Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

Trên cơ sở nắm vững nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1775 – 1783), HS hiểu được:

- Cuộc chiến tranh đó thực chất là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng (lật đổ chính quyền thực dân Anh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mỹ, khai sinh một dân tộc mới phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa). Hơn nữa, nó còn là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản có ý nghĩa tiến bộ trên thế giới lúc bấy giờ.

- Đồng thời, nó vẫn còn tồn tại những hạn chế cố hữu của CMTS: không giải phóng người nô lệ, chưa đem lại quyền dân chủ thực sự cho nhân dân (đặc biệt là phụ nữ và người da màu).

- Tuy nhiên, sự thắng lợi của CMTS ở Bắc Mỹ đã tiếp tục tấn công vào chế độ phong kiến, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển, là sự khẳng định quyết tâm vươn lên nắm quyền thống trị thế giới của giai cấp tư sản.

2. Về kĩ năng

- Lập sơ đồ, bảng biểu và tường thuật được diễn biến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Phân tích, giải thích, chứng minh các hiện tượng lịch sử, hiểu bản chất các khái niệm mới

- Phân tích tranh ảnh, tư liệu lịch sử để từ đó rút ra đặc điểm, bản chất và mối liên hệ của những tư liệu đó. (Ảnh tổng thống G.Oa-sinh-tơn, Luật sư T.Jefferson, Bản tuyên ngôn của Mỹ).

3. Về tư tưởng, thái độ

- Giáo dục HS vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, là lực lượng quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giành độc lập.

- Đánh giá đúng vai trò của giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng này là giai cấp tư sản ở miền Bắc và các chủ đồn điền ở miền Nam.

- Giáo dục HS tinh thần yêu độc lập, tự do; có thái độ khâm phục, ngưỡng mộ đối với những lãnh tụ vĩ đại của CM Mỹ, tiêu biểu là tổng thống Mỹ đầu tiên - George Washington, vị luật sư tài ba Thomas Jefferson đã viết ra Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ là cơ sở để sau này chủ tịch Hồ Chí Minh dựa vào đó để viết ra bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

 

docx 10 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 10
BÀI 30. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH
Ở BẮC MĨ.
Mục tiêu
Về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1775 – 1783), HS hiểu được:
Cuộc chiến tranh đó thực chất là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng (lật đổ chính quyền thực dân Anh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mỹ, khai sinh một dân tộc mới phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa). Hơn nữa, nó còn là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản có ý nghĩa tiến bộ trên thế giới lúc bấy giờ.
Đồng thời, nó vẫn còn tồn tại những hạn chế cố hữu của CMTS: không giải phóng người nô lệ, chưa đem lại quyền dân chủ thực sự cho nhân dân (đặc biệt là phụ nữ và người da màu).
Tuy nhiên, sự thắng lợi của CMTS ở Bắc Mỹ đã tiếp tục tấn công vào chế độ phong kiến, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển, là sự khẳng định quyết tâm vươn lên nắm quyền thống trị thế giới của giai cấp tư sản.
Về kĩ năng
Lập sơ đồ, bảng biểu và tường thuật được diễn biến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 
Phân tích, giải thích, chứng minh các hiện tượng lịch sử, hiểu bản chất các khái niệm mới
Phân tích tranh ảnh, tư liệu lịch sử để từ đó rút ra đặc điểm, bản chất và mối liên hệ của những tư liệu đó. (Ảnh tổng thống G.Oa-sinh-tơn, Luật sư T.Jefferson, Bản tuyên ngôn của Mỹ).
Về tư tưởng, thái độ
Giáo dục HS vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, là lực lượng quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giành độc lập.
Đánh giá đúng vai trò của giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng này là giai cấp tư sản ở miền Bắc và các chủ đồn điền ở miền Nam.
Giáo dục HS tinh thần yêu độc lập, tự do; có thái độ khâm phục, ngưỡng mộ đối với những lãnh tụ vĩ đại của CM Mỹ, tiêu biểu là tổng thống Mỹ đầu tiên - George Washington, vị luật sư tài ba Thomas Jefferson đã viết ra Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ là cơ sở để sau này chủ tịch Hồ Chí Minh dựa vào đó để viết ra bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.
Định hướng năng lực cần hình thành
Các năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
Năng lực chuyên biệt: tái hiện quá khứ lịch sử; xác định mối liên hệ, tác động của lịch sử; nhận xét, đánh giá và rút ra bài học lịch sử để vận dụng cho những bài học về sau.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
SGK Lịch Sử lớp 10 ( Chương trình chuẩn).
Giấy A0 để cho học sinh làm việc nhóm.
Hình ảnh, tư liệu cần thiết cho bài giảng (Hình ảnh G.Oa-sinh-tơn, T.Jefferson, Tuyên ngôn độc lập của Mĩ, các trận đánh như trận Xa-ra-tơ-gô, I-ooc-ao,)
Powperpoint và giáo án Word về bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước bài 30 SGK Lịch sử lớp 10 “ Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”.
Gạch chân những cụm từ HS chưa hiểu để lên lớp có thể trao đổi với các bạn và GV.
Chuẩn bị phần kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ theo sự phân công từ tiết học trước của GV (Nhóm làm về kết quả chuẩn bị thông tin điền vào phiếu học tập về Sơ đồ bộ máy nhà nước của Mĩ theo Hiến pháp năm 1787; Nhóm làm về kết quả thì chuẩn bị thông tin điền vào phiếu học tập về So sánh CMTS Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ theo mẫu có sẵn.)
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
Khởi động
-Mục tiêu: Để giúp tăng sự hứng thú, óc tìm tòi bài học mới của học sinh đối với giờ giảng của giáo viên.
- Phương thức hoạt động: Giáo viên đưa một vài hình ảnh về nước Mỹ lên màn hình, hỏi học sinh những hình ảnh vừa nhìn thấy gợi cho chúng ta nghĩ tới đất nước nào. Học sinh trả lời: nước Mĩ. 
- Dẫn dắt vào bài mới: Nước Mĩ, một đất nước giàu có bậc nhất trên thế giới, nơi mà cách đây hơn 200 năm lịch sử đã chứng kiến một cuộc biến động chính trị - xã hội to lớn, dẫn tới sự ra đời của một quốc gia tư sản đầu tiên ở bên kia bờ Đại Tây Dương – Hợp chúng quốc Mĩ. Vậy vì sao ở nơi đây lại có thể bùng nổ một cuộc cách mạng vĩ đại như vậy? Kết quả của cách mạng đó đã ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử thế giới nói chung và lịch sử châu Mỹ nói riêng. Để làm rõ những thắc mắc trên, cô và trò chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong tiết học ngày hôm nay tiết 37, bài 30 “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”.
Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu “Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh”.
- GV hỏi HS câu hỏi “ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được hình thành như thế nào?” 
- GV sử dụng bản đồ xác định vị trí của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trên bản đồ.
- GV lại hỏi tiếp “Vậy dựa vào Lược đồ trên slide và SGK hãy cho cô biết kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh ở chỗ nào ? Và Anh đã có những chính sách gì để kìm hãm sự phát triển đó?”
-HS suy nghĩ có thể thảo luận theo hình thức 2 học sinh cùng bàn rồi đưa ra câu trả lời.
Sau khi đưa ra và giảng cho HS hiểu về các chính sách của thực dân Anh, GV tiếp tục đưa ra câu hỏi phát vấn HS: “Tại sao thực dân Anh lại đưa ra những chính sách này?”
- Để kìm hãm sự phát triển của các thuộc địa.
- Vì hàng hóa 13 thuộc địa cạnh tranh với hàng hóa của Anh.
- Lo sợ thuộc địa lớn mạnh chống lại.
- GV dẫn dắt “Từ sự phát triển kinh tế của hai miền Nam - Bắc ở 13 bang thuộc địa và những chính sách của thực dân Anh như vậy? Thì nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân Bắc Mĩ là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhiệm vụ của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”
- GV nói tiếp: “Trên đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Vậy quá trình giành độc lập diễn ra cụ thể như thế nào thì cô và trò chúng ta cùng chuyển sang mục 2”.
1.Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
- Từ đầu XVII - nửa đầu XVIII, người Anh đã lập ra 13 thuộc địa dọc bờ Đại Tây Dương
- Sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: Giữa thế kỉ XVIII nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ
 + Miền Bắc: công thương nghiệp phát triển mạnh với những xưởng thủ công, xưởng đóng tàu quy mô lớn
 + Miền Nam: kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, đồn điền, trang trại lớn.
- Các chính sách của thực dân Anh để kìm hãm sự phát triển ở 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ là: 
+ Cấm sản xuất hàng công nghiệp.
+ Cấm lập nhà máy, xí nghiệp.
+ Cấm đưa máy móc, công nhân từ Anh sang.
+ Chính sách thuế khóa nặng nề.
+ Cấm mở rộng khai khẩn đất đai ở miền Tây.
- Chính trị: thực hiện chính sách đàn áp bóc lột.
→ Nhân dân Bắc Mĩ >< chính quyền thực dân Anh.
 - Nhiệm vụ:
 + Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
 + Đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân thuộc địa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu “Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ”.
Mục tiêu: HS nắm được những ý cơ bản nhất trong diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập, biết được những điểm nổi bật nhất của bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ rồi từ đó có liên hệ với Việt Nam.
Cách thức tiến hành
- GV hỏi HS “Sự kiện nào là trực tiếp làm bùng nổ cuộc chiến tranh?”. HS trả lời là sự kiện Bô – xtơn.
- GV trình chiếu slide hình ảnh về sự kiện chè Bô – xtơn và hỏi HS “Các em có hiểu biết gì về sự kiện này”?. Sau khi HS trả lời, GV chốt ý: “Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô – xtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành những thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu ném các thùng chè xuống biển. Thực dân Anh đã ban lệnh trừng phạt làm cho buôn bán bị đình trệ, công nhân bị thất nghiệp. Chiến tranh gần kề”.
- GV yêu cầu HS điền vào bảng các sự kiện cho sẵn trên slide để nói về diễn biến chính của cuộc đấu tranh.
+ 9/1774: 
+ 4/1775: 
+ 5/1775: 
GV yêu cầu HS đọc SGK và cho biết những nội dung chính được nhắc đến trong Đại hội lần này.
GV cho HS quan sát chân dung Oa-sinh-tơn và đặt câu hỏi “Đây là ai? Và các em biết gì về ông?”. HS trả lời, GV chốt ý vài nét sơ lược về tiểu sử và tài năng của ông (sinh năm 1732 mất năm 1799, có tài thao lược quân sự, chỉnh đốn quân đội,).
+ 4/7/1776:
GV trình chiếu trên slide hình ảnh bản Tuyên ngôn độc lập, hội nghị thông qua bản tuyên ngôn, luật sư Thomas Jefferson. Sau đó hỏi “Em có hiểu biết gì về Thomas Jefferson cũng như về bản Tuyên ngôn độc lập?”
GV gọi 1,2 HS đứng dậy trả lời rồi chốt ý về tiểu sử cũng như tài năng của vị luật sư trên. Rồi chiếu lên slide hình ảnh bản Tuyên ngôn đã được dịch sang tiếng Việt và có liên hệ với bản Tuyên ngôn của Việt Nam (2/9/1945) từ đó giáo dục tư tưởng cho HS.
+ 10/1777:
GV cho HS xem hình ảnh trận Xa-ra-tô-ga và đưa ra câu hỏi mở rộng cho HS “Vì sao quân kháng chiến Mĩ lại giành thắng lợi ở trận này?”. HS trả lời xong GV chốt ý: “ Dựa vào thế mạnh của chiến tranh nhân dân, lợi dụng địa hình hiểm trở, sử dụng cách đánh du kích =>quân Anh bị thiệt hại nặng nề, không thể phát huy thế mạnh của mình. Bên cạnh đó có sự giúp đỡ nhiệt tình của quân Pháp do tưởng Rochambeau chỉ huy.”
+1781:
GV cho HS xem hình ảnh trận I-ooc-tao
+1782:
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.
- Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ chiến tranh: Sự kiện “chè Bô – xtơn”.
- Tháng 9/1774, Đại hội thuộc địa lần thứ nhất diễn ra ở Phi-la-đen-phi-a, yêu cầu vua Anh bỏ lệnh cấm vận nhưng vua Anh lại bác bỏ và sẽ trừng trị nếu nhân dân Bắc Mĩ nổi dậy.
- Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ, nhân dân thuộc địa dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn, phong trào đấu tranh lên cao, 13 bang thuộc địa lần lượt đòi tách khỏi Anh.
- Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai diễn ra và thông qua một số nội dung chính:
+ Thành lập quân đội thuộc địa
+ Bầu Oa-sinh-tơn làm Tổng chỉ huy.
-Tháng 4/7/1776, Tuyên ngôn độc lập được thông qua, tuyên bố thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì.
- Tháng 10/1777, thắng lợi ở Xa-ra-tô-ga, làm cho quân Anh suy yếu và tạo bước ngoặt.
- 1781: Thắng lợi ở I-ooc-tao.
- 1782: Chiến tranh kết thúc thắng lợi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu “Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập”.
Mục tiêu: HS nắm được kết quả và ý nghĩa mà cuộc chiến tranh giành độc lập đã đạt được (như Sơ đồ bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1787, tính chất của cuộc cách mạng,)
Cách thức tiến hành
- GV chia cả lớp thành 4 nhóm (nhóm 1,2 sẽ làm về Kết quả; nhóm 3,4 sẽ làm về Ý nghĩa). Dựa trên sự chuẩn bị từ trước ở nhà của HS mà GV đã cho mẫu sẵn thì các nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của mình. Sau đó các nhóm theo nhiệm vụ phân công sẽ nhận xét các nhóm có cùng nhiệm vụ.
+Nhóm 1,2 hoàn thiện Sơ đồ bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1787.
+ Nhóm 3,4 hoàn thiện bảng so sánh CMTS Anh với cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Bắc Mĩ.
- GV nhận xét và chốt ý lại cả 2 phần của các nhóm.
3.Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập.
-Kết quả: 
+ Tháng 9/1783, kí kết hòa ước Véc-xai, Anh công nhận nền độc lập cho 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
+ Năm 1787, Mĩ thông qua Hiến pháp và tuyên bố Mĩ là nước cộng hòa liên bang.
-Ý nghĩa: 
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Cổ vũ tinh thần chống phong kiến ở châu Âu và phong trào GPDT ở Mỹ Latinh.
Luyện tập, củng cố
Mục tiêu cần đạt: HS có thể nhớ và củng cố thêm kiến thức đã học trong quá trình học như nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Cách thức tiến hành: GV cho HS trả lời những câu hỏi trắc nghiệm và trò chơi ô chữ.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Trò chơi ô chữ: 
Mở rộng
Ý tưởng: Cho HS xem tranh ảnh về nước Mĩ hiện nay để nói về sự phát triển của Mĩ kể từ sau khi thực hiện cuộc cách mạng (kinh tế, vị thế quốc tế,).
Vận dụng
Ý tưởng: Cho HS tranh biện về bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ xem bản Tuyên ngôn này có thực sự làm đúng những điểm tiến bộ có trong bản Tuyên ngôn và từ bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ thì bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã học hỏi được những gì?
Phụ lục (làm việc nhóm chuẩn bị ở nhà)
Phiếu học tập về sơ đồ bộ máy nhà nước Mĩ theo Hiến pháp 1787.
Phiếu học tập về bảng so sánh CMTS Anh với Cách mạng giải phóng dân tộc của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_bai_30_chien_tranh_gianh_doc_lap_cua.docx