Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1 đến 35

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1 đến 35

Tuần 1

Tiết 1- 2

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp HS:

1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.

2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

- Các tài liệu tham khảo

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc 52 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1- 2
Ngày soạn:15/8/2010
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 Giúp HS:
1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.
2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học 
- Các tài liệu tham khảo
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Oån định: kiểm diện HS
2. Giới thiệu bài mới:
 Để giúp các em có một cái nhìn tổng quát nhất, hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay đồng thời ôn tập tất cả những gì đã học ở chương trình Ngữ văn cấp THCS và định hướng cho các em học tiếp tòan bộ chương trình Ngữ văn THPT, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài đầu tiên trong chương trình: “Tổng quan văn học Việt Nam”. 
Họat động của Thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Họat động 1:
Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam?
Cho học sinh đọc SGK từ “Trải qua hàng ngàn năm tinh thần ấy”. Nội dung của phần này?
 Theo em đó là phần gì của bài tổng quan văn học? 
Văn học VN gồm mấy bộ phận lớn?
HS đọc phần I SGK, từ: “VH Việt Nam bao gồm VH viết”.
Hãy đọc và trình bày những đặc trưng của Văn học dân gian (phương thức lưu truyền, nội dung, thể lọai)?
Đọc và trình bày những nét lớn về văn học viết (phương thức lưu truyền, chữ viết, thể lọai)? 
Họat động 2:
So sánh các thể lọai văn học viết qua hai thời kỳ từ X đến XIX và từ đầu XX đến nay.
Nhìn tổng quát, VHVN có mấy thời kì phát triển?
-Từ thế kỷ X đến hết XIX, nền VHVN có gì đáng chú ý?
Vì sao Văn học từ X-XIX có sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc?
Hãy chỉ ra những tác phẩm và tác giả tiêu biểu của VH trung đại?
Hãy kể tên những tác phẩm của VH trung đại viết bằng chữ Nôm?
 Cho HS đọc tài liệu SGK
Em có suy nghĩ gì về sự phát triển thơ Nôm của VH trung đại?
Họat động 3:
 VHVN từ thế kỷ XX đến nay được gọi bằng gì? Tại sao lại có tên gọi ấy?
VH thời kì này được chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì?
Những đổi mới của văn học hiện đại khác biệt so với văn học trung đại là gì?
HS đọc và trả lời theo SGK.
Sau khi đọc và hiểu nội dung I và II của bài học, em hãy vẽ sơ đồ các bộ phận và sự phát triển của văn học Việt Nam.
Cho HS thảo luận và vẽ lên bảng. HS chép vào tập.
Họat động 4:
Mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào qua VH?
HS lần lượt đọc SGK.
HS đọc phần mở đầu và 1 SGK
HS đọc phần 2 SGK.
HS đọc phần 3 SGK.
HS đọc phần 4 SGK
Họat động 5: Hướng dẫn tổng kết
I/ Các bộ phận hợp thành của Văn học Việt Nam:
-Văn học VN gồm hai bộ phận: 
+ Văn học dân gian 
+ Văn học viết.
1/ Văn học dân gian:
- Khái niệm: Văn học dân gian là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
- Các thể loại của VHDG: Thần thoại, Sử thi, Truyền thuyết, Truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, Tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, Chèo, tuồng, cải lương.
- Đặc trưng của VHDG: 
 +Tính truyền miệng
 +Tính tập thể 
 +Tính thực hành.
2/ Văn học viết:
- Khái niệm: Văn học viết là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn cá nhân.
- Chữ viết: Hán, Nôm, Quốc ngữ, một số ít bằng chữ Pháp. 
- Hệ thống thể loại: 
 * Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX:
Văn học chữ Hán:
-Văn xuôi tự sự: truyện ký, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi. 
 - Thơ: thơ cổ phong, đường luật, từ khúc. 
 - Văn biền ngẫu: phú, văn, cáo, tế.
Văn học chữ Nôm: 
- Thơ: thơ Nôm đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói.
- Văn biền ngẫu
 * Văn học từ thế kỷ XX đến nay:
 - Tự sự: Truyện ngắn tiểu thuyết, kí (Bút kí, nhật kí, tuỳ bút, phóng sự). 
 - Trữ tình: Thơ, trường ca. 
 - Kịch: kịch nói, kịch thơ.
II/ Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam: 
1/ Văn học trung đại (từ X đến hết XIX):
- Văn học viết bằng chữ Hán chính thức hình thành từ thế kỷ X, khi dân tộc Việt Nam giành được chủ quyền từ tay các thế lực đô hộ phương Bắc.
 - Tác phẩm tiêu biểu: 
Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ
Thượng kinh kí sự - Hải Thượng Lãn Ông
Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ
Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô gia văn phái
Ức Trai thi tập - Nguyễn Trãi
Bạch Vân thi tập -Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm- Nguyễn Du
- Văn học viết bằng chữ Nôm bắt đầu phát triển mạnh từ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối XVIII đầu XIX. 
 + Văn học chữ Nôm ra đời thể hiện tinh thần ý thức dân tộc, bằng chứng cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc ta
 + Tác phẩm tiêu biểu:
Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi
Bạch Vân quốc ngữ thi tập - Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hồng Đức quốc âm thi tập - Lê Thánh Tông
Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Sở kính tân trang của Phạm Thái.
Nhiều truyện Nôm khuyết danh như: Phạm Tải Ngọc Hoa,Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa...
Þ Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. 
2. Văn học hiện đại (từ đầu XX đến hết XX)
Là nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ do chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây.
Những đổi mới khác biệt so với văn học trung đại:
Về tác giả:xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp
Về đời sống văn học: sôi nổi hơn, năng động hơn
Về thể lọai:xuất hiện thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói... 
Về thi pháp:Tính quy phạm của văn học trung đại dần được thay thế bằng lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cáùi tôi“ cá nhân... 
 VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học viết
(chữ viết)
Văn học dân gian
 (truyền miệng)
Văn học hiện đại
từ đầu XX đến 1945
từ 1945 đến hết XX
Văn học trung đại
 từ X đến XIX
Văn học chữ Quốc ngữ
Văn học chữ Nôm
Văn học chữ Hán
III/ Con người Việt Nam qua văn học:
1/ Trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên:
Thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu lứa đôi. 
Thể hiện cả lí tưởng, đạo đức thẩm mỹ.
2/ Trong mối quan hệ quốc gia dân tộc:
Thể hiện tình yêu quê hương xứ sở, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước. 
Tình yêu tổ quốc thể hiện qua lòng căm thù giặc, dám xả thân vì nghĩa lớn. Tiêu biểu:“Nam quốc sơn hà“, “Hịch tướng sĩ“, “Bình Ngô đại cáo“...
3/ Trong quan hệ xã hội:
 VHVN đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền, bạo ngược và thể hiện sự đồng cảm chia sẻ với người bị áp bức, đau khổ (Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng).
à Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo 
4/ Con người Việt Nam và ý thức về cá nhân:
Xây dựng đạo lí làm người: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, đức hy sinh vì sự nghiệp chính nghĩa...
Đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân.
IV/ Tổng kết:
 Văn học VN được hợp thành từ hai bộ phận VHDG và VH viết, đã phát triển trên một tiến trình lịch sử để lại nhiều thành tựu về nội dung và nghệ thuật. Điều đó đã khẳng định được vị trí trong lòng dân tộc và trường tồn mãi với thời gian.
 E/ Củng cố: Nắm vững kiến thức sau khi học:
 - Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
 - Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam 
 - Con người Việt Nam qua văn học
 F/ Dặn dò:
 - Làm bài tập 3 trong sách Bài tập trang 5
 - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài tiếp theo: Họat động giao tiếp bằng ngơn ngữ.
-----------------------------------------
Tiết 3, 5
Ngày soạn:18/8/2010
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu được phương tiện giao tiếp chính của con người là ngôn ngữ và chức năng chính của ngôn ngữ 
trong giao tiếp.
- Nắm được các nhân tố giao tiếp và tác động của các nhân tố ấy trong giao tiếp.
- Biết vận dụng những tri thức trên vào quá trình đọc hiểu văn bản và làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN tHỰC HIỆN
SGK, SGV, thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- GVcho HS đối chiếu 2 văn bản theo định hướng SGK (trả lời câu hỏi), hoặc tổ chức cho HS tiến hành 
trao đổi thảo luận.
- Từ việc trả lời của HS, GV hướng đến khái niệm Họat động giao tiếp và các nhân tố giao tiếp. 
- Sau đó GV cho HS luyện tập nâng cao thông qua các tình huống GV đặt ra.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1) Kiểm tra bài cũ
 2) Giới thiệu bài mới:
Họat động của Thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Tiết 1
Họat động 1: Gọi học sinh đọc văn bản và cho các học sinh thảo luận. Giáo viên lập bảng. HS trả lời các câu hỏi trong SGK và điền vào bảng.
Họat động 2:Tương tự, cho HS trả lời bài tập 2 và điền vào cột thích hợp.
Họat động 3:
Từ việc so sánh, đối chiếu 2 văn bản, rút ra những vấn đề cơ bản về hoạt động giao tiếp.
GV: Đặt câu hỏi nêu vấn đề và hướng dẫn HS điền vào tập. Dựa vào những văn bản em vừa tìm hiểu, hãy cho biết hoạt động giao tiếp là gì? 
- Quá trình giao tiếp diễn ra như thế nào? Các nhân tố trong họat động giao tiếp? 
Cho 2 HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
 Tiết 2
Họat động 4:
Hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập 1.
Lưu ý học sinh đọc kỹ yêu cầu của bài tập - học sinh tự làm bài tập, GV sửa chữa, bổ sung.
Hướng dẫn hs làm bài tập 2 
Hướng dẫn hs làm bài tập 3 
Nhấn mạnh: Sáng tác một tác phẩm văn học là cách mà mỗi nhà văn, nhà thơ “giao tiếp” với xã hội.
Cho Học sinh chuẩn bị ở nhà, gọi 2 HS lên bảng ghi lại, cả lớp sửa
Cho HS trả lời bài tập 5.
1) Trả lời, so sánh, đối chiếu 2 văn bản 
NTGT
Văn bản 1
Văn bản 2
Nhân vật
Vua - Các bô lão 
Tác giả và độc giả
Hoàn cảnh
Tại Điện Diên Hồng, đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ.
Trong nhà trường 
Nội dung
Bàn bạc sách lược đối phó giặc (hoà hay đánh).
-Các bộ phận hợp thành của VHVN
-Quá trình phát ... ụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, chèo, tuồng dân gian. 
3. Bảng tóm tắt 
II. Bài tập vận dụng:
1. Bảng tóm tắt 
2. Cho HS trình bày theo nhóm.
3. Cho HS trình bày phần đã chuẩn bị ở nhà.
- Mô thức mở đầu các bài ca dao được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh để tăng thêm màu sắc gợi cảm cho người nghe, người đọc.
-Người bình dân thường lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên, vũ trụ nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ nên dễ cảm nhận, đem, đến hiệu quả nghệ thuật cao đối với người nghe.
-Học sinh trao đổi theo nhóm.
- Học sinh trao đổi theo nhóm.
- Học sinh trao đổi theo nhóm.
Bảng Tóm tắt 1
Thể lọai
Mục đích sáng tác
Nội dung phản ánh
Kiểu nhân vật chính
Đặc điểm nghệ thuật
Sử thi (anh hùng)
Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân Tây Nguyên xưa
Xã hội Tây Nguyên cổ đại đang ở thời công xã thị tộc
Người anh hùng sử thi cao đẹp, kỳ vĩ (Đam San)
Biện pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp tạo nên hình tượng hòanh tráng, hào hùng.
Truyền thuyết
Thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
Kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử có thật qua một cốt truyện hư cấu. 
Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hóa
Từ “cái lõi sự thật lịch sử” được hư cấu thành câu chuyện mang yếu tố hoang đường, kỳ ảo.
Truyện cổ tích
Thể hiện mơ ước của nhân dân: Chính nghĩa thắng gian tà
Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác, chính nghĩa và gian tà.
Người con riêng, người con út, người nghèo khổ, bất hạnh, người tài giỏi
Truyện hư cấu. Kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính trải qua ba chặng trong cuộc đời.
