Giáo án môn Địa lý lớp 10

Giáo án môn Địa lý lớp 10

I.Mục tiêu :

Sau bài học, học sinh cần :

1. Về kiến thức :

-Thấy được vì sao cần phải có phép chiếu hình bản đồ .

-Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản ( cụ thể phép chiếu phương vị )

-Nhận biết được để hình thành bản đồ đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và thực hiên với nhiều bước khác nhau

2. Về kĩ năng :

- Phân biệt được đặc điểm lưới chiếu kinh ,vĩ tuyến của các loại phép chiếu hình bản đồ. Trên cơ sở đó xác định khu vực nào là khu vực tương đối chính xác , khu vực nào kém chính xác .

3. Về thái độ , hành vi :

- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập .

II. Thiết bị dạy học :

- Bản đồ thế giới, bản đồ vùng cực , bản đồ châu Âu .

- Quả địa cầu.

 

doc 67 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 5001Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lý lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TPPCT 1 
Chương I : Bản đồ 
Bài 1 :các phép chiếu hình bản đồ cơ bản 
 phân loại bản đồ
I.Mục tiêu :
Sau bài học, học sinh cần :
1. Về kiến thức :
-Thấy được vì sao cần phải có phép chiếu hình bản đồ .
-Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản ( cụ thể phép chiếu phương vị )
-Nhận biết được để hình thành bản đồ đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và thực hiên với nhiều bước khác nhau .
2. Về kĩ năng : 
- Phân biệt được đặc điểm lưới chiếu kinh ,vĩ tuyến của các loại phép chiếu hình bản đồ. Trên cơ sở đó xác định khu vực nào là khu vực tương đối chính xác , khu vực nào kém chính xác .
3. Về thái độ , hành vi :
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập .
II. Thiết bị dạy học :
- Bản đồ thế giới, bản đồ vùng cực , bản đồ châu Âu .
- Quả địa cầu.
- Tấm bìa .
III. Hoạt động dạy học :
Mở bài :
*Giáo viên yêu cầu HS quan sát và nhận xét về sự khác nhau của hệ thống kinh ,vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ thế giới, bản đồ vùng cực bắc , bản đồ châu âu .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
*Nhóm HĐ1 : (Cá nhân )
- GV yêu cầu HS quan sát 3 loại bản đồ nói trên và phát biểu khái niệm bản đồ .
- GV yêu cầu HS quan sát địa cầu và bản đồ thế giới , suy nghĩ cách thức chuyển hệ thống kinh ,vĩ tuyến trên địa cầu lên mặt phẳng.
- Giáo viên yêu cầu HS quan sát trở lại 3 bản đồ và trả lời các câu hỏi :
+Tại sao hệ thống kinh vĩ tuyến trên 3 bản đồ lại có sự khác nhau ?
+Tại sao phải dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau ?
*Nhóm HĐ2: (Cá nhân) 
- GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu ,cuộn lại thành hình nón và hình trụ xung quanh địa cầu .
- GV yều cầu HS quan sát hình 1.1 trong SGK cho biết các phép chiếu hình cơ bản 
*Nhóm HĐ3 : (cá nhân )
+Gv dùng tấm bìa ,quả địa cầu để thể hiện hình 1.2 SGK .
+ Hs quan sát hình 1.2 cho biết các vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với địa cầu .
* Nhóm HĐ 4 : (Nhóm )
+ Gv chia lớp học thành 6 nhóm Hs .
+ Gv yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ trong sách.
Nhóm 1,2 : hình 1.3a,1.3b
Nhóm 3,4 : hình 1.4a,1.4b
Nhóm 5,6 : hình 1.5a,1.5b
Nhận xét và phân tích về :
-Vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với địa cầu. 
-Đặc điểm của mạng lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ.
-Vị trí tương đối chính xác trên bản đồ.
-Thường dùng để thể hiện vùng nào trên trái đất .
(Trong lúc Hs đang làm . Gv vẽ hình lên bảng )
+Gv yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày . Giáo viên tổng kết.
Nhóm hoạt động 5:
-GVdùng tấm bìa , quả địa cầu mô phỏng phép chiếu hình nón .
- HS quan sát nhận xét sự khác nhau của mặt chiếu của phép chiếu hình nón với mặt chiếu của phép chiếu phương vị =>Kniệm.
- HS quan sát hình 1.6 a,b,c nhận xét vị trí hình nón so với địa cầu => các loại phép chiếu hình nón .
Nhóm hoạt độmg 6:
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.7a,b nhận xét về vị trí tiếp xúc , đặc điểm mạng lưới kinh ,vĩ tuyến ; vị trí tương đối chính xác ,vị trí kém chính xác của phép chiếu hình nón đứng .
- Hs so sánh sự khác nhau của 3 phép chiếu hình nón .
Nhóm hoạt động 7:
- Hs quan sát hình 1.8 a,b, c => cho biết các loại phép chiếu hình trụ , sự khác nhau .
- So sánh sự khác nhau của phép chiếu hình trụ với phép chiếu hình nón .
-Hs quan sát hình 1.9a,b => đặc điểm vị trí tiếp xúc , kinh - vĩ tuyến , khu vực tương đối chính xác ,kém chính xác của phép chiếu hình trụ đứng .
I . Phép chiếu hình bản đồ .
* Khái niệm bản đồ : ( SGK)
* Khái niệm phép chiếu hình bản đồ 
Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng ,để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với mỗi điểm trên mặt phẳng .
* Một số phép chiếu hình bản đồ .
* Khi chiếu , có thể giữ mặt chiếu là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón , hình trụ .-> các loại phép chiếu.
1. Phép chiếu phương vị .
+ K/n: Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh , vĩ tuyến trên địa cầu lên mặt chiếu là mặt phẳng . Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với địa cầu mà có các phép chiếu phương vị khác nhau .
* Phép chiếu phương vị đứng :
- Mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu ở cực .
- Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng qui ở cực. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực.
- Khu vực ở gần cực tương đối chính xác.
- Dùng để vẽ những khu vực quanh cực.
*Phép chiếu phương vị ngang:
-Mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu ở xích đạo.
-Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng. Các vĩ tuyến là những cung tròn, các kinh tuyến là những đường cong.
- Khu vực ở gần xích đạo và kinh tuyến giữa tương đối chính xác .
- Thường dùng để vẽ bán cầu Đông, bán cầu Tây .
* Phép chiếu phương vị nghiêng
- Mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu ở một điểm bất kì (trừ cực và xích đạo )
- Kinh tuyến giữa là đường thẳng , các vĩ tuyến và các kinh tuyến còn lại là những đường cong .
- Khu vực gần nơi tiếp xúc tương đối chính xác.
- Dùng để vẽ những khu vực ở vĩ độ trung bình.
2. Phép chiếu hình nón :
*K/n : Phép chiếu hình nón là phương pháp biểu hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên Địa Cầu lên mặt chiếu là hình nón , sau đó triển khai ra mