Giáo án Sinh học Lớp 10 - Nguyễn Thị Hải

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Nguyễn Thị Hải

I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS phải:

1. Về kiến thức

- Xác định được tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.

- Nêu được các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống.

- Nêu được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

- Phát huy tính tích cực của HS. Rèn luyện tư duy so sánh phân tích tổng hợp.

2. Về thái độ

- Có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

II. Phương tiện dạy học

- Tranh phóng to hình 1 SGK

III. Tiến trình bài giảng

* ổn đinh lớp và kiểm tra sĩ số

 

doc 38 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 1185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Nguyễn Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10A2 - Ngày soạn // 	Ngày dạy //
Phần một
giới thiệu chung về thế giới sống
Bài 1: các cấp tổ chức của thế giới sống
Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS phải:
Về kiến thức
- Xác định được tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.
- Nêu được các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống.
- Nêu được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
- Phát huy tính tích cực của HS. Rèn luyện tư duy so sánh phân tích tổng hợp.
Về thái độ
- Có cái nhìn bao quát về thế giới sống. 
II. Phương tiện dạy học
- Tranh phóng to hình 1 SGK
III. Tiến trình bài giảng
* ổn đinh lớp và kiểm tra sĩ số
Hoạt động thầy-trò
Nội dung
? Về mặt tổ chức sinh vật khác vật vô sinh ở điểm nào?
HS: - vật vô sinh: được cấu tạo nên bởi các nguyên tử - phân tử - đại phân tử.
- sinh vật? 
(HS quan sát H 1SGK)
GV: ở sinh vật có nhiều cấp độ tổ chức.
? trong các cấp tổ chức của sự sống, cấp độ nào được phân biệt rõ sinh vật với vật vô sinh ?
HS: Cấp cơ thể - vì chỉ ở cấp cơ thể mới biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống
?Đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể là gì?
HS
GV:+ Cơ thể đơn bào: mỗi tế bào là một cơ thể
+ Cơ thể đa bào: Nhiều tế TB bào tạo thành mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể 
GV: Tuy thế giới sống rất đa dạng và gồm nhiều cấp tổ chức sống khác nhau song vẫn mang những đặc điểm chung.
GV: Tuy thế giới sống rất đa dạng và gồm nhiều cấp tổ chức sống khác nhau song vẫn mang những đặc điểm chung.
?Tìm hiểu H.1 và SGK hãy cho biết nguyên tắc này được thể hiện ntn?
HS
VD: Tế bào thần kinh – bộ não
?Các đặc tính nổi trội là gì, nó được hình thành ntn?
?Tại sao lại gọi các tổ chức sống là hệ thống mở? Lấy VD?
HS VD: Hít O2, thải CO2
VD: KN thích nghi của cây rau mác 
 Sự cân bằng động trong quần thể,
 Hàm lượng đường máu duy trì 3,2-6,4 mmol/l. Khi cơ chế tự điều chỉnh không còn, đường máu tăng thì mắc bệnh tiểu đường. ở sinh vật đẳng nhiệt có cơ chế tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ổn định
?tại sao nói thế giới sống liên tục tiến hóa?
HS
GV: vì sinh vật luôn phát sinh biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh đã chọn lọc và giữ lại các dạng sống thích nghi nhất.
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống
- Các cấp cơ bản của thế giới sống bao gồm : Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. 
- Chỉ cấp cơ thể mới biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống.
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
II.Đặc điểm chung của thế giới sống
1.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng tổ chức sống cấp trên.
- Tổ chức sống cấp cao mang các đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn và có các đặc tính nổi trội 
- Đặc tính nổi trội:
 + là những đặc tính mà tổ chức sống thấp hơn không có được.
 + hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành.
