CHƯƠNG III:CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.CÁC QUYỂN
CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
BÀI 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.THẠCH QUYỂN.
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
1.Về kiến thức:
- Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc trái đất
- Biết được khái niệm thạch quyển và phân biệt được thạch quyển và vỏ trái đất
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng và vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
2.Về kĩ năng:
- Nhận biết cấu trúc bên trong của trái đất qua hình vẽ
- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết Kiến tạo mảng: các mảng, cách tiếp xúc của các mảng và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.
3.Về thái độ:
- Vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để có nhận thức đúng đắn về vận động tạo núi của Trái Đất.
- Hiểu được cấu trúc của trái đất và giải thích các hiện tượng có liên quan.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI .
- Lắng nghe tích cực và phản hồi tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng
- Tìm kiếm và xử lý thông tin
- Quản lý thời gian
CHƯƠNG III:CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ BÀI 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc trái đất - Biết được khái niệm thạch quyển và phân biệt được thạch quyển và vỏ trái đất - Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng và vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa. 2.Về kĩ năng: - Nhận biết cấu trúc bên trong của trái đất qua hình vẽ - Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết Kiến tạo mảng: các mảng, cách tiếp xúc của các mảng và kết quả của mỗi cách tiếp xúc. 3.Về thái độ: - Vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để có nhận thức đúng đắn về vận động tạo núi của Trái Đất. - Hiểu được cấu trúc của trái đất và giải thích các hiện tượng có liên quan. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI . - Lắng nghe tích cực và phản hồi tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng - Tìm kiếm và xử lý thông tin - Quản lý thời gian III .PHƯƠNG PHÁP Thảo luận nhóm Vấn đáp Giảng giải Bản đồ, biểu đồ IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Giáo viên: Hình ảnh về các cách tiếp xúc của các mảng Kiến tạo, bảng phụ, chuẩn kiến thức, kĩ năng, tài liệu tích hợp, bài soạn, SGK, SGV.... 2.Học sinh: SGK, vở ghi, Tập bản đồ thế giới V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy vẽ đường chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm ? 3. Bài mới: a. Khám phá Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời và còn được biết tên với các tên "hành tinh xanh" hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển của Trái Đất đã có thay đổi đáng kể bầu khí quyển và các điều kiện vô cơ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật nói riêng, cũng như sự phổ biến sự sống bắt đầu hình thành. Đó là tình trạng bên ngoài Trái Đất, Vậy cấu tạo của Trái đất như thế nào và những thành phần của trái đất được hình thành ra sao, bài học hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu điều đó. b.Kết nối: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiểu các lớp cấu tạo của Trái Đất Bước 1: GV nêu cho học sinh biết về phương pháp nghiên cứu cấu tạo của trái đất Bước 2: GV hỏi học sinh: Quan sát hình 7.1 sgk kết hợp với hình trên bảng hãy nêu cấu tạo trái đất gồm mấy lớp HS trả lời, GV chuẩn kiến thức Bước 3: Hoạt động nhóm GV chia lớp thành 3 nhóm và cùng tìm hiểu cấu tạo trái đất, mỗi nhóm 1 lớp +Nhóm 1: tìm hiểu về lớp vỏ trái đất +Nhóm 2: tìm hiểu về lớp Manti +Nhóm 3: tìm hiểu về nhân Trái Đất HS thảo luận và cử đại diện trả lời; GV chuẩn kiến thức Bước 4: Tìm hiểu khái niệm Thạch Quyển GV cho HS xem hình ảnh về cấu tạo của thạch quyển và yêu cầu HS nêu khái niệm thạch quyển HS quan sát trả lời; GV chuẩn kiến thức HĐ 2: Tìm hiểu nội dung của thuyết Kiến Tạo Mảng Bước 1: GV giới thiệu qua cho HS biết về lịch sử ra đời của thuyết kiến tạo mảng Bước 2: - GV cho học sinh xem những hình ảnh về thuyết kiến tạo mảng - GV trình bày cho HS biết quá trình diễn biến của thuyết kiến tạo mảng qua thời gian - GV tiếp tục trình bày những nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng Bước 3: - GV cho HS xem bản đồ các mảng kiến tạo trên trái đất và các hoạt động tách dãn sau đó đưa ra các câu hỏi : Em hiểu thế nào là các mảng kiến tạo? - GV: “Thuyết Kiến tạo mảng là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa, đại dương trên bề mặt TĐ. Học thuyết được xây dựng trên các thuyết về lục địa trôi và sự tách dãn đáy đại dương.” - HS nêu được: Mảng kiến taọ là các đơn vị cấu trúc của vỏ TĐ do trong quá trình hình thành của nó bị biến dạng, đứt gẫy tạo thành. - HS trình bày GV chuẩn kiến thức trên bảng phụ Tìm hiểu các đơn vị kiến tạo(HS làm việc cá nhân:5 phút) GV yêu cầu HS: Dựa vào hình 7.3 nêu tên 7 mảng kiến tạo và xác định được vị trí ? HS trình bày GV chuẩn kiến thức Tìm hiểu sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo(HS hoạt động theo nhóm:16 phút) GV cho HS quan sát hình 7.4 và kết hợp hình 7.3 SGK cho biết các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của các cách tiếp xúc, cho ví dụ cụ thể. GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1,2 trả lời tiếp xúc tách dãn Nhóm 3,4 trả lời tiếp xúc dồn nén và tiếp xúc trượt ngang - Đại diện HS trình bày GV chuẩn kiến thức và ví dụ. + Tách dãn: Á- Âu và Bắc Mĩ nằm hai bên sống núi giữa Bắc Đại Tây Dương. + Dồn ép: mảng TBD luồn xuống dưới mảng Nam Mĩ=>vực biển sâu Pê ru- Chi lê ở mảng TBD còn dãy Anđet ở mảng Nam Mĩ + Giữa Á- Âu và Ấn Độ hình thành dãy núi cao Himalaya + TBD luồn xuống mảng Philippin=>vực sâu Marian ở TBD, đảo núi lửa ở Philippin + Trượt ngang:Bắc Mĩ và TBD hình thành đứt gãy Caliphoocnia Tích hợp GDBVMT: MT tự nhiên chịu ảnh hưởng một phần của sự tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo: Hiện tượng động đất và núi lửa ở một số khu vực trên thế giới. Cấu trúc của Trái Đất Cấu tạo bên trong trái đất gồm 3 lớp + Lớp vỏ trái đất + Lớp Manti + Lớp nhân trái đất Thạch quyển: gồm Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất. II. Thuyết Kiến tạo mảng 1.Nội dung thuyết Kiến tạo mảng: - Vỏ TĐ trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gẫy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo.Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. - Các mảng không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt TĐ mà còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương(lục địa chỉ là bộ phận nổi cao nhất trên mảng kiến tạo). - Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo, có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên, nằm ngang dưới thạch quyển. - Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể có nhiều cách tiếp xúc. 2.Vỏ Trái Đất gồm có các đơn vị kiến tạo mảng tạo thành: Bảy mảng kiến tạo lớn là: (Thái Bình Dương; Ấn Độ-Ôxtrâylia; Âu-Á; Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Nam Cực) 3.Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của Manti trên: a.Tiếp xúc tách dãn:Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ phun trào lên, tạo thành các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa,... b.Tiếp xúc dồn nén: Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, chỗ tiếp xúc bị nén ép, dồn lại và nhô lên(mảng nọ xô chờm hoặc luồn xuống dưới mảng kia), hình thành các dãy núi, sinh ra động đất, núi lửa,... c. Tiếp xúc trượt ngang: Đứt gãy dọc theo đường tiếp xúc VI.CỦNG CỐ Làm bài tập trắc nghiệm 1) Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất : a.Lớp cứng, mỏng, dày 5-70km, gồm tầng trên, tầng giữa và tầng dưới b.Lớp cứng, mỏng, dày 15-70km, gồm tầng trên, tầng dưới c.Lớp cứng, mỏng, dày 5-50km, gồm tầng trên, tầng giữa và tầng dưới 2) Cấu trúc của Trái đất gồm: a.Lớp vỏ, nhân ngoài, nhân trong b.Lớp vỏ, Manti , nhân c.Lớp vỏ, Manti trên, Manti dưới 3). Giới hạn của thạch quyền gồm có: a.Lớp vỏ trái đất và lớp manti trên b.Lớp vỏ trái đất và cả lớp manti c.Lớp vỏ trái đất và phần trên của lớp manti VII. DẶN DÒ HƯỚNG DẪN HỌC VÀ LÀM BÀI Ở NHÀ 1.Lập bảng so sách các lớp cấu tạo của Trái Đất Lớp vỏ Lớp Manti Lớp nhân Vị trí Độ dày Các lớp cấu tạo Trạng thái 2. Học trả lời các câu hỏi trong SGK 3. Chuẩn bị bài mới: - Tìm hiểu các khái niệm: nội lực, ngoại lực các hiện tượng của các vận động thẳng đửng, nằm ngang
Tài liệu đính kèm: