Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 9: An toàn trên không gian mạng - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 9: An toàn trên không gian mạng - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Nêu được những nguy cơ và tác hại khi tham gia các hoạt động trên internet một cách thiếu hiểu biết và bất cẩn. Trình bày được một số cách để phòng những tác hại đó.

+ Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên mạng. Biết cách bảo vệ dữ liệu cá nhân.

+ Trình bày được sơ lược về các phần mềm xấu (mã độc). Biết sử dụng một số cung cụ để phòng chống phần mềm xấu.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Biết sử dụng một số công cụ để phòng chống phần mềm độc hại.

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

3. Phẩm chất:

- Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.

- Nâng cao phẩm chất đạo đức, văn hóa khi tham gia Intenet.

- Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo.

 

docx 4 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Bài 9: An toàn trên không gian mạng - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9: AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Tin học 10; lớp:
Thời gian thực hiện: 2 tiết (17&18)
Ngày soạn 30/9/2022; 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Nêu được những nguy cơ và tác hại khi tham gia các hoạt động trên internet một cách thiếu hiểu biết và bất cẩn. Trình bày được một số cách để phòng những tác hại đó. 
+ Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên mạng. Biết cách bảo vệ dữ liệu cá nhân.
+ Trình bày được sơ lược về các phần mềm xấu (mã độc). Biết sử dụng một số cung cụ để phòng chống phần mềm xấu.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Biết sử dụng một số công cụ để phòng chống phần mềm độc hại.
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất:
- Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.
- Nâng cao phẩm chất đạo đức, văn hóa khi tham gia Intenet.
- Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Chuẩn bị Bài giảng, máy chiếu.
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi 
- Kiến thức đã học 
III. TIẾN TRÌNH DẠY 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Câu hỏi 1: Em hãy phát biểu khái niệm điện toán đám mây
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra 
d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài
Không gian mạng – (trong một số hoàn cảnh cụ thể được gọi vắn tắt là "mạng") chính là Internet, là một môi trường rất mở. Trên mạng mọi người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng nhưng chính điều đó lại bị những kẻ xấu lợi dụng khiến mạng cũng là nơi đầy rẫy những cạm bẫy. Cần tự bảo vệ mình như thế nào?
HS: trả lời câu hỏi
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGUY CƠ TRÊN MẠNG
a) Mục Tiêu: 	
+ Nêu được những nguy cơ và tác hại khi tham gia các hoạt động trên internet một cách thiếu hiểu biết và bất cẩn. Trình bày được một số cách để phòng những tác hại đó. 
+ Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên mạng. Biết cách bảo vệ dữ liệu cá nhân.
b) Nội dung: 
+ HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức
1. MỘT SỐ NGUY CƠ TRÊN MẠNG
- Tin giả và tin phản văn hóa.
- Lừa đảo trên mạng. 
- Lộ thông tin cá nhân. 
Các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân: 
+ Không ghi chép thông tin cá nhân ở những nơi mà người khác có thể đọc.
+ Giữ cho máy tính không bị nhiễm các phần mềm gián điệp.
+ Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng vì hầu hết những trạm wifi công cộng không mã hoá thông tin khi truyền.
- Bắt nạt trên không gian mạng. Hành vi bắt nạt trên mạng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lí của nạn nhân vì:
Việc bắt nạt có thể xảy ra dai dẳng, bất cứ lúc nào; 
Người bắt nạt có thể ẩn danh, không biết là ai để đối phó;
Số người theo dõi, bình luận có thể rất đông gây áp lực nặng nề, khiến nạn nhân có nguy cơ tự cô lập; 
Nhiều người không tự giải quyết được nhưng không dám nói ra, dẫn đến trầm cảm và có các hành vi tiêu cực. Bắt nạt là một kiểu khủng bố trên không gian mạng.
Một số biện pháp phòng chống hành vi bắt nạt:
+ Không nên kết bạn dễ dãi qua mạng.
+ Không trả lời thư từ hay tin nhắn, không tranh luận với kẻ bắt nạt trên diễn đàn.
+ Hãy lưu giữ tất cả các bằng chứng.
+ Hãy chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô.
+ Khi sự việc nghiêm trọng hãy báo cho cơ quan công an kèm theo bằng chứng.
- Nghiện mạng. 
Ghi nhớ
+ Mạng là môi trường giao tiếp nhanh chóng, thuận tiện nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây mất an toàn thông tin.
+ Chỉ truy cập các trang web tin cậy, hãy cảnh giác với các thông tin giả, lừa đảo.
+ Hãy giữ bí mật thông tin cá nhân.
+ Chỉ nên kết bạn với những người quen biết trong mạng xã hội. Khi bị bắt nạt, hãy chia sẻ với những người thân hoặc thầy cô.
+ Không nên sử dụng Internet quá nhiều.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.
+ Câu hỏi 1: Em hãy cho ví dụ minh họa về những nguy cơ có thể khi lên mạng Internet để kết bạn, xem tin tức, tải các phần mềm.
+ Câu hỏi 2: Em hãy đưa ra một số tình huống có thể làm lộ mật khẩu tài khoản
Bạn có nhu cầu tải đầy đủ giáo án bài 9 liên hệ ZALO 093 156 8326. Phí tải về 10k để ủng hộ tác giả nhé.
Xin cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_bai_9_an_toan_tren_khong_gian_mang_na.docx