I. mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng : nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt của chất phản ứng, xúc tác có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
2. Kĩ năng :
- Học sinh vận dụng : Thay đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt để thay đổi tốc độ phản ứng. Dùng chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng.
Ngày sạon: 5/03/2009 Ngày dạy: Lớp dạy A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 Tiết 62. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức : - Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng : nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt của chất phản ứng, xúc tác có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. 2. Kĩ năng : - Học sinh vận dụng : Thay đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt để thay đổi tốc độ phản ứng. Dùng chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng. II. Chuẩn bị GV: Nội dung kiến thức bài học HS: Đọc trước bài IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định tổ chức lớp Lớp A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 Sĩ số Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: GV : - Nghiên cứu phản ứng xảy ra giữa dung dịch axit HCl có cùng thể tích cùng nồng độ nhận xét so sánh mức độ sủi bọt khí CO2 ở mỗi trường hợp từ đó kết luận về sự liên quan giữa diện tích bề mặt chất sẵn với tốc độ phản ứng. Hoạt động 2: GV : Hướng dẫn HS nghiên cứu thí nghiệm phân huỷ H2O2 trong SGk - Yêu cầu HS so sánh tốc độ phản ứng trong 2 Hoạt động 3 : Giáo viên đặt một số câu hỏi áp dụng. 1) Tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí tạo nên nhiệt độ hàn cao hơn. 2) Tại sao khi đun bếp ở gia đình người ta thường đập nhỏ than, củi ra ? 4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt. - Cho Axit HCl tác dụng với 2 mẫu đá vôi có kích thước khác nhau. CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2 + H2O Kết luận : Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. 5. Ảnh hưởng của chất xúc tác. - Thí nghiệm : xét sự phân hủy của H2O2 chậm trong dung dịch ở nhiệt độ thường. 2H2O2 ® 2H2O + O2 - Khi cho vào 1 ít bột MnO2 Phản ứng xảy ra nhanh hơn - Khi kết thúc phản ứng chất xúc tác MnO2 không bị tiêu hao. Kết luận : Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. III. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. 4. Củng cố GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4 và bài tập 6 để củng cố Bài 4: Tăng nồng độ và tăng nhiệt độ Tăng nhiệt độ Tăng diện tích tiếp xúc Bài 6: Tốc độ phản ứng tăng Tốc độ phản ứng giảm ( Tăng diện tích tiếp xúc) Tăng tốc độ phản ứng do tăng nhiệt độ Tốc độ phản ứng không thay đổi 5. Dặn dò Về nhà học bài và đọc trước bài thực hành
Tài liệu đính kèm: