Môn: Ngữ văn 8 (phân môn văn học) - Tiết: 113

Môn: Ngữ văn 8 (phân môn văn học) - Tiết: 113

Câu 1: (2 điểm)

 a. Nêu nội dung chính của văn bản “Đi đường” của Hồ Chí Minh.

 b. Qua văn bản “Đi đường” em rút ra bài học gì cho bản thân.

Câu 2: (3 điểm)

 Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học và khẳng định phương pháp, quan điểm đúng đắn nào trong học tập? Em hảy liên hệ đến thực tế việc học ngày nay?

Câu 3: (5 điểm)

 Nêu những câu thơ thể hiện nguyên lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” và phân tích nguyên lý nhân nghĩa trong những câu thơ đó?

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1463Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Môn: Ngữ văn 8 (phân môn văn học) - Tiết: 113", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn: Ngữ văn 8 (phân môn văn học)
Họ Và Tên:. Tiết: 113
Lớp: 8..Dân tộc:	 Thời gian: 45 phút 
 (không kể thời gian giao đề)	 
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm)
 a. Nêu nội dung chính của văn bản “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
 b. Qua văn bản “Đi đường” em rút ra bài học gì cho bản thân.
Câu 2: (3 điểm)
 Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học và khẳng định phương pháp, quan điểm đúng đắn nào trong học tập? Em hảy liên hệ đến thực tế việc học ngày nay?
Câu 3: (5 điểm)
 Nêu những câu thơ thể hiện nguyên lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” và phân tích nguyên lý nhân nghĩa trong những câu thơ đó? 
BÀI LÀM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VĂN 8 – TIẾT 113
Câu 1 (2 điểm)
 a. Nội dung chính của văn bản “Đi đường” của Hồ Chí Minh: 
 Từ việc đi đường Bác đã gợi ra chân lý đường đời, đường cách mạng: Vượt 
 qua bao gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. (1 điểm)
 b. Rút ra bài học cho bản thân: Trong cuộc sống phải biết kiên trì rèn luyện, dù 
 khó khăn gian khổ nếu quyết tâm sẽ vượt qua được, giành những vinh quang mà 
 mình muốn. (1 điểm)
Câu 2 (3 điểm)
 - Nguyễn Thiếp đã phê phán:
 + Lối học chuộng hình thức. (0.5 điểm)
 + Lối học cầu danh lợi. (0.5 điểm)
 - Nguyễn Thiếp đã khẳng định phương pháp, quan điểm đúng đắn:
 + Học từ thấp đến cao và học phải biết kết hợp với hành. (0.5 điểm)
 + Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản. (0.5 điểm) 
 - Học sinh tự liên hệ thực tế. (1 điểm)
Câu 3 (5 điểm)
 - Câu thơ thể hiện nguyên lý nhân nghĩa của nguyễn Trãi: 
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” (1 điểm)
 - Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là “yên dân” - Yên ổn làm ăn sinh sống; “trừ bạo” - Tiêu diệt các thế lực tàn bạo, đem lại thái bình cho nhân dân. (1 điểm)
 - Tư tưởng nhân nghĩa gắn với tư tưởng yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nhân 
 nghĩa trong quan hệ dân tộc với dân tộc. (1 điểm)
 - Nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo, yêu nước, chống xâm lược, bảo vệ đất nước và bảo vệ nhân dân. (1 điểm)
 - Cảm nhận của bản thân học sinh. (1 điểm)
 * Lưu ý: Tùy vào làm bài cụ thể của từng học sinh để cho điểm phù hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 113 lớp 8.doc