Giáo án Lịch sử 10 - Bài 20 Xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV

Giáo án Lịch sử 10 - Bài 20 Xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV

Bài 20

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

+ Giúp học sinh hiểu:

- Trong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nỗ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc, tiên tiến.

- Trải qua các triều đại Đinh - lê - Lý - Trần - Hồ - Lê Sơ ở các thế kỷ X-XV, công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt (còn gọi là văn hóa Thăng Long).

- Nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc.

 

doc 8 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1450Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 20 Xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT : Nguyễn Trãi Ngày soạn: 14/02/2017
GVHD : Bùi Văn Huynh Ngày dạy : 21/02/2017
GSTT : Mai Thị Lệ Quyên Bài : 20
Lớp : 10A2 Tiết PPCT : 26
Bài 20
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức 
+ Giúp học sinh hiểu:
- Trong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nỗ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc, tiên tiến.
- Trải qua các triều đại Đinh - lê - Lý - Trần - Hồ - Lê Sơ ở các thế kỷ X-XV, công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt (còn gọi là văn hóa Thăng Long).
- Nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc.
2. Tư tưởng: 
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về văn hóa dân tộc.
- Trách nhiệm của học sinh đối với quê hương đất nước.
- Phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa.
3. Kỹ năng: Phân tích, đánh giá, so sánh các giai đoạn lịch sử cùng những kỹ năng quan sát, phát hiện.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:
Lược đồ Việt Nam, tranh ảnh thời Lý - Trần - Lê tư liệu,thơ, phú.
1. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông -Nguyên?
2. Mở bài: Từ ngay sau khi giành độc lập, trải qua gần 6 thế kỷ lao động, chiến đấu, nhân dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hóa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Để thấy được những thành tựu văn hóa, nhân dân ta xây dựng được từ thế kỷ X-XV chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài 20.
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Thời gian(phút)
* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân:
- GV đặt câu hỏi: Từ thế kỷ X- XV có những dòng tư tưởng tôn giáo nào tồn tại ở nước ta?
- HS: xem SGK và trả lời
- GV: yêu cầu học sinh đọc SGK để thấy được sự phát triển của nho giáo ở nước ta qua các thời đại Lý, Trần, Lê Sơ.
- GV kết luận: Nho giáo, phật giáo, đạo giáo. Bước sang thời kỳ độc lập, trong bối cảnh có chủ quyền độc lập các tôn giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc có điều kiện phát triển.
- HS: Lắng nghe và ghi chép lại.
- GV đặt câu hỏi: Nho giáo có nguồn gốc từ đâu? Do ai sáng lập? giáo lý cơ bản của nho giáo là gì?
- HS: Trình bày những hiểu biết của mình về nho giáo.
- Giáo viên kết luận: Nho giáo lúc ban đầu chưa phải là tôn giáo mà là một học tuyết của Khổng Tử (ở Trung Quốc). Sau này một đại biểu của nho học là Trung Đông Thư đã dùng thuyết âm dương, dùng thần học để lý giải biện hộ cho những quan điểm của Khổng Tử biến nho học thành một tôn giáo (Nho giáo).
+ Tư tưởng quan điểm của nho giáo đề cao những nguyên tắc trong quan hệ xã hội theo đạo lý “Tam cương, ngũ thường” trong đó tam cương có 3 cặp quan hệ Vua-tôi, Cha-con, Chồng-vợ.
+ Ngũ thường là: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (5 đức tính của người quân tử).
- HS: Theo dõi SGK và trả lời 
- GV đặt câu hỏi: Tại sao Nho giáo và chữ Hán sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân?
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
- GV giải thích: Những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo đã quy định một trật tự, kỷ cương, đạo đức phong kiến rất quy cũ, khắt khe, vì vậy giai cấp thống trị đã triệt để lợi dụng Nho giáo để thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Còn đối với nhân dân chỉ tiếp thu khía cạnh đạo đức của nho giáo. Nhà Lê Sơ Nho giáo trở thành độc tôn, lúc này nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
- GV: yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển của phật giáo qua các thời kỳ Lý-Trần-Lê Sơ.
- HS: Theo dõi SGK và trả lời.
- GV: Bổ sung Phật giáo giữ vị trí 
đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân và trong triều đình, nhà nước phong kiến thời lý coi đạo phật là Quốc đạo
- GV: Có thể kể cho HS nghe tên một số ngôi chùa cổ nổi tiếng đến hiện nay như: Chùa keo, chùa dâu, chùa Bái Đính.
* Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân:
- GV: Nêu sự thành lập văn miếu năm 1070 và việc mở rộng khoa thi nho học đầu tiên 1075 để xác định sự hình thành của nền giáo dục Đại Việt từ TK XI-XV.
- GV: Yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được biểu hiện của sự phát triển của giáo dục ở TK X_XV.
- HS: Theo dõi SGK và trả lời.
- GV: Bổ sung kết luận về những biểu hiện của sự phát triển giáo dục và có thể nhắc đến các kỳ thi hương, hội, đình.
- GV: Thông qua hình ảnh bia tiến sĩ văn miếu đặt câu hỏi cho HS
Việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng gì?
- HS: Lắng nghe và trả lời
- GV: Bổ sung việc làm này có tác dụng khuyến khích học tập đề cao những người tài giỏi cần cho đất nước.
- GV: Tìm hiểu bia tiến sĩ và giảng cho hs nghe
Gồm 82 tấm bia đá, được dựng từ năm 1484 đến năm 1780, gồm: 13 bia khắc các khoa tiến sĩ triều đại nhà Lê sơ, 1 bia khắc khoa thi tiến sĩ triều đại nhà Mạc, 68 bia khắc các khoa thi tiến sĩ triều đại nhà Lê trung hưng), đề danh cùng thứ bậc và quê quán của 1304 vị tiến sĩ Nho học 
- GV: Nhấn mạnh về hạn chế của giáo dục là không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
GV: Trình bày sự phát triển của văn học dân gian? 
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về sự phát triển của văn học.
- GV: Đặc điểm của thơ văn TK X_XV?
- HS: lắng nghe, trả lời.
- GV: Chốt ý.
* Hoạt động 3: Nhóm
GV: Chia nhóm cho trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: Hãy kể tên một số công trình kiến trúc ở giai đoạn này?
+ Nhóm 2: Hãy kể tên một số công trình Điêu khắc ở giai đoạn này?
+ Nhóm 3: Hãy kể tên một số công Nghệ thuật sân khấu ở giai đoạn này?
+ Nhóm 4: Hãy kể tên một số nhạc cụ âm nhạc ở giai đoạn này?
- Gv: yêu vầu học sinh lập Bảng về lĩnh vực, nội dung Khoa học kỹ thuật.
Lĩnh Vực
Nội Dung
I.Tư tưởng, tôn giáo:
Tiếp thu nho giáo, phật giáo, đạo giáo thời Bắc thuộc,sang thời kỳ độc lập có điều kiện phát triển. 
1. Nho giáo:
-Thời Lý, Trần Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.
- Thời Lê Sơ, nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
2. Phật giáo: 
- Thời Lý-Trần, phật giáo được phổ biến rộng rãi, chúa chiền được xây dựng ở nhiều nơi.
- Thời Lê Sơ, phật giáo bị hạn chế thu hẹp nhưng phật giáo đi sâu trong quần chúng nhân dân.
3. Đạo giáo:
- Tồn tại song song với nho giáo và phật giáo.
- Từ cuối TK XIV Phật giáo và đạo giáo suy giảm.
- TK XV Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn nhà nước Phong kiến Lê Sơ.
II. Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật:
1. Giáo dục:
- 1070, vua Lý Thánh Tông lập văn miếu thờ Khổng Tử, Chu Công và 72 vị hiền tài. 
- 1075 khoa thi đầu tiên được tổ chức.
+ Thời Trần: Giáo dục thi cử quy định chặt chẽ.
+ Thời Lê Sơ: Cứ 3 năm có một kỳ thi hội để chọn tiến sĩ.
+ Thời Lê Thánh Tông:
(1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi hội, có 501 người đỗ tiến sĩ.
- 1484 Nhà nước quyết định cho dựng bia tiến sĩ.
+ Tác dụng: đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước.
- Tuy nhiên giáo dục nho học chủ yếu phục vụ chính trị-xã hội, không quan tâm đến KHKT, không tạo điều kiện kinh tế phát triển.
2. Sự phát triển văn học:
- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ.
- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển
- Đặc điểm:
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
=> Hình thành nền văn học dân tộc.
3. Sự phát triển của nghệ thuật:
Kiến trúc
Chùa, tháp phổ Minh, Kinh đô Thăng Long, Thành nhà Hồ
Điêu khắc
rồng mình trơn cuộn lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở, vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn
Sân khấu
 tuồng, chèo, múa rối nước
Âm nhạc
 Trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm
Dân gian
Khá phổ biến
Lĩnh Vực
Nội Dung
sử
Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Lam Sơn Thực Lục
Địa
Dư đại chí, Hồng Đức bản đồ.
Toán
Đại hành toán Pháp, lập thành toán pháp.
Quân sự
Binh Thư Yếu Lược, Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến có lầu (Nhà Hồ).
Chính trị
Thiên Nam Dư Hạ, Hoàng Triều đại điển.
4. Củng cố:
- Vị trí của Phật giáo và nho giáo ở các thế kỷ X_XV
- Nét độc đáo, tính dân tộc và dân gian trong nghệ thuật, TK X_XV
5. Dăn dò: Học bài, trả lời câu hỏi và xem trước bài mới.
* Nhận xét cuả GVHD:
.Giáo Viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
Bùi Văn Huynh Mai Thị Lệ Quyên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_20_Xay_dung_va_phat_trien_van_hoa_dan_toc_trong_cac_the_ki_X_XV.doc