Mô đun “Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình” là một trong những nội dung của khóa tập huấn cho cán bộ quản lý trường trung học phổ thông để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước khóa tập huấn này, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đã được tập huấn các mô đun 01 “Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trường trung học phổ thông”, mô đun 02 “Quản trị nhân sự trong trường trung học phổ thông” và tiếp theo là mô đun 04 “Quản trị Cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường trung học phổ thông”.
Tài liệu được xây dựng có sự kết nối, liên thông giữa các mô đun 01, mô đun 02 và mô đun 04.
Tài liệu đề cập đến những vấn đề chính, quan trọng trong quản trị tài chính: Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục và các yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông; quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh; hoạt động quản trị tài chính trong trường trung học phổ thông hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn; huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông.
Tài liệu được thiết kế theo phương pháp học tập kết hợp giữa học qua mạng và học trực tiếp, trong đó, có 05 ngày học tập qua mạng và 03 ngày tập huấn theo phương thức trực tiếp với tiếp cận tương tác, chú trọng hoạt động, trải nghiệm và định hướng sản phẩm.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHƯƠNG TRÌNH ETEP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔ ĐUN 3 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH ĐÀ NẴNG - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHƯƠNG TRÌNH ETEP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔ ĐUN 3 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH Chủ biên: TS. Bùi Việt Phú ĐÀ NẴNG - 2020 BAN BIÊN SOẠN (Theo Quyết định số 1128/QĐ/ĐHSP ngày 08/07/2020 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP – ĐNĐN) STT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ 1 TS. Bùi Việt Phú Trường ĐHSP - ĐHĐN Chủ biên 2 TS. Lê Mỹ Dung Trường ĐHSP - ĐHĐN Thư ký 3 TS. Hồ Thị Thúy Hằng Trường ĐHSP - ĐHĐN Thành viên 4 PGS.TS. Nguyễn Thị Tính Trường ĐHSP - ĐHTN Thành viên 5 PGS.TS. Nguyễn Sỹ Thư Trường ĐHSP Tp. HCM Thành viên 6 TS. Đào Hoàng Trường Vụ KH-TC, Bộ GDĐT Thành viên 7 TS. Trịnh Văn Cường Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 8 ThS. Hà Xuân Nhâm Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội Thành viên MỤC LỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BD Bồi dưỡng CBQL Cán bộ quản lý CK Chuyển khoản CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông CSVC Cơ sở vật chất GV Giáo viên GDPT Giáo dục phổ thông HS Học sinh KBNN Kho bạc Nhà nước KTĐG Kiểm tra đánh giá NSNN Ngân sách Nhà nước PT Phổ thông QTTC Quản trị tài chính QCCTNB Quy chế chi tiêu nội bộ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ 1. Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.1 2. Chi đầu tư xây dựng cơ bản Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.1 3. Chi thường xuyên Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Luật Ngân sách nhà nước, Số 83/2015/QH13 4. Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công. Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập 5. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công mà Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoặc dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí trong giá, phí, được ngân sách nhà nước hỗ trợ. 2 6. Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không bao cấp, giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường.2 7. Đơn vị kế hoạch tài chính Đơn vị kế hoạch tài chính là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch tài chính.3 8. Đơn vị sử dụng ngân sách Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị kế hoạch tài chính được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách.3 9. Giá dịch vụ giáo dục đào tạo Giá dịch vụ giáo dục đào tạo là toàn bộ chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao/hao mòn tài sản cố định (tích lũy đầu tư) và chi phí, quỹ khác phục vụ trực tiếp và gián tiếp hoạt động giáo dục đào tạo.3 10. Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.3 11. Ngân sách trung ương Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.3 12. Ngân sách địa phương Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Luật Ngân sách nhà nước, Số 83/2015/QH13 13. Phân cấp quản lý ngân sách Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị kế hoạch tài chính trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.3 14. Quỹ ngân sách nhà nước Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm.3 15. Quản trị tài chính trường học Quản trị tài chính trường học được hiểu là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính nhà trường nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, bao gồm: Lập kế hoạch ngân sách; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; quản lý thu chi; Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán; huy động và sử dụng các nguồn ngân sách hợp pháp; kiểm tra tài chính; công khai tài chính. 16. Trách nhiệm giải trình của trường học Trách nhiệm giải trình của trường học là sự thừa nhận về trách nhiệm đối với mọi hành động, mọi sản phẩm, mọi quyết định hay chính sách mà nhà trường đưa ra trong việc lãnh đạo, quản lý và thực hiện công việc; gắn với nghĩa vụ báo cáo, giải thích cho những các hoạt động của nhà trường và tác động của nó. ĐỀ CƯƠNG KHÓA TẬP HUẤN 1. Giới thiệu tổng quan về mô đun Mô đun “Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình” là một trong những nội dung của khóa tập huấn cho cán bộ quản lý trường trung học phổ thông để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước khóa tập huấn này, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đã được tập huấn các mô đun 01 “Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trường trung học phổ thông”, mô đun 02 “Quản trị nhân sự trong trường trung học phổ thông” và tiếp theo là mô đun 04 “Quản trị Cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường trung học phổ thông”. Tài liệu được xây dựng có sự kết nối, liên thông giữa các mô đun 01, mô đun 02 và mô đun 04. Tài liệu đề cập đến những vấn đề chính, quan trọng trong quản trị tài chính: Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục và các yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông; quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh; hoạt động quản trị tài chính trong trường trung học phổ thông hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn; huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông. Tài liệu được thiết kế theo phương pháp học tập kết hợp giữa học qua mạng và học trực tiếp, trong đó, có 05 ngày học tập qua mạng và 03 ngày tập huấn theo phương thức trực tiếp với tiếp cận tương tác, chú trọng hoạt động, trải nghiệm và định hướng sản phẩm. 2. Yêu cầu cần đạt của mô đun - Khái quát được nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong quản trị tài chính; - Phân tích được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản trị tài chính ở trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh; - Tổ chức hoạt động quản trị tài chính trong trường trung học phổ thông hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn: xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; lập kế hoạch tài chính; quản lý thu - chi; báo cáo tài chính; kiểm tra tài chính và công khai, minh bạch ngân sách; - Tổ chức vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho trường trung học phổ thông; - Xây dựng được kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị tài chính trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện CTGDPT 2018. 3. Nội dung chính 3.1. Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục và các yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong quản trị tài chính; 3.2. Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh; 3.3. Hoạt động quản trị tài chính trong trường trung học phổ thông hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn; 3.4. Huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông; 3.5. Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp trong quản trị tài chính trường trung học phổ thông. 4. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng 4.1. Kế hoạch hoạt động bồi dưỡng qua mạng (5 ngày) A. Giai đoạn 1: Chuẩn bị I. Giới thiệu mô đun 3 Xem Video 1 giới thiệu tổng quan về Mô đun 3 và hướng dẫn về nội dung, yêu cầu học qua mạng, địa chỉ website trợ giúp học viên khi học Mô đun 3. II. Nhiệm vụ học tập của học viên Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị máy tính có kết nối mạng Internet, bút, vở ghi; Nhiệm vụ 2: Xem Video và nghiên cứu tài liệu đọc, học liệu, Infographic; Nhiệm vụ 3: Thực hiện các bài tập trong quá trình học và sau khi học đối với mỗi nội dung, làm các bài kiểm tra trắc nghiệm; Nhiệm vụ 3: Đề xuất các ý kiến phản hồi, đánh giá về nội dung và hình thức học tập. III. Yêu cầu cần đạt của mô đun 3 - Mục tiêu 1: Khái quát được nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông; - Mục tiêu 2: Phân tích được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản trị tài chính ở trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh; - Mục tiêu 3: Phác thảo được hoạt động quản trị tài chính trong trường trung học phổ thông hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn; - Mục tiêu 4: Xây dựng được kế hoạch vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho trường trung học phổ thông; - Mục tiêu 5: Xây dựng được kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị tài chính trường trung học phổ thông. B. Giai đoạn 2: Học tập, thực hành (Thiết kế theo tiến trình: trực quan: xem video, infographic, đọc tài liệu => nhận biết - phân tích => tự kiểm tra - đánh giá; người học sẽ phải tự học để hoàn thành chu trình học tập). NGÀY NỘI DUNG Ngày 1 Chủ đ ... hà trường THPTthống nhất với PHHS về phương thức huy động tài trợ sau khi có chủ trương được Sở GDĐT phê duyệt. - Xây dựng kế hoạch vận động các tổ chức cá nhân có lòng hảo tâm tài trợ kinh phí tăng cường xây dựng CSVC nhà trường, hỗ trợ hoạt động dạy học, các hoạt động giáo dục. Ban hành quyết định thành lập Ban tiếp nhận tài trợ, phân công nhiệm vụ các thành viên, tổ chức các cuộc họp bàn bạc thảo luận về các vấn đề có liên quan đến công tác tuyên truyền vận động, tổ chức vận động theo đúng quy trình dân chủ, kết quả và các vấn đề có liên quan được công khai theo đúng quy định của các văn bản hướng dẫn. - Việc tài trợ để tăng cường CSVC trường được thực hiện theo Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Thông tư 16/2018/TT-BDGĐT ngày 03/8/2018 của Bộ giáo dục Đào tạo Quy định "Về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân" : + Các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí thông qua Ban tiếp nhận tài trợ (bằng văn bản xác nhận tài trợ), ban tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm chuyển giao kinh phí đã tiếp nhận về cho nhà trường. Nhà trường tiếp nhận và sử dụng kinh phí tài trợ theo đúng các văn bản hướng dẫn về nguyên tắc tài chính. + Tổ chức thực hiện các quy định, thực hiện tổng kết đánh giá hàng năm về công tác tài trợ. + Lập báo cáo thu - chi các khoản tài trợ và kết quả thực hiện gửi cấp trên quản lý trực tiếp, báo cáo trước cuộc họp phụ huynh hàng năm. VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN - Việc vận động tài trợ sửa chữa CSVC nhà trường, việc vận động tài trợ phấn đấu hoàn thành trong năm học ..... Việc tuyên truyền về công tác vận động tài trợ được tiến hành thường xuyên liên tục trong cả năm học, đặc biệt chú trọng ở thời điểm đầu năm học. Việc tiếp nhận tài trợ diễn ra ở mọi thời điểm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân và tổ chức có lòng hảo tâm. - Dự kiến việc huy động tài trợ kinh phí xây dựng CSVC nhà trường sẽ được thực hiện trong năm học. Khi hoàn thành việc thanh toán toàn bộ kinh phí cho các công trình sửa chữa và xây dựng CSVC theo kế hoạch, việc huy động tài trợ kinh phí sẽ kết thúc. Sau khi hoàn thành kế hoạch, nhà trường sẽ tiếp tục xây dựng các kế hoạch tiếp theo. - Sau khi đã tiếp nhận kinh phí tài trợ, đảm bảo thu - chi theo đúng nguyên tắc tài chính. - Khi có sự thay đổi, nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ bàn bạc và quyết định cụ thể. VIII. DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Đổ bê tông sân trường (trước 3 phòng học mới xây) và lối ra nhà vệ sinh học sinh: + Khối lượng: 500m2 + Nhu cầu vận động, tài trợ: 90.000.000 đồng Trên đây là kế hoạch vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nhà trường năm học, kế hoạch này đã được thông báo rộng rãi tới cha mẹ học sinh, các tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường, đã được niêm yết công khai theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có những thay đổi đột xuất, nhà trường và thường trực Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ bàn bạc và xin ý kiến quyết định tại Hội nghị toàn thể phụ huynh học sinh. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Sở GD&ĐT (để báo cáo) - Ban ĐDCMHS; - Lưu VT. SỞ GD&ĐT TRƯỜNG THPT.... Số:.../TTr CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ., ngày tháng.. năm . TỜ TRÌNH Về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, năm học Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo. - Căn cứ Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo; - Căn cứ Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Căn cứ Công văn số...../UBND ngày.../..../.... của Ủy ban Nhân dân tỉnh........ về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục Đào tạo; Căn cứ Công văn số ..../GDĐT-KHTC ngày..../...../..... của Sở Giáo dục Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục Đào tạo; Căn cứ Kế hoạch số./KH ngày// của trường Trung học phổ thông về việc xây dựng kế hoạch vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ xây dựng cơ sở vật chất, năm học.; Trường Trung học phổ thông kính đề nghị Sở Giáo dục Đào tạo xem xét phê duyệt kế hoạch vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ xây dựng cơ sở vật chất, năm học ... Trân trọng kính trình./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Như kính gửi; - Lưu VT. Phụ lục 10. Mẫu Kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp MẪU KẾ HOẠCH HỔ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP CỦA CBQLCSGDPTCC CHO CBQLCSGDPT ĐẠI TRÀ NĂM 2020 (Mẫu này có thể tài từ hệ thống LMS của Viettel) Kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp cần đảm bảo hỗ trợ 100% CBQLCSGDPT mà CBQL cốt cán được phân công hỗ trợ. Kế hoạch hỗ trợ ngoài việc hoàn thành mô đun sẽ cần đảm bảo các hỗ trợ phát triển nghề nghiệp liên tục, tại chỗ khác đối với đồng nghiệp, có thể qua sinh hoạt chuyên môn hoặc hỗ trợ trực tuyến hoặc các hình thức khác. (Kèm theo Công văn số 410 /CV-ETEP ngày 24 tháng 9 của Ban Quản lý Chương trình ETEP) CBQLCSGDPT cốt cán điền vào bảng sau và đưa lên hệ thống học trực tuyến LMS: Họ và tên CBQLCSGDPT cốt cán. Chức vụ/ môn học phụ trách:. Cơ sở giáo dục đang công tác TT Hoạt động Kết quả cần đạt Thời gian thực hiện (Từ đến Người phối hợp (Giảng viên SP, hiệu trưởng, tổ trưởng CM) 1 Chuẩn bị học tập 1.1 Tiếp nhận danh sách CBQLCSGDPT được phân công phụ trách CBQLCSGDPT đại trà (điền số lượng do sở GDĐT phân công) 1.2 Hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thiện thông tin đăng ký tự học mô đun 3 trên hệ thống LMS 100% (.) CBQLCSGDPT đại trà được cấp quyền tham gia học tập trên LMS của Viettel (điền số lượng. Lưu ý: số lượng CBQLCSGDPT được cấp quyền tham gia học tập có thể nhỏ hơn số lượng CBQLCSGDPT được phân công, hoặc chưa có, tùy theo việc Sở ký kết thỏa thuận với nhà cung ứng LMS – Viettel) hoàn thành thông tin đăng ký tự học trên Hệ thống LMS, truy cập học liệu mô đun 3 thành công hoặc/và nhận được tài liệu bản in (đối với CBQLCSGDPT ở vùng khó tiếp cận CNTT) (điền số lượng). 2. Triển khai học tập: Hỗ trợ đồng nghiệp tự học mô đun 3 2.1. Hỗ trợ trên hệ thống LMS của Viettel: Thảo luận, góp ý, bài tập, nhắc hoàn thành BT quá trình, cuối khóa, khảo sát, trao đổi với giảng viên sư phạm, các trao đổi, hỗ trợ khác ngoài việc hoàn thành mô đun trên hệ thống học tập (Ghi rõ tên hoạt động hỗ trợ trực tuyến, cần chèn thêm các dòng phụ) 100% () CBQLCSGDPT (điền số lượng được cấp quyền tham gia học tập trên hệ thống LMS của Viettel) được tham gia các lớp học ảo, tham gia thảo luận trực tuyến trên hệ thống LMS của Viettel với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán; 100% các thắc mắc của CBQLCSGDPT được CBQLCSGDPTCC giải đáp trong tuần với chất lượng chuyên môn cao. 100% thắc mắc được GVQLGDCC giải đáp trong tuần (Đội ngũ cốt cán, trong trường hợp không thể giải đáp thắc mắc của CBQLCSGDPT, cần chuyển để nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên sư phạm để đảm bảo 100% các thắc mắc của CBQLCSGDPT được phân công được giải đáp trong tuần). 