Đề thi giữa học kì I môn Sinh học Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

Đề thi giữa học kì I môn Sinh học Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Sắp xếp các đơn vị phân loại từ lớn đến nhỏ

A. Lớp, bộ, họ, chi, ngành, giới, loài

B. Giới, bộ, ngành, chi, loài, họ, lớp

C. Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài

D. Giới, ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài

Câu 2: Sinh vật nhân thực gồm những giới nào.

A. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật

B. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật

C. Giới khởi sinh, giới nấm, giới động vật, giới thực vật

D. Giới thực vật, giới nấm, giới khởi sinh, giới nguyên sinh

 

doc 3 trang Người đăng Thực Ngày đăng 28/05/2024 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì I môn Sinh học Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT .......................
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT, GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: SINH HỌC, KHỐI 1O
PHẦN TRĂC NGHIỆM: (3 điểm)
Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Sắp xếp các đơn vị phân loại từ lớn đến nhỏ
Lớp, bộ, họ, chi, ngành, giới, loài	B. Giới, bộ, ngành, chi, loài, họ, lớp
C. Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài	D. Giới, ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài
Câu 2: Sinh vật nhân thực gồm những giới nào.
A. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật
B. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật
C. Giới khởi sinh, giới nấm, giới động vật, giới thực vật
D. Giới thực vật, giới nấm, giới khởi sinh, giới nguyên sinh
Câu 3: Tập hợp nào thuộc giới nấm:
A. Nấm nhầy, nấm sợi, nấm mũ	B. Nấm men, nấm sợi, địa y
C. Nấm men, nấm sợi, nấm nhầy.	D. Nấm men, nấm nhầy, địa y.
Câu 4: Các ngành của giới thực vật?
A. Tảo, quyết, hạt trần, hạt kín	B. Nấm,quyết, hạt trần, hạt kín 
C. Rêu, tảo, hật trần, hạt kín	D. Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín
Câu 5: Các nguyên tố chủ yếu của tế bào?
A. C, H, O, P	B. Ca, C, O, P	C. C, H, O, N	D. C, H, O, Ca
Câu 6: Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết:
Liên kết cộng hoá trị	B. Liên kết ion
C. Liên kết hoá trị	D. Liên kết hiđrô
Câu 7: Những chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong tế bào.
Cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axít nuclêic
B. Cacbohiđrat, lipit, axítnuclêic, glicôgen
C. Cacbohiđrat, lipit, prôtêin, xenlulôzơ
D. Cacbohiđrat, axít amin, prôtêin, axít nuclêic
Câu 8: Những đường nào là đường đơn:
A. Fructôzơ, glucôzơ, saccarôzơ, hecxôzơ	B. Glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ, hecxôzơ
C. Glucôzơ, Fructôzơ, galactôzơ, hecxôzơ	D. Fructôzơ, galactôzơ, saccarôzơ, hecxôzơ
Câu 9: Hợp chất nào có đơn vị cấu trúc là glucôzơ?:
A. Lactôzơ	B. Mantôzơ	C. Saccarôzơ	D. Tinh bột
Câu 10: Đặc điểm cấu tạo của phân tử AND là:
A. Hai mạch xoắn kép, đa phân, tự nhân đôi
B. Hai mạch xoắn kép, kích thước khối lượng lớn, tự nhân đôi
C. Hai mạch xoắn kép, kích thước khối lượng lớn, đa phân
D. Hai mạch xoắn kép, kích thước khối lượng lớn, tự nhân đôi, đa phân
Câu 11: Cấu tạo của một Nuclêôtit là:
A. Axít photphoric, đường ribôzơ, bazơnitric
B. Axít photphoric, đường đêôxiribôzơ, bazơnitric (A hoặc T hoặc G hoặc X)
C. Axít photphoric, đường ribôzơ, axít amin
D. Axít photphoric, đường đêôxiribôzơ, axít amin
Câu 12: Liên kết nối giữa 2 Nu trên hai mạch pôlinuclêôtit là:
A. Liên kết hiđrô	B. liên kết peptit	C. liên kết hoá trị	D. liên kết ion
PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Nêu sự khác biệt cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật? (1 điểm)
Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của prôtêin. (2.5 điểm)
Câu 3: So sánh giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa ADN và ARN? (2.5 điểm)
Câu 4: Trong thực tế người ta xét nghiệm ADN nhằm mục đích gì? (1 điểm)
----------------------------
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH LỚP 10
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu: 1C, 2B, 3B, 4D, 5C, 6D, 7A, 8C, 9D, 10C, 11B, 12A.
PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: 
- Giới thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, sống cố định, cảm ứng chậm. (0.5đ)
- Giới động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, sống di chuyển, cảm ứng nhanh. (0.5đ)
Câu 2:
* Cấu trúc của prôtêin: (1.5đ)
- Cấu trúc bậc 1: Chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại aa trong chuỗi pôlipeptit.
- Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại ở mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp tao nên cấu trúc bậc 2 Cấu trúc bậc 3 và 4: Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn
hoặc gấp khúc lại tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng gọi là cấu trúc bậc 3. khi một prôtein được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi pôlipeptit lại liên kết với nhau theo một cách nào đó tao nên cấu trúc bậc 4.
* Chức năng của prôtêin: (1.5đ)
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
- Dự trữ các aa.
- Vận chuyển các chất.
- Bảo vệ cơ thể.
- Thu nhận thông tin.
- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.
Câu 3: (2.5đ)
Giống nhau: Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 1 (Nu). 1(Nu) gồm 3 thành phần đó là đường, nhóm phôtphat và bazơ nitơ.
Khác nhau: ADN đường là pentôzơ (C5H10O4), bazơ nitơ có A, T, G, X, gồm 2 mạch và có 4 loại (Nu) đó là: A, T, G, X.Còn ARN đường ribôzơ (C5H10O5), ba zơ ni tơ có A, U, G, X, gồm có 1 mạch và có 4 loại (Nu) đó là: A, U, G, X.
Câu 4: (1đ)
Để truy tìm thủ phạm, xác định quan hệ huyết thống, xác định thân nhân của các hài cốt...
---------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_10_co_dap_an_nam_hoc_2.doc