niệm kiểu dinh dưỡng 
-Kiểu dinh dưỡng là cách thức VSV sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon từ môi trường để cung cấp dinh dưỡng cho hoạt động sống.
- Cơ sở phân loại:
Dựa vào nhu cầu của VSV về nguồn năng lượng và nguồn cacbon
- Các kiểu dinh dưỡng
 Bảng các kiểu dinh dưỡng của VSV
SGK – 89
Năng lực quản lí 
Năng lực giao tiếp
 Năng lực hợp tác
 Năng lực sử dụng ngôn ngữ Năng lực tự học Năng lực giải quyết vấn đề
Tiểu hoạt động 3: Tìm hiểu về hô hấp và lên men
1-Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Chia nhóm thành 4 tổ. Tổ trưởng điều hành tổng hợp ý kiến của các bạn. Cử 1 bạn làm thư ký ghi lại.Hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 4 phút.
2- Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
3- Báo cáo kết quả và thảo luận: 
Gọi đại diện trả lời.
 Các nhóm khác nhận xét.
4- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
GV nhận xét và chốt kiến thức
Hô hấp và lên men
Bảng so sánh hô hấp hiếu khí hô hấp kị khi và lên men.
Năng lực quản lí 
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng ngôn ngữ Năng lực tự học Năng lực giải quyết vấn đề
Bảng so sánh hô hấp hiếu khí hô hấp kị khi và lên men.
 Quá trình
Nội dung
Hô hấp 
hiếu khí
Hô hấp kị khí
Lên men
Điều kiện
 Có O2
Không có O2
Không có O2
Nơi diễn ra
Màng trong 
Ti thể(VSV 
Nhân chuẩn)
Màng sinh 
chất ( SV 
nhân sơ)
Tế bào chất
Tế bào chất
Chất nhận điện tử
cuối cùng
Oxi phân tử
Phân tử vô cơ
Phân tử hữu 
cơ
Sản phẩm
CO2, H2O
38 ATP
CO2, H2O,ATP,
Sản phẩm 
trung gian
CO2, H2O,ATP,
Sản phẩm 
trung gian
(axit, rượu)
Ví dụ
Nấm, xạ khuẩn
Vi khuẩn phản 
Nitrat hoá
Vi khuẩn
lactic
3.HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Cho HS làm câu 3 SGK trang 91
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Giải thích câu: 	Chồng thối vợ thiu
	Lại pha nước Đông Triều
	Chồng thối lại khỏi vợ hôi lại lành
Đây là quá trình sản xuất gì?
Chồng vợ và nước Đông Triều là gì?
Phân tích quy trình sản xuất	
5. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
Về nhà làm sữa chua và dưa muối
Rút kinh nghiệm 
	Xác nhận của giáo viên hướng dẫn	

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_22_Dinh_duong_chuyen_hoa_vat_chat_va_nang_luong_o_vi_sinh_vat.docx