Truyện cười
Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán xã hội
Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội
Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu (anh học trò giấu dốt, thầy lý tham tiền)
Truyện ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột để gây cười.
Bảng tóm tắt 2
Cốt lõi sự thật lỊch sử
Bi kịch được hư cấu
Những chi tiết hoang đường, kỳ ảo
Kết cục của bi kịch
Bài học rút ra
Cuộc xung đột An Dương Vương – Triệu Đà thời kỳ Âu Lạc ở nước ta
Bi kịch tình yêu (lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia)
Thần Kim Quy; lẫy nỏ thần; ngọc trai – giếng nước; Rùa vàng rẽ nước dẫn ADV xuống biển 
Mất tất cả:
- Tình yêu
- Gia đình
- Đất nước
Cảnh giác giữ nước, không chủ quan như ADV, không nhẹ dạ cả tin như Mị Châu.
Bảng Tóm tắt 3
Tên truyện
Đối tượng cười
Nội dung cười
Tình huống gây cười
Cao trào để “òa” ra tiếng cười
Tam đại con gà
Thầy đồ “dốt hay nói chữ”
Sự giấu dốt của con người
Luống cuống khi không biết chữ kê
Khi thầy đồ nói câu “dủ dỉ là.”
Nhưng nó phải bằng hai mày
Thầy lý và Cải
Tấn bi hài kịch củ việc hối lộ và ăn hối lộ
đã nut lout tiền hối lộ mà vẫn bị đánh (Cải)
Khi Thầy Lý nói “nhưng nó phải bằng hai mày”
E/ Củng cố - Dặn dò:
Chuẩn bị bài “Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX”. 
-----------------------------------------
Tiết 33 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
Ngày soạn: 10/2009
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:	
- Nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết đặc biệt là khả năng lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Viết lại Đề 
 2. Phân tích xác định yêu cầu của đề bài
 - Về kiểu bài:
 - Về nội dung: 
 - Về tư liệu: 
 3. Yêu cầu cụ thể: 
 4. Nhận xét về bài làm
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Công bố điểm số:
5. Sửa chữa cụ thể từng bài
 * Dàn ý.
 * Chính tả.
 * Dùng từ.
 * Đặt câu.
 6. Phát bài cho cả lớp
 7. Đọc bài mẫu, bài có điểm số cao nhất trong lớp:
 BÀI LÀM VĂN SỐ 3
(BÀI LÀM Ở NHÀ)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao kỹ năng viết bài văn tự sự.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng được học và rút kinh nghiệm bài làm văn số 2 để viết được một bài văn tự sự.
B. YÊU CẦU ĐỀ BÀI
 * Yêu cầu về kiểu bài:
 * Văn tự sự kết hợp biểu cảm
 * Yêu cầu đề tài: Kể lại sự kiện, sự việc diễn ra trong đời sống có tác động mạnh đến bản thân.
 * Yêu cầu về phương pháp:
 Văn tự sự 
 * Cần kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. 
 * Yêu cầu về bố cục bài văn: gồm đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết luận)
 * Yêu cầu về liên kết:
 - Liên kết nội dung
 - Liên kết hình thức
2. Ra đề
 Đề bài: Tôi không bao giờ quên được điều ấy.
BIỂU ĐIỂM
* Điểm 9 – 10: Đạt đầy đủ các yêu cầu trên về nội dung và hình thức. Văn kể sinh động, hấp dẫn, có cảm xúc. Diễn đạt mạch lạc, lưu lóat.
* Điểm 7 – 8: Nội dung đầy đủ, đạt tương đối về hình thức. Văn kể khá sinh động, cảm xúc tương đối khá. Diễn đạt lưu loát. 
* Điểm 5 – 6: Nội dung được nhưng chưa sâu. Văn viết tương đối lưu lóat, còn một số lỗi về hành văn, diễn đạt.
* Điểm 3– 4: Nôi dung và hình t hức đạt 1/3 yêu cầu. Diễn đạt còn vụng về.
* Điểm 1– 2: Quá kém, lạc đề
* Điểm 0: Không làm bài.
-----------------------------------------
Tuần 12
Tiết 34-35 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
Ngày soạn: /10/2009 TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:	
- Nắm được một cách khái quát những kiến thức cơ bản về; các thành phần văn học chủ yếu, các giai đọan văn học, những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
- Bồi dưỡng lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
a. SGK, SGV
b.Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: kết hợp giữa các phương pháp và hình thức
- Đọc sáng tạo, gợi tìm
- Trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
Nêu những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ hán và văn học chữ Nôm.
Dựa vào kiến thức được trình bày trong mục II, lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời Trung đại theo mẫu.
Nêu một số tác phẩm vănhọc đã học để làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết XIX
Văn học Việt Nam từ X đến hết XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật? 
I. Các thành phần của Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX 
1. Văn học chữ Hán
2. Văn học chữ Nôm
II. Các giai đọan phát triển của Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX 
1. Giai đọan từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV
2. Giai đọan từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
3. Giai đọan từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
4. Giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
 (Bảng tóm tắt)
III. Những đặc điểm lớn về nội dung của Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
1. Chủ nghĩa yêu nước
- Gắn liên tư tưởng “trung quân ái quốc”.
- Ý thức độc lập tự chủ, tự cường; tự hào dân tộc; lòng căm thù giặc; tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù; tự hào trước chiến công thời đại; tự hào trước truyền thống lịch sử; biết ơn ca ngợi những người hy sinh vì đất nước; tình yêu thiên nhiên đất nước
2. Chủ nghĩa nhân đạo:
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người, 
 - Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính,
- Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lý tốt đẹp giữa người và người
3. Cảm hứng thế sự:
- Phản ánh hiện thực xã hội, phản ành cuộc sống đau khổ của nhân dân.
- Hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội đương thời.
IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
 1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
 2. Khuynh hứơng trang nhã và xu hướng bình dị 
 3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài
 Bảng Tóm tắt các giai đọan văn học:
Giai đọan văn học
Nội dung
Nghệ thuật
Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm
Thế kỷ X đến hết XIV
Yêu nước mang âm hưởng hào hùng
VH chữõ Hán: Văn chính luận, văn xuôi viết về lịch sử, văn hóa, thơ phú
VH chữ Nôm: thơ, phú
Chiếu dời đô
Hịch tướng sĩ
Đại Việt sử ký.
Thế kỷ XV đến hết XVII
-Yêu nứơc mang âm hưởng ngợi ca.
- Phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến
VH chữ Hán: văn chính luận, văn xuôi tự sự.
VH chữ Nôm:Việt hóa thể thơ Đường luật, khúc ngâm, khúc vịnh, thơ lục bát, song thất lục bát
Bình Ngô đại cáo,
Thánh Tông di thảo,
Truyền kỳ mạn lục,
Quốc âm thi tập,
Bạch Vân quốc ngữ thi.
Thế kỷ XV đến hết XVII
Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa
Phát triển mạnh cả văn xuôi và văn vần, VH chữ Hán và chữ Nôm 
Hòang Lê nhất thống chí, 
Thượng kinh ký sự, 
Vũ trung tùy bút
Nửa cuối thế kỷ XIX
Yêu nước mang âm hưởng bi tráng
Tư tưởng canh tân đất nước
Thơ ca trữ tình – tráo phúng
- Chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng VH chữ Hán, chữ Nôm vẫn là chính.
- Thể lọaivà thi pháp truyền thống
- Bước đầu đổi mới theo hướng hiện đại hóa
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc,
Ngư tiều y thuật vấn đáp,
Chuyện giải buồn
 3. Củng cố:
 Gợi ý HS lập sơ đồ về văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam
Thành phần văn học
Đặc điểm nội dung
Đặc điểm nghệ thuật
Giai đọan văn học
Văn học chữ Hán
Chủ nghĩa yêu nước
Chủ nghĩa nhân đạo
Cảm hứng thế sự
Tính quy phạm
Thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV
Thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
Thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
Nửa cuối thế kỷ XIX
Tính trang nhã
Văn học chữ Nôm
Tiếp thu và dân tộc hóa văn học nước ngòai
E/ Dặn dò:
Chuẩn bị bài : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc10.doc