- VD: + TĐC và năng lượng
 + Sinh sản
 + Sinh trưởng và phát triển
 + Cảm ứng
 + KN tự điều chỉnh
 + KN tiến hóa thích nghi với môi trường sống.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
- Mọi cấp độ tổ chức đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
-Thế giới sống liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới vô cùng đa dạng và phong phú.
IV. Củng cố: Phần ghi nhớ SGK
IV. Bài tập về nhà: Câu hỏi SGK
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy
bài 2: các giới sinh vật
Lớp dạy
Tiết ppct
Ngày dạy
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải nêu được khái niệm giới.
- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới ( hệ thống 5 giới).
- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật(giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật).
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
II. Phương tiện dạy học: 
- Tranh vẽ phóng to hình 2 sgk, máy chiếu.
- Phiếu học tập (các đặc điểm chính của các giới sinh vật) hoạt 
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
* ổn đinh lớp và kiểm tra sĩ số
Hoạt động của thầy & trò
nội dung
GV: viết sơ đồ: giới - ngành - lớp -bộ- họ - chi - loài
*em hiểu thế nào là giới?
- giới là gì ? cho ví dụ
gv cho học sinh quan sát tranh sơ đồ hệ thống 5 giới sv
*hệ thống phân loại 5 giới gồm những giới nào?
* tại sao không biểu thị các giới trên cùng một hàng?
(vì ngày nay các giới tồn tại song song )
*đặc điểm của giới khởi sinh?
*phương thức sống? 
* giới nguyên sinh gồm những đại diện nào?
* đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới nguyên sinh?
* giới nấm gồm những đại diện nào?
* đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới nấm?
* giới thực vật gồm những đại diện nào?
* đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới thực vật?
* giới động vật gồm những đại diện nào?
* đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới động vật?
* học sinh hoàn thành phiếu học tập 
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
1) Khái niệm giới:
- giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
2) Hệ thống phân loại 5 giới:
- giới khởi sinh (monera)đ tế bào nhân sơ 
- giới nguyên sinh (protista)
- giới nấm (fungi) tế bào
- giới thực vật (plantae) nhân thực
- giới động vật (animalia) 
II. Đặc điểm chính của mỗi giới:
1) Giới khởi sinh:( monera)
- gồm những loài vi khuẩn nhân sơ có kích thước nhỏ 1-5mm.
- phương thức sống đa dạng.
2) Giới nguyên sinh:(protista)
 ( tảo, nấm nhày và động vật nguyên sinh)
- tảo: s.vật nhân thực, đơn bào, đa bào. Hình thức sống quang tự dưỡng (cơ thể có diệp lục)
- nấm nhày: s.vật nhân thực, cơ thể tồn tại 2 pha đơn bào và hợp bào. Hình thức sống dị dưỡng, hoại sinh.
- ĐVNS: s.vật nhân thực, đơn bào. Hình dạng đa dạng, sống dị dưỡng.
3) Giới nấm:(fungi)
- gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào. thành tế bào chứa kitin.
- sinh sản hữu tính và vô tính (nhờ bào tử).
- hình thức sống dị dưỡng: hoại sinh, ký sinh, cộng sinh.
4) Giới thực vật:( plantae)
 (rêu, quyết, hạt trần, hạt kín)
- sinh vật nhân thực, đa bào, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ.
- hình thức sống: sống cố định, có khả năng quang hợp (có diệp lục) tự dưỡng.
5) Giới động vật:(animalia)
(thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai và động vật có dây sống)
- sinh vật nhân thực, đa bào, có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hoá cao.
- hình thức sống: dị dưỡng và có khả năng di chuyển.
IV. Củng cố: Bài tập cuối bài
V. Bài tập về nhà: hướng dẫn các em đọc thêm phần: em có biết - hệ thống 3 lãnh giới.	 	
Ngày soạn // 	Ngày dạy //
Phần hai: Sinh học tế bào
Chương I: thành phần hóa học của tế bào
Bài 3: các nguyên tố hóa học và nước
Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS phải:
Về kiến thức
- Nêu được các loại nguyên tố hóa học cần cho các cơ thể sống. Vai trò của các loại nguyên tố đó.
- Nêu được cấu tạo, tính chất và vai trò của nước.
- Nêu được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
Về kĩ năng
- Phát huy tính tích cực của HS. Rèn luyện tư duy so sánh phân tích tổng hợp. 
Về thái độ
- Xây dựng được niềm tin khoa học về sự sống. 
II. Phương tiện day học
- Tranh phóng to hình 3.1 và 3.2 SGK.
- Bảng 3 SGK.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
III. Tiến trình bài giảng
 * ổn đinh lớp và kiểm tra sĩ số
 A. Kiểm tra bài cũ (Bài đầu chương nên không kiểm tra)
 B. Tổ chức hoạt động dạy - học: 
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
?Có bao nhiêu nguyên tố hóa học trong tự nhiên tham gia vao thành phần cấu tạo nên cơ thể sống ?
HS: 
?Nguyên tố nào là chủ yếu, vì sao?
HS:
?Người ta chia các nguyên tố cần thiết cho sự sống thành mấy nhóm? phân biệt? Tầm quan trọng của chúng?
HS:
VD: Thiếu Iot gây bướu cổ
 Thiếu Fe gây thiếu máu
 Thừa các nguyên tố này cũng gây bệnh cho cơ thể 
 Thừa Iot gây bệnh Bazơdo
GV: Ngoài ra các nguyên tố vi lượng còn tham gia vào thành phần của các vitamin, heemoglobin, clorophyl,
?Quan sát hình 3.1 SGK mô tả lại cấu tạo hóa học của phân tử nước 
HS
?Quan sát hình 3.2 SGK và cho biết điều gì xảy ra khi đưa các tế bào sống vào ngăn dá tủ lạnh? 
HS:
GV: Nước trong tế bào chiếm một tỉ lệ lớn . 70-98% khối lượng cơ thể là nước. Nếu thiếu nước sẽ dẫn đến hậu quả gì?
?hãy lấy VD về hậu quả của một số trường hợp khi cơ thể bị thiếu nước? 
HS 
?Nước trong tế bào có vai trò gì ? 
HS:
I. Các nguyên tố hóa học
- Trong 92 nguyên tố hóa học trong tự nhiên có vài chục nguyên tố tham gia vào thành phần cấu tạo nên cơ thể sống.
- Các nguyên tố C, H, O, N đóng vai trò chủ yếu
- Dựa vào tỉ lệ về nguyên tố có trong cơ thể mà chia thành 2 loại:
 + Nguyên tố đa lượng (chiếm hơn 0,1%): C, H, O, N, S, P, .Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là thành phần cấu tạo nên tế bào.
 + Nguyên tố vi lượng (chiếm ít hơn 0,1%): Fe,Cu, Zn, Mn,Không thể thiếu với sự sống, một số là thành phần của các enzim.
II.Nước và vai trò của nước trong tế bào:
1.Cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước
- Cấu tạo: Một nguyên tử oxi kết hợp với hai nguyên tử hidro bằng các liên kết cộng hóa trị phân cực.
- Đặc tính: Có tính phân cực - có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống .
2. Vai trò của nước đối với tế bào 
- Nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc dạng liên kết.
*Vai trò
- Là thành phần cấu tạo của tế bào.
- Là dung môi hòa tan các chất.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa .
 C. Củng cố: Phần ghi nhớ SGK
IV. Bài tập về nhà: Câu hỏi SGK
Ngày soạn // 	Ngày dạy //
Bài 4: cacbonhidrat và lipit 
Mục tiêu bài học. Học xong bài này HS phải:
Về kiến thức
- Phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của các loại đường đơn, đường đôi, đường đa trong cơ thể sống. 
- Kể được các loại lipit, cấu tạo và chức năng của các loại lipit. 
Về kĩ năng
- Phát huy tính tích cực của HS. Rèn luyện tư duy so sánh phân tích tổng hợp 
Về thái độ
- Xây dựng được niềm tin khoa học về sự sống. 
Phương tiện day học
- Tranh phóng to hình 4.1 và 4.2 SGK
- Tranh phóng to hình 10.2 SGK (hình vẽ cấu tạo màng tế bào) 
- Hình vẽ công thức cấu tạo của mỡ, dầu và photpholipit.
Tiến trình bài giảng
 A. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày vai trò của các loại nguyên tố hóa học có trong cơ thể sống? 
- Quan sát H4.1SGK và dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết phân tử glucozo được cấu tạo bởi những nguyên tố nào? nó thuộc các nguyên tố đa lượng hay vi lượng vì sao?
 B. Tổ chức hoạt động dạy-học