2.2 Các hoạt động hỗ trợ trực truyến khác, giải đáp các thắc mắc về chuyên môn trong các diễn đàn trực tuyến, các nhóm group chat, zalo, trao đổi qua email, các lớp học ảo, với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán; (Ghi rõ tên hoạt động hỗ trợ trực tuyến khác, không trên hệ thống LMS của Viettel, cần chèn thêm các dòng phụ) 100% () CBQLCSGDPT được tham gia các hoạt động trực truyến khác, được giải đáp các thắc mắc về chuyên môn trong các diễn đàn trực tuyến, các nhóm group chat, zalo, trao đổi qua email, các lớp học ảo, với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán; (Điền số lượng CBQLCS GDPT được phân công hỗ trợ). 100% các thắc mắc của CBQLCSGDPT được CB QLCSGDPTCC giải đáp trong tuần với chất lượng chuyên môn cao. 100% thắc mắc được GVQLGDCC giải đáp trong tuần (Đội ngũ cốt cán, trong trường hợp không thể giải đáp thắc mắc của CBQLCSGDPT, cần chuyển để nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên sư phạm để đảm bảo 100% các thắc mắc của CBQLCSGDPT được phân công được giải đáp trong tuần). 2.3. Hỗ trợ trực tiếp: sinh hoạt chuyên môn/cụm trường (bao gồm cả các hỗ trợ liên quan đến quá trình học tập mô đun và các hỗ trợ phát triển nghề nghiệp tại chỗ, liên tục khác trong năm) (Ghi rõ tên hoạt động, có thể chèn thêm các dòng phụ) 100% () CBQLCSGDPT được tham gia các hoạt động chuyên môn trực trực tiếp: sinh hoạt chuyên môn, giải đáp thắc mắc trực tiếp, dự giờ - sinh hoạt chuyên môn, trao đổi chuyên môn khác, với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán; (Điền số lượng CBQLCSGDPT được phân công hỗ trợ). 100% các thắc mắc của CBQLCSGDPT được CB QLCSGDPTCC giải đáp trong tuần với chất lượng chuyên môn cao. 100% thắc mắc được GVQLGDCC giải đáp trong tuần (Đội ngũ cốt cán, trong trường hợp không thể giải đáp thắc mắc của CBQLCSGDPT, cần chuyển để nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên sư phạm để đảm bảo 100% các thắc mắc của CBQLCSGDPT được phân công được giải đáp trong tuần). 3. Đánh giá kết quả học tập mô đun 3 3.1. Đôn đốc, hỗ trợ CBQLCSGDPT hoàn thành bài kiểm tra trắc nghiệm mô đun 3 100% () CBQLCSGDPT (điền số lượng tham gia học tập trên hệ thống LMS của Viettel) hoàn thành bài kiểm tra trắc nghiệm mô đun; 3.2 Chấm bài tập hoàn thành mô đun 3 100% bài tập hoàn thành mô đun được chấm (điền số lượng bằng với số lượng CBQLCSGDPT tham gia học tập mô đun); Nhận xét cách chấm 3 bài hoàn thành mô đun của mỗi CBQLCSGDPTCC chịu trách nhiệm hướng dẫn. *Chú ý: Không làm thay đổi kết quả chấm bài của CB QLCSGDPTCC, không phê duyệt kết quả hoàn thành mô đun bồi dưỡng của CBQLCSGDPT. 4. Đôn đốc CBQLCSGDPT trả lời phiếu khảo sát về mô đun bồi dưỡng 4.1 Đôn đốc, hỗ trợ CBQLCSGDPT hoàn thành phiếu khảo sát cuối mô đun 3 100% () (điền số lượng hoàn thành mô đun bồi dưỡng) CBQLCSGDPT hoàn thành khảo sát cuối mô đun 3; 4.2 Đôn đốc, hỗ trợ CBQLCSGDPT hoàn thành phiếu khảo sát về chương trình bồi dưỡng năm 2020 100% (.) (điền số lượng) CBQLCS GDPT hoàn thành mô đun BDTX năm 2020 hoàn thành Khảo sát về chương trình BDTX năm 2020 5 Xác nhận đồng nghiệp hoàn thành mô đun 3 trên hệ thống LMS 5.1. Xác nhận đồng nghiệp hoàn thành mô đun 3 trên hệ thống LMS 80% () (điền số lượng) CBQLCSGDPT tham gia bồi dưỡng trên hệ thống LMS của Viettel) hoàn thành mô đun 3 (Đạt) 5.2 Xác nhận hoàn thành mô đun bồi dưỡng năm 2020 80% () (điền số lượng) CBQLCSGDPT hoàn thành mô đun bồi dưỡng năm 2020trên hệ thống LMS của Viettel (Đạt) ., ngày tháng năm 20 HIỆU TRƯỞNG/ ĐẠI DIỆN PHÒNG/SỞ GDĐT DUYỆTKH Hỗ trợ đồng nghiệp của CBQLCSGDPTCC cấp tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) trình đại diện phòng GDĐT phê duyệt, cấp Trung học phổ thông (THPT) trình sở GDĐT phê duyệt. NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH Kí tên, đóng dấu/hoặc xác nhận trên hệ thống LMS) (Kí và ghi rõ họ tên/nộp trên hệ thống LMS) Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CBQLCSGDPT CHỦ CHỐT (đánh dấu X): Đạt ; Chưa đạt: (Kí tên/hoặc xác nhận trên hệ thống LMS
Tài liệu đính kèm: