I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm nguồn lực; hiểu được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế.
2. Kĩ năng:
- Phân tích các sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu nền kinh tế.
- Biết cách tính cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.
3. Thái độ:
Nhận thức được các nguồn lực để phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của Việt Nam, địa phương, cố gắng học tập để phục vụ kinh tế của đất nước sau này.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền kinh tế. Biểu đồ cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, nội dung thảo luận và trả lời các câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động
1.1 Mục tiêu:
- Xác định các khu vực thưa dân và các khu vực đông dân
- Giải thích vì sao lại có sự phân bố dân cư không đều?
1.2. Phương thức: cá nhân
1.3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Treo bản đồ, phát vấn
Bước 2: HS xem bản đồ và tiến hành phân tích tìm kiếm kiến thức.
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV chuẩn kiến thức, giới thiệu bài mới
2. Bài mới
Hoạt động 1: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Mục tiêu: Trình bày được khái niệm nguồn lực; hiểu được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
Phương thức:
- Phương pháp dạy học thuyết trình, đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề
- Cả lớp
Các bước của hoạt động
Ngày soạn: 15/11/2019 Tuần: 15 Tiết: 30 Chương VI. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ Bài 26. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm nguồn lực; hiểu được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. - Hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế. 2. Kĩ năng: - Phân tích các sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu nền kinh tế. - Biết cách tính cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước. 3. Thái độ: Nhận thức được các nguồn lực để phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của Việt Nam, địa phương, cố gắng học tập để phục vụ kinh tế của đất nước sau này. 4. Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền kinh tế. Biểu đồ cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, nội dung thảo luận và trả lời các câu hỏi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động 1.1 Mục tiêu: - Xác định các khu vực thưa dân và các khu vực đông dân - Giải thích vì sao lại có sự phân bố dân cư không đều? 1.2. Phương thức: cá nhân 1.3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Treo bản đồ, phát vấn Bước 2: HS xem bản đồ và tiến hành phân tích tìm kiếm kiến thức. Bước 3: HS trình bày Bước 4: GV chuẩn kiến thức, giới thiệu bài mới 2. Bài mới Hoạt động 1: Các nguồn lực phát triển kinh tế öMục tiêu: Trình bày được khái niệm nguồn lực; hiểu được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. öPhương thức: - Phương pháp dạy học thuyết trình, đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề - Cả lớp öCác bước của hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Đọc mục 1 và dựa vào sơ đồ, hãy nêu khái niệm nguồn lực và các loại nguồn lực Đọc mục 3, hãy nêu vai trò của từng loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và cho ví dụ chứng minh. Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường Các loại nguồn lực: Nguồn lực được phân thành 3 loại: - Vị trí địa lí - Nguồn lực tự nhiên - Nguồn lực kinh tế – xã hội. Bước 4: GV chỉ định một vài HS trả lời câu hỏi. Bước 5: GV tóm tắt và giải thích rõ hơn khái niệm và sự phân chia các loại nguồn lực. GV nói thêm về nguồn lực bên trong (nội lực) và nguồn lực bên ngoài (ngoại lực). I. Các nguồn lực phát triển kinh tế 1. Khái niệm: nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường 2. Các loại nguồn lực: Nguồn lực được phân thành 3 loại: - Vị trí địa lí - Nguồn lực tự nhiên - Nguồn lực kinh tế – xã hội. 3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế: - Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, giữa các quốc gia. - Nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên) là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất. - Nguồn lục kinh tế – xã hội tạo cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế. Hoạt động 2 : Cơ cấu nền kinh tế öMục tiêu: Hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế. öPhương thức: - Phương pháp dạy học thuyết trình, đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề - cá nhân öCác bước của hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung mục I và dựa vào sơ đồ, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế: - Cơ cấu ngành kinh tế - Cơ cấu lãnh thổ. - Cơ cấu thành phần kinh tế Bước 4: HS báo cáo kết quả thảo luận (đại diện một vài nhóm, các nhóm khác góp ý). Bước 5: GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức và giải thích thêm. GV giải thích khái niệm cơ cấu nền kinh tế. GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ cơ cấu nền kinh tế và nêu các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế. GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu về cơ cấu GDP theo ngành thời kì 1990-2004, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của thế giới, các nước phát triển, các nước đang phát triển và của Việt Nam. GV giải thích khái niệm cơ cấu lãnh thổ và mối quan hệ giữa cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành. GV giải thích, làm rõ cơ cấu thành phần kinh tế; phân tích mối quan hệ giữa ba bộ phận của cơ cấu nền kinh tế, lưu ý vai trò quan trọng của cơ cấu ngành. II. Cơ cấu nền kinh tế 1. Khái niệm: cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. 2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế: - Cơ cấu ngành kinh tế - Cơ cấu lãnh thổ. - Cơ cấu thành phần kinh tế a. Cơ cấu ngành: Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. b. Cơ cấu lãnh thổ: Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, được hình thành do việc phân bố của các ngành theo không gian địa lí. Cơ cấu lãnh thổ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành kinh tế. Có các cơ cấu lãnh thổ khác nhau ứng với mỗi cấp phân công lao động lãnh thổ: Toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng. c. Cơ cấu thành phần kinh tế: được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau. 3. Luyện tập: 3.1. Mục tiêu: - Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế - Hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế. 3.2. phương thức: cá nhân. - Lập sơ đồ phân loại nguồn lực - Phân tích vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 4. Vận dụng, mở rộng: Phân tích mối quan hệ giữa ba bộ phận của cơ cấu nền kinh tế Trà Cú, ngày .tháng.năm 2019 Duyệt của TP Kim Ngọc Thái
Tài liệu đính kèm: