Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào (4 tiết) - Năm học 2022-2023

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào (4 tiết) - Năm học 2022-2023

Nêu được khái niệm phân tử sinh học.

Kể được tên một số phân tử sinh học trong tế bào

Trình bày được đặc điểm chung của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học

Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho tế bào.

- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thuống, truy tìm tội phạm.)

 

docx 31 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào (4 tiết) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO (4 TIẾT)
I.MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực
Yêu cầu cần đạt
Mã hóa
1.Về năng lực
a.Năng lực sinh học
Nhận thức sinh học 
Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
(1)
Kể được tên một số phân tử sinh học trong tế bào
(2)
Trình bày được đặc điểm chung của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
(3)
Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
(4)
Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học
(5)
Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho tế bào.
(6)
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học 
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thuống, truy tìm tội phạm....)
(7)
b.Năng lực chung
Tự chủ và tự học
Chủ động, tích cực thực hiện các công việc của bản thân trong quá trình học tập về các phân tử sinh học trong tế bào
(8)
Ghi chép thông tin về phân tử lipid, protein và nucleic acid theo hình thức sơ đồ tư duy, phiếu học tập cho phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
(9)
Giao tiếp và hợp tác
Chủ động phát biểu các vấn đề liên quan đến phân tử sinh học; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi tham gia các trò chơi về phân tử sinh học.
(10)
Lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp khi được giao nhiệm vụ tìm hiểu các phân tử sinh học trong tế bào
(11)
Giải quyết vấn đề và sáng tạo 
Nêu được nhiều ý tưởng mới, kết nối các ý tưởng khi vẽ sơ đồ tư duy vềlipid, nucleic acid vàlàm mô hình cấu trúc protein; khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân tử sinh học.
(12)
2.Về phẩm chất
Chăm chỉ
Đánh giá được điểmmạnh, điểm yếu của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập về các phân tử sinh học.
(13)
Tích cực tìm tòi và sáng tạo khi vẽ sơ đồ tư duy về lipid, protein, nucleic acid cũng như khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân tử sinh học.
(14)
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 
	-Dạy học trực quan. 
	-Dạy học theo nhóm
- Phương pháp hỏi – đáp nêu và giải quyết vấn đề
	-Dạy học hợp tác. 
	-Kĩ thuật khăn trải bàn, mảnh ghép, sơ đồ tư duy, động não; Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Mở đầu
Tranh ảnh minh họa vềmột số loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể như: thịt bò, thịt trâu, cá, trứng, sữa, dầu ăn, mỡ lợn, gạo, lạc, đỗ, mía, mật ong, ..., rau xanh, củ, quả,...
- Loại thực phẩm thuộc các nhóm chất carbohydrate, lipid, protein được phân công mang đi
Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới
- Máy tính, máy chiếu
- Tranh minh họa về cấu trúc hóa học của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid
- Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4 ,5
- Hệ thống câu hỏi
- Giấy A0
- Bút dạ
- Sách giáo khoa
Hoạt động 3: Luyện tập
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Sơ đồ tư duy
Hoạt động 4: Vận dụng
- Hệ thống câu hỏi tự luận (vận dụng)
- Video
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
BẢNG TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học (thời gian) 
Mục tiêu 
(mã hóa) 
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo 
Phương án đánh giá 
Hoạt động 1: Khởi động 
(7 phút)
(6)
(9)
Hs quan sát tranh minh họa/ mẫu vật thật về một số loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể như thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ .
- PPDH: giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật động não
Nhận xét
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1.1: Tìm hiểu khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào (8 phút)
(1)
(2)
(9)
- Khái niệm phân tử sinh học
- Tên các phân tử sinh học: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid
Dạy học theo nhóm 
Câu trả lời của Hs
Hoạt động 2.1.2:Tìm hiểu về carbohydrate
(25 phút)
(3)
(4)
(5)
(6)
(9)
(10)
(11)
- Giới thiệu chung về carbohydrate.
- Phân biệt các loại carbohydrate, vai trò của carbohydrate trong tế bào và nguồn thực phẩm cung cấp.
-Dạy học theo nhóm
-Kĩ thuật khăn trải bàn
Phiếu học tập số 1
Hoạt động 2.1.3:Tìm hiểu lipid
(30 phút)
(3)
(4)
(5)
(6)
(9)
(10)
(11)
- Giới thiệu chung về lipid
- Phân biệt được lipid đơn giản với lipid phức tạp.
- Nêu được vai trò của lipid trong tế bào.
-Dạy học theo nhóm
-Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy
Hoạt động 2.1.4. Tìm hiểu về protein
(40 phút)
(3)
(4)
(5)
(6)
(9)
(10)
(11)
- Giới thiệu chung vềprotein
- Phân biệt các bậc cấu trúc của protein.
- Trình bày được vai trò củaprotein trong tế bào.
- Dạy học theo nhóm
Phiếu học tập số 2
Hoạt động 2.1.5. Tìm hiểu về nucleic acid, (DNA, RNA)
(30 phút)
(3)
(4)
(5)
(6)
(9)
(10)
(11)
- Giới thiệu chung về nucleic acid
- Phân biệt được 2 loại nucleic acid (DNA, RNA) về mặt cấu tạo và chức năng trong cơ thể sống
-Dạy học theo nhóm
-Dạy học dự án 
Phiếu học tập số 3
Hoạt động 2.1.6. Tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học (15 phút)
(5)
(8)
(9)
(10)
(11)
(13)
Mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học: cấu tạo phù hợp với chức năng
Dạy học theo nhóm
Phiếu học tập số 4
Hoạt động 3. 
Luyện tập 
(15 phút)
(3)
(4)
(12)
(13)
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm về thành phần cấu tạo và vai trò của các phân tử: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
Kĩ thuật động não
- Đáp án câu trả lời trắc nghiệm
-Sơ đồ tư duy
Hoạt động 4. 
Vận dụng 
(10 phút)
(7)
(12)
(14)
- Hệ thống câu hỏi vận dụng kiến thức về thành phần hóa học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn
Giao bài tập 
Vở bài tập, hình ảnh. 
B.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.Hoạt động 1. Mở đầu (7 phút)
a.Mục tiêu:(2)
Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới qua việc phân loại các thực phẩm vào các nhóm chất hữu cơ khác nhau.
b.Nội dung: 
	HS quan sátmẫu vật thật hoặc tranh minh họa về một số loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể như: thịt bò, thịt trâu, cá, trứng, sữa, dầu ăn, mỡ lợn, gạo, lạc, đỗ, mía, mật ong, ..., rau xanh, củ, quả,... Để trả lời câu hỏi, từ đó nêu ra được vấn đề cần giải quyết/ nhiệm vụ của chủ đề.
c.Sản phẩm học tập: 
	Từ khóa:Protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid (DNA, RNA)
d.Tổ chức thực hiện: 
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho Hs chơi trò chơi: “Tôi cần”
- Luật chơi: HS chơi cá nhân, khi GV nói tôi cần thực phẩm thuộc nhóm chất Protein hoặc Lipid hoặc Carbohydrate ... HS sẽ lần lượt lựa chọn một mẫu vật thật/ đọc tên tranh ảnh chứa loại thực phẩm mà GV cần. Hs đọc sau sẽ không được đọc lại tên của loại thực phẩm mà Hs trước đã đọc. Hs trả lời sai sẽ phải đọc tên một loại thực phẩm khác mà mình biết để thay thế.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
	GV đưa ra nhóm thực phẩmProtein hoặc lipid hoặc carbohydrate.
Hs lựa chọn mẫu vật hoặc đọc tranh ảnh loại thực phẩm tương ứng với nhóm chất mà GV nêu ra.
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
	Hs gọi tên các thực phẩm vào các nhóm chất khi được Gv yêu cầu, lần lượt cho hết các thực phẩm/ tranh minh họa thực phẩm vào 3 nhóm chất.
GV gọi 1 à 2 em học sinh đọc tên các thực phẩm của từng nhóm
GV đặt câu hỏi, HS thảo luận cặp đôi để trả lời
(?) Các loại thực phẩm này có thể cung cấp cho cơ thể người những chất hữu cơ (dinh dưỡng) nào mà em biết?
(?) Tại sao trâu bò đều ăn cỏ nhưng thịt trâu, thịt bò lại có vị khác nhau?
(?) Tại sao dùng phương pháp xét nghiệm DNA để xác định quan hệ huyết thống?
HS trả lời: thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: đường, đạm, chất béo, vitamin, chất xơ ... 
*Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tổng hợp ý kiến và kết luận: Các phân tử sinh học trong tế bào bao gồm: Protein, lipid, carbohydrate và nucleic acid. Mỗi phân tử sinh học có đặc điểm cấu tạo và vai trò khác nhau với cơ thể.
GV định hướng để Hs xác định nhiệm vụ học tập của bài:
	- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
	- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của carbohydrate, lipid, protein và nuclic acid
	- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp carbohydrate, lipid, protein
2.Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới ( 140 phút)
	Hoạt động 2.1.1.Tìm hiểu khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào (8 phút)
a. Mục tiêu: (1), (2), (9)
b.Nội dung: 
Hs quan sát tranh minh họa về cấu trúc các phân tử: carbohydrate, lipid, proteinvà nucleic acid, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi về: khái niệm phân tử sinh học và kể được tên các loại phân tử sinh học chủ yếu trong cơ thể sống.
c.Sản phầm học tập: 
Câu trả lời của Hs
d.Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập: 
- GV cho Hs làm việc cặp đôi, quan sát tranh về cấu trúc các phân tử sinh học trong tế bào (carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid) để trả lời câu hỏi:
Thế nào là phân tử sinh học?
Kể tên các loại phân tử sinh học mà em biết?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Hs quan sát tranh, thảo luận cặp đôi, suy nghĩ và thống nhất phương án trả lời câu hỏi của GV.
- GV quan sát các nhóm thảo luận, gợi ý, hướng dẫn Hs thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho Hs báo cáo kết quả làm việc theo cặp đôi và thảo luận.
- Gv chọn ngẫu nhiên cá nhân HS của các nhóm khác nhau trả lời câu hỏi và các HS của các nhóm còn lại nhận xét.
- HS các nhóm khác nhau trả lời câu hỏi và Hs của các nhóm còn lại nhận xét, phản biện (nếu có).
- Gv đặt thêm câu hỏi thảo luận: Các phân tử sinh học giống và khác nhau như thế nào? (Câu hỏi để Hs động não xuyên suốt bài học)
* Kết luận, nhận định
Gv nhận xét câu trả lời, hoạt động của các nhóm rồi kết luận.
Kết luận I: 
- Phân tử sinh học là các phân tử hữu cơ do vi sinh vật sống tạo thành. Chúng là thành phần cấu tạo và thực hiện nhiều chức năng trong tế bào.
- Một số phân tử sinh học trong tế bào như: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
Hoạt động 2.1.2. Tìm hiểu về đặc điểm chung của carbohydrate, các loại carbohydrate và vai trò của chúng (25 phút)
a.Mục tiêu: (3), (4), (5), (6), (9), (10), (11).
b.Nội dung: 	
- Hs các nhóm nghiên cứu thông tin mục II trang 24, 25, 26 sgk về đặc điểm chung của carbohydrate, các loại đường đơn, đường đôi, đường đa và vai trò của carbohydrate. HS thảo luận nhómđể hoàn thành nội dung PHT số 1.
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu về saccharose
Họ và tên các thành viên trong nhóm: ...................................
1. Carbohydrate được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào?
................................................................................................................................................
2. Gọi tên các phân tử đường bằng cách điền vào ô trống, chỉ ra sự khác biệt giữa phân tử đường đơn và đường đôi.
..................................... ... V nhận xét câu trả lời, đưa ra đáp án chính xác nhất. 
Hoạt động 4: Vận dụng – mở rộng (10 phút)
a.Mục tiêu: (7), (8), (10), (12), (13)
b.Nội dung: 
	Hoạt động cá nhân ở nhà: trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5/ 32 SGK và hệ thống câu hỏi dưới đây vào vở bài tập. 
Câu 1: Sau khi giã cua và lọc bỏ bã, ta đặt nồi nước cua lên bếp đun. Khi nhiệt độ nuồi nước tăng cao và gần sôi ta thấy có một lớp váng màu vàng nổi lên bề mặt nồi canh – gọi là gạch của. 
Em hãy cho biết: 
a. Gạch cua có bản chất là gì?
A. Xenlulozơ B. protein C. Cacbohidrat D. Axit nucleic 
b. Tại sao khi đun gần sôi ta lại thấy gạch cua nổi lên?
Câu 2: Giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm
(Xem video https://zingnews.vn/video-xet-nghiem-DNA-chi-de-xac-dinh-huyet-thong-toi-pham-post1013497.html).
Câu 3: Trong khẩu phần ăn cho người béo phì, chúng ta có nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid không? Tại sao.
Câu 4: Gv nêu tình huống học tập: Loài nhện Darwin's Bark (tên khoa học là Caerostris darwin), sinh trưởng tự nhiên ở Madagascar, sản sinh ra tơ dai chắc hơn tơ của bất kỳ loài nhện nào khác. Tơ nhện của Darwin's Bark thậm chí còn dai chắc hơn gấp 10 lần sợi Kevlar - loại vật liệu đang được con người sử dụng để làm áo chống đạn.
a. Tơ nhện có bản chất là gì?
A. Xenlulozơ B. protein C. Cacbohidrat D. Axit nucleic 
b.Loại chất cấu tạo nên tơ nhện có đặc điểm cấu trúc nào nổi bật mà làm cho tơ nhện có độ dai chắc như vậy?
Câu 5: Hãy giải thích
a. Tại sao khi luộc trứng gà thì trứng gà đặc lại?
b. Tại sao khi vắt chanh vào cốc nước đậu thì có kết tủa?
Câu 6: Tại sao uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều bánh kẹo ngọt không tốt cho sức khỏe con người? 
Câu 7: Trong khẩu phần ăn, những loại lipit nào không tốt cho sức khỏe con người? Giải thích?
Câu 8:Hãy giải thích
a. Tại sao không nên ăn nhiều protein? 
b. Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
c.Sản phẩm học tập: 
Đáp án các câu hỏi
Câu 1: 
Ý a: Gạch cua có bản chất là protein
Ý b: Vì ở nhiệt độ cao các phân tử protein chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước bộc lộ ra ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này lập tức liên kết với phần ki nước của phân tử khác làm cho các phân tử kết dính với nhau gây ra hiện tượng vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước mà ta vẫn quen gọi là gạch cua.
Câu 2: Vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm.
- Cùng huyết thống thì có sự giống nhau tương đối về DNA
- Trong truy tìm tội phạm: mỗi người có 1 loại DNA đặc trưng do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nucleotide quy định.
Câu 3: Trong khẩu phần ăn cho người béo phì, chúng ta Không nên cắt giảm hoàn toàn lipid trong khẩu phần ăn cho người béo phì mà chỉ cần có chế độ ăn phù hợp (hạn chế ăn nhiều chất béo) vì lipid có vai trò cung cấp năng lượng cũng như tham gia vào nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể. Vì vậy, nếu cắt giảm hoàn toàn lipid có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống.
Câu 4:
Ý a: Đáp án B
Ý b:Do cấu trúc bậc 2 của protein có dạng xoắn hoặc dạng gấp khúc, để giữ được cấu trúc không gian này thì giữa các axit amin đứng đối diện nhau hình thành thêm 1 loại liên kết yếu – liên kết hidro. Tuy nhiên, tổ hợp với nhiều liên kết yếu đã tạo cho sợi protein có độ bền chắc cao.
Câu 5:
a. Trứng gà có nhiều protein; khi gặp nhiệt độ cao thì protein của trứng gà bị biến tính làm trứng gà đặc lại.
b.Trong nước đậu có nhiều protein; khi gặp axit chanh thì bị biến tính tạo ra kết tủa.
Câu 6: Uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều bánh kẹo ngọt không tốt cho sức khỏe con người vì:
- Vì trong bánh kẹo, nước ngọt chứa nhiều đường tinh luyện (đường cát trắng)
- Trong quá trình tinh luyện các loại đường đã mất đi các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chấtchuyển sang tính axit, khi sử dụng cơ thể chúng ta phải sử dụng khoáng chất trong cơ thể để trung hòa, lượng chất tiêu hao nhiều nhất là canxi (lượng canxi này lấy từ xương và răng của chúng ta).
- Khi phân giải đường trong cơ thể cần vitamin B1, trong đường cát trắng hầu như không có vitamin nên dẫn đến các bệnh thiếu vitamin như mệt mỏi, chóng mặt, trầm cảm
Câu 7: Trong khẩu phần ăn, những loại lipit nào không tốt cho sức khỏe con người? Giải thích?
Trả lời
- Các loại lipit không tốt cho sức khỏe con người: Cholestrol, chất béo no, chất béo không no dạng trans (có nhiều trong thức ăn nướng và chế biến sẵn)
- Vì: Gây xơ vữa động mạch, chúng tích lũy trong thành mạch máu, tạo nên những chỗ lồi vào trong, cản trở dòng mạch máu, giảm tính đàn hồi của thành mạch.
Câu 8:
a. Không nên ăn nhiều protein vì: Ăn nhiều protein thì cơ thể sẽ ko sử dụng hết các aa vào việc cấu tạo nên protein của cơ thể mà lại phân huỷ chúng làm cho gan làm việc quá tải và thận phải làm việc nhiều để loại bỏ bớt ure( sản phẩm độc của quá trình phân giải protein). Đặc biệttrẻ em ăn nhiều thịt bị béo phì, hoặc thiếu ăn thì bị suy dinh dưỡng
b. Chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau vì:
	- Các prôtêin khác nhau từ thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ bị thuỷ phân thành các axit amin không có tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển đến tế bào để tạo thành prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta. 
- Nếu prôtêin nào đó không được tiêu hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị ứng (nhiều người bị dị ứng với thức ăn như tôm, cua, ba ba)
- Chế độ dinh dưỡng các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ thức ăn hàng ngày) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là phải cung cấp đầy đủ lượng axit amin không thay thế (như trứng, sữa, thịt các loại).
d.Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	GV yêu cầu HS về nhàvận dụng các kiến thức đã hỏi đê trả lời các câu hỏi từ cấu 1 đến câu 8.
*Thực hiện nhiệm vụ:
	HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời vào vở bài tập. 
*Báo cáo kết quả: 
	GV có thể yêu cầu 1 vài HS nộp vở để chấm bài lấy điểm. 
*Kết luận, nhận định: 
 GV thu bài và đánh giá bằng điểm số. 
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
TÊN CHỦ ĐỀ: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO
I. CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO
1. Khái niệm
Phân tử sinh học là các phân tử hữu cơ do vi sinh vật sống tạo thành. Chúng là thành phần cấu tạo và thực hiện nhiều chức năng trong tế bào.
2. Ví dụ
Một số phân tử sinh học trong tế bào như: carhohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
II. CARBOHYDRATE
1. Đặc điểm chung của carbohydrate
- Cacbohydrate được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O theo nguyên tắc đa phân
- Mỗi đơn phân là một phân tử đường đơn có từ 3-7 carbon
- Tùy theo số lượng đơn phântrong phân tử mà carbohydrate được chia thành 3 loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.
2. Đặc điểm cấu trúc và chức năng của các loại đường
Đường đơn
(Monosaccharide)
Đường đôi
(Disaccharide)
Đường đa
(Polysaccharide)
Đại diện
- Glucose (đường nho)
- Fructose (đường quả)
- Galactose (sữa động vật)
- Saccharose (đường mía)
- Lactose (đường sữa)
- Maltose (đường mạch nha)
- Cellulose
- Tinh bột
- Kitin
- Glycogen
Cấu tạo
Có 1 phân tử đường
Có 2 phân tử đường liên kết với nhau bằng liên kết glicosidic
Có nhiều phân tử đường liên kết với nhau bằng liên kết glicosidic
Vai trò
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể (glucose).
