Luyện tập thi vào lớp 10 (có hướng dẫn) môn Văn - Đề số 11

Luyện tập thi vào lớp 10 (có hướng dẫn) môn Văn - Đề số 11

LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 (Có HD)

MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 11

Câu1. (3,5điểm)

Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :

"Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa."

Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."

a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.

b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 2393Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện tập thi vào lớp 10 (có hướng dẫn) môn Văn - Đề số 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 (Có HD)
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 11
Câu1. (3,5điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.
b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.
Câu 2: (4 điểm)
Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của L
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 11
Câu 1: (3 điểm)
a. Khác nhau và giống nhau :
- Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
- Giống nhau :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ.
Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng.
Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót.
Câu 2: (4,5 điểm)
a. Giới thiệu sơ lược về đề tài viết về những con người sống, cống hiến cho đất nước trong văn học. Nêu tên 2 tác giả và 2 tác phẩm cùng những vẻ đẹp của anh thanh niên và Phương Định.
b. Vẻ đẹp của 2 nhân vật trong hai tác phẩm :
* Vẻ đẹp trong cách sống :
+ Nhân vật anh thanh niên : trong Lặng lẽ Sa Pa
- Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất
- Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.
- Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người.
- Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học...
+ Cô thanh niên xung phong Phương Định :
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu : ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm : Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom.
- Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
- Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm...
* Vẻ đẹp tâm hồn :
+ Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa :
- Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người.
- Khiêm tốn thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.
- Cảm thấy cuộc sống không cô đơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện.
- Là người nhân hậu, chân thành, giản dị.
+ Cô thanh niên Phương Định :
- Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên.
- Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.
- Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.
Các tác giả miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao thượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ.
c. Đánh giá, liên hệ :
- Hai tác phẩm đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.
- Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc. Liên hệ với lối sống, tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 12
Câu1: (1,5điểm)
Phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau :
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì tiếng gà thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Câu2: (6điểm)
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 12
Câu 1: (1,5 điểm)
Điệp ngữ trong đoạn thơ là từ vì, được sử dụng nhằm thể hiện mục đích chiến đấu của cháu - anh chiến sĩ trong bài thơ. Những lí do anh đưa ra rất giản dị : vì tiếng gà, vì bà, vì lòng yêu Tổ quốc. Mỗi từ vì nhằm nhấn mạnh một mục đích của anh, thể hiện tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc bắt nguồn từ tình cảm chân thực giản dị : tình gia đình với những kỉ niệm mộc mạc đáng yêu đã hun đúc và là động lực giúp anh thêm sức mạnh vượt qua gian khó, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Câu 2: (6 điểm)
a. Mở bài : Giới thiệu bài thơ Ánh trăng ra đời năm 1978, sau khi đất nước thống nhất, người lính trở về với cuộc sống đời thường. Hình ảnh ánh trăng là biểu tượng của thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam một thuở gian lao anh dũng ; trăng trong hiện tại nhắc nhở người lính về lối sống ân tình thuỷ chung.
b. Thân bài :
- Hình ảnh thiên nhiên được gợi lên trong bài thơ mang những nét hồn hậu, đáng yêu qua các hình ảnh : sông, đồng, bể, rừng Đó vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh tượng trưng về đất nước, thiên nhiên một thời quá khứ của người lính mà con người với thiên nhiên "tri kỉ", hoà đồng, gần gũi, thân thiết, gắn bó.
- Hình tượng ánh trăng hiện ra là hình tượng trung tâm với nhiều nghĩa ẩn dụ tượng trưng : là thiên nhiên thơ mộng, hiền hoà, đồng thời là đồng chí đồng đội, gần gũi sẻ chia, là nhân dân tình nghĩa thuỷ chung, là đất nước gian lao mà anh dũng
- Trong hiện tại, ánh trăng hiện về đẹp đẽ như người bạn nhắc nhở nhà thơ, người lính khi anh tự thú nhận đã có những giây phút lãng quên bạn và quá khứ. Trăng hiện về lặng lẽ, bao dung như tấm lòng của nhân dân, đất nước. Sự im lặng gợi nhiều suy tư, để người lính tự thức tỉnh.
c. Kết bài : Khẳng định cái hay của bài thơ chính là gợi lên chân dung con người rất thực, con người với những trăn trở, suy tư, với sự thú nhận của lương tri chớm lãng quên quá khứ, từ đó nhắc nhở mọi người lối sống ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TAP THI VAO LOP 10 Co HD.doc