Hoạt động thầy-trò
Nội dung
? Cacbonhidrat gồm những nguyên tố hóa học nào? 
HS: 
GV: Đường đơn còn được gọi là monosaccarit, có 2 loại là đường 5C (đường pentozo) và đường 6C (đường hexozo) 
GV: VD 
Saccarozo gồm glucozo + fructozo
Lactozo gồm glucozo + galactozo
GV: tùy theo cách thức liên kết của các đơn phân mà có các loại đường đa khác nhau với các đặc tính lí hóa học rất khác nhau.
GV: Glicogen: là chất dự trữ trong gan
Tinh bột: chất dự trữ trong ... có thẻ khuếch tán qua màng sinh chất vào trong tế bào? 
HS: 
? Tốc độ khuếch tán của các chất qua màng sinh chất phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
HS:
GV: Đối với những chất có kích thước lớn được đưa vào trong tế bào ntn?
?Nhập bào là gì? 
HS
?N/c SGK và phân biệt ẩm bào và thực bào? 
HS
I. Vận chuyển thụ động 
- Vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.
- Dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Sự khuếch tán của nước gọi là sự thẩm thấu.
- Có 2 cách vận chuyển thụ động
+ Vận chuyển qua lớp kép phôtpholipit
+ Vận chuyển qua kênh protein xuyên màng.
- Các chất khuếch tán qua màng sinh chất phụ thuộc vào:
+ Sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào.
+ Kích thước của phân tử chất tan.
+ Đặc tính của phân tử chất tan.
II. Vận chuyển chủ động 
- Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.
- Tiêu tốn năng lượng ATP.
- Cần có các “máy bơm” đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển.
III. Nhập bào và xuất bào
- Khái niệm: Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
- Có 2 loại nhập bào: ẩm bào và thực bào.
- Cơ chế: Màng tế bào lõm vào bao lấy “Đối tượng” đ đưa vào bên trong tế bào.
- Sự vận chuyển các chất ra khỏi tế bào theo cơ chế trên gọi là xuất bào.
C. Củng cố
 Phần ghi nhớ SGK
IV. Bài tập về nhà 
Câu hỏi SGK
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày soạn // 	Ngày dạy //
bài 12: thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải biết cách điều khiển sự đóng, mở của tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.
- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.
- Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong sách giáo khoa.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi và kỹ năng làm tiêu bản hiển vi.
II. Phương tiện dạy học: 
 a) Mẫu vật:
- lá thài lài tía (hoặc dong riềng, chuối hoa)có tế bào với kích thước tương đối lớn và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá.
 b) dụng cụ và hoá chất:
- kính hiển vi quang học với vật kính ´10, ´40 và thị kính ´10 hoặc ´15. phiến kính, lá kính.
- lưỡi dao cạo râu, nước cất, ống nhỏ giọt, dung dịch muối hoặc đường loãng, giấy thấm. 
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức: 
- kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- thế nào là dung dịch ưu trương, đẳng trương, nhược trương?khi cho tế bào vào các dung dịch trên nước thẩm thấu như thế nào qua màng tế bào và tế bào xảy ra hiện tượng gì? 
3. Giảng bài mới: 
A. Nội dung và cách tiến hành:
1)quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây:
* chú ý: tách 1 lớp mỏng phía dưới lá. đưa phiến kính vào giữa vi trường và vật kính ở bội giác bé ´10 rồi chọn vùng có lớp tế bào mỏng đưa vào giữa vi trường.
- chuyển vật kính sang bội giác lớn hơn ´40 để quan sát cho rõ. vẽ các tế bào biểu bì bình thường và các khí khổng quan sát được vào vở.
- để nguyên mẫu vật quan sát tế bào rõ nhất sau đó nhỏ dung dịch muối. chú ý nhỏ ít một cùng với việc dùng giấy thấm ở phía đối diện lá kính rồi quan sát quan sát tế bào và vẽ vào vở.
2) thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng:
*chú ý: chuyển mẫu vật trên vào vùng quan sát tế bào, khí khổng rõ nhất( lúc này khí khổng đóng hay mở?) vẽ khí khổng quan sát được.
- nhỏ 1 giọt nước cất cùng với việc dùng giấy thấm ở phía đối diện lá kính rồi quan sát tế bào, khí khổng và vẽ vào vở.
* trong khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên đi từng bàn để kiểm tra, sửa sai, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
B. Thu hoạch:
- mỗi nhóm học sinh làm 1 bản tường trình thí nghiệm kèm theo hình vẽ các tế bào, khí khổng ở các lần thí nghiệm khác nhau( ban đầu, khi cho nước muối, khi cho nước cất) và trả lời các lệnh ở sách giáo khoa.
C. Củng cố: 
	- gợi ý trả lời các lệnh trong sách giáo khoa.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày soạn // 	Ngày dạy //
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất 
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS phải:
1. Về kiến thức
- Phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra được các ví dụ minh họa. 
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP. 
- Trình bày được khái niệm chuyển hóa vật chất. 
2. Về kĩ năng
- Phát huy tính tích cực của HS. Rèn luyện tư duy so sánh phân tích tổng hợp.
3. Về thái độ
- Có cái nhìn bao quát về thế giới sống. 
II. Phương tiện dạy học
-Tranh phóng to hình 13.1 và 13.2 SGK
III. Tiến trình bài giảng
A. Giới thiệu chương 
B. Tổ chức hoạt động dạy-học
Hoạt động thầy-trò
Nội dung
?Hãy lấy ví dụ về các dạng năng lượng trong tế bào? 
HS: 
?Năng lượng là gì? 
HS:
GV: trong tế bào năng lượng tiềm ẩn dưới dạng các liên kết hóa học (chủ yếu trong các liên kết C-C, và C-H) trong các phân tử như cacbonhidrat, lipit,.Tuy nhiên đây chỉ là dạng năng lượng thô vì không trực tiếp sinh công mà phải qua các hệ thống chuyển hóa năng lượng đ ATP. Đây là dạng năng lượng “tinh” mà tế bào có thể sử dụng dễ dàng.
?Quan sát cấu trúc phân tử và mô tả cấu trúc của ATP? 
HS
?Vì sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng ? 
HS
?Năng lượng trong ATP dùng vào mục đích gì? 
HS:
? Em hiểu chuyển hóa năng lượng là gì? 
HS:
? chuyển hóa vật chất có vai trò gì? 
HS: 
HS: Hoàn thành PHT
 Phiếu học tập
Điền các từ sau vào chỗ trống sao cho có nghĩa: đồng hóa, dị hóa, tổng hợp, phân giải, sử dụng, cung cấp.
..
.. các chất hữu cơ phức tạp từ chất hữu cơ đơn giản
- . năng lượng ATP.
.. các chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản
- . năng lượng ATP
I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào
1. Khái niệm năng lượng 
- Năng lượng là khả năng sinh công. 
- Có 2 loại: 
+ Động năng: dạng năng lượng dẽ dàng sinh công.
+ Thế năng: dạng năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. 
- Năng lượng chủ yếu trong tế bào là hóa năng.
2. ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào. 
a. Cấu trúc
- Gồm 3 thành phần:
+ Bazơ nitơ adenin
+ đường ribozo
+ 3 nhóm phốtphat
- Liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng là các liên kết giàu năng lượng và rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng đ hợp chất cao năng (đồng tiền năng lượng của tế bào).
b. Chức năng 
Cung cấp năng lượng để:
+ Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
+ Vận chuyển các chất qua màng
+ Sinh công cơ học.
II. Chuyển hóa vật chất 
- Khái niệm: Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. 
- Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.
- Nhờ chuyển hóa vật chất và năng lượng mà tế bào thực hiện được các đặc tính khác của sự sống: sinh trưởng, cảm ứng và sinh sản. 
- Chuyển hóa vật gồm 2 mặt: 
+ đồng hóa 
+ dị hóa
C. Củng cố
 Phần ghi nhớ SGK
IV. Bài tập về nhà 
Câu hỏi SGK
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày soạn // 	Ngày dạy //
Bài 14: enzim và vai trò của enzim trong quá trình 
chuyển hóa vật chất 
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS phải:
1. Về kiến thức
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của enzim. 
- Trình bày được các cơ chế tác động của enzim.
- Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của enzim.
-Giải thích được cơ chế điều hòa chuyển hóa vật chất của tế bào bằng các enzim.
2. Về kĩ năng
- Phát huy tính tích cực của HS. Rèn luyện tư duy so sánh phân tích tổng hợp.
3. Về thái độ
- Có cái nhìn bao quát về thế giới sống. 
II. Phương tiện dạy học
-Tranh phóng to hình 14.1 và 14.2 SGK
III. Tiến trình bài giảng
A. Kiểm tra bài cũ
B. Tổ chức hoạt động dạy-học
Hoạt động thầy-trò
Nội dung
?N/c SGk và trình bày cấu trúc của enzim? 
HS: 
? N/c sơ đồ H14.1 SGK hãy giải thích cơ chế tác động của enzim? HS:
? Tại sao ở nhiệt độ cao enzim lại mất hoạt tính? ở nhiệt độ thấp thì sao? 
HS: 
? Tại sao hoạt tính enzim lại ảnh hưởng bởi nồng dộ cơ chất và nồng độ enzim?
HS: 
? Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất?
HS:
? em hiểu thế nào là ức chế ngược? Trả lời lệnh SGK?
I. Enzim 
* Khái niệm enzim: Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. 
 Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
 1. Cấu trúc 
- Có 2 loại:
+ Enzim 1 thành phần: chỉ là protein
+ Enzim 2 thành phần: gồm protein + chất khác không phải protein.
- Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất đ trung tâm hoạt động của enzim.
2. cơ chế tác động
E: Enzim
S: Cơ chất
P: Sản phẩm
E + S đ E-S đ E + P
- Liên kết E-S mang tính đặc thù đmỗi enzim chỉ xúc tác cho một phản ứng.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
- Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.
a. Nhiệt độ
- Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, ở đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.
b. Độ pH
- Mỗi enzim có một độ pH thích hợp.
c. Nồng đọ cơ chất và nồng độ enzim
- Với một lượng enzim xác định, khi lượng cơ chất tăng, ban đầu hoạt tính enzim tăng dần, về sau tăng chậm đ ngừng.
- Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ enzim tăng thì hoạt tính enzim tăng.
d. Chất ức chế và hoạt hoá enzim
II. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- Vai trò: enzim xúc tác làm tăng tốc độ của các phản ứng sinh hoá đ để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
- Tế bào điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất của cơ thể thông qua điều hoà hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hoá và ức chế.
C. Củng cố
 Phần ghi nhớ SGK
IV. Bài tập về nhà 
Câu hỏi SGK
Ngày soạn // 	Ngày dạy //
bài 15: thực hành: một số thí nghiệm về enzim
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yểu tố môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.
- Tự tiến hành được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong sách giáo khoa.
II. Phương tiện dạy học: 
a. mẫu vật: 1 vài củ khoai tây sống và khoai tây đã luộc chín.
b. dụng cụ và hoá chất: dao, ống nhỏ giọt, dung dịch H2O2, nước đá.	
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức: 
- kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. kiểm tra bài cũ: 
- hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
3. giảng bài mới: 
A) Nội dung và cách tiến hành:
- chia thành nhóm( mỗi nhóm tương ứng với 1 bàn)
- mỗi nhóm làm cả 3 thí nghiệm với khoai tây như sách giáo khoa hướng dẫn.
B) Thu hoạch:
- mỗi nhóm viết tường trình thí nghiệm và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
*chú ý: - trong khoai tây sống có enzim catalaza. cơ chất tác động của enzim catalaza là H2O2 và phân huỷ nó thành h2o và o2 . 
C) Củng cố: 
- yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim trong các thí nghiệm trên làm kết quả các thí nghiệm khác nhau.
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
- có thể làm thí nghiệm về vai trò của enzim ptialin trong nước bột với tinh bột.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_Sinh_10_GDTX_tron_bo.doc