- Là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể (glycogen ở động vật và nấm, tinh bột ở thực vật)
- Cấu tạo một số thành phần của tế bào và cơ thể sinh vật: thành tế bào, màng sinh chất
- Cấu tạo nucleic acid 
III. LIPID
1. Đặc điểm chung của lipid
- Lipid được cấu tạo từ 3 nguyên tố chính là: C, H, O
- Lipid không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ
2. Cấu trúc và vai trò của các loại lipid
Lipit
Mỡ
Sắc tố và vitamin
Photpholipit
Stêrôit
Gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 3 axít béo (16à18 nguyên tố C)
Dự trữ năng lượngcho tế bào.
Gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axít béo và 1 nhómphốtphát
Tạo nên các loại màng tếbào
Cấu tạo màng sinh chất và một số hoócmôn.
Chứa các nguyên tửkết vòng
Vitamin là phân tử hữu cơ nhỏ.
- Sắc tố carôtenôit
Tham gia vào mọi hoạt độngsống của cơ thể
IV. PROTEIN
1. Đặc điểm chung của protein
- Protein là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N
- Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là các amino acid (20 amino acid).
- Tính đa dạng, đặc thù của protein được quy định bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của 20 amino acid.
2. Các bậc cấu trúc của protein
Cấu trúc
Đặc điểm
Bậc 1
Do các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptit àtạo thành chuỗi polipeptit có dạng mạch thẳng.
Bậc 2
Do cấu trúc bậc 1 co xoắn hoặc gấp nếp
Bậc 3
Do cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn à cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng
Bậc 4
Hai hay nhiều chuỗi polipeptit liên kết với nhau tạo thành.
3. Vai trò của protein
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể: colagen, elastin,
- Dự trữ các axit amin: albumin, cazêin,
- Vận chuyển các chất: hêmôglôbin,
- Bảo vệ cơ thể: các kháng thể,..
- Điều hòa các hoạt động sinh lí trong cơ thể: kháng thể
- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh: enzim amylase, lipase, pepsin,
V. NUCLEIC ACID
1. Đặc điểm chung của nucleic acid
- Nucleic acid là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nucleotide.
	- Mỗi nucleotide có cấu tạo gồm 3 thànhphần:
+ Đường 5 Cacbon
+ Nhóm Phôtphat (H3PO4)
+ Bazơ Nitơ.
- Nucleic acid được chia thành 2 loại là DNA và RNA. 
2. Cấu tạo và chức năng của DNA
a. Cấu tạo hóa học
	Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtid. Mỗi nuclêôtid có cấu tạo gồm 3 thànhphần:
+ Đường Pentôzơ(C5H10O4).
+ nhóm Phôtphat (H3PO4)
+ Bazơ Nitơ: 1 trong 4 loại bazơ Nitơ A hoặc T hoặc G hoặc C.
b. Cấu tạo không gian
	- DNA là một phân tử có cấu trúc xoắn kép gồm hai mạch polynucleotide song song và ngược chiều, xoắn đều từ trái sang phải quanh một trục tưởng tưởng.
	- Hai mạch polynucleotide liên kết với nhau theo NTBS (A lk với T bằng 2 lk H, G lk với C bằng 3 lkH).
	- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, chiều dài của chu kì xoắn là 34A0, khoảng cách giữa các nu là 3,4A0,
c. Chức năng
	- DNA có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền(TTDT).
3. Cấu tạo và chức năng của RNA
a. Cấu tạo hóa học
	- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là nuclêôtide. Có 4 loại Nu: A, U, G, C
- Cấu tạo 1 Nu:
+ Đường Ribo (Pentôzơ): C5H10O5.
+ Nhóm phôtphat: H3PO4
+ Bazơ nitơ: 1 trong 4 loại bazơ Nitơ A, U, G, C
	- Các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste tạo thành chuỗi polinucleotide. 
b. Chức năng
- Dựa vào chức năng, người ta chia RNA thành 3 loại chính: RNA thông tin (mRNA), RNA vận chuyển (tRNA) và RNA ribosome (rRNA).
+ mRNA: dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã (tổng hợp protein)
+ tRNA: vận chuyển các amino acid đến ribosome để dịch mã
+ rRNA: cấu tạo nên ribosome

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_6_cac_phan_tu_sinh_hoc_trong_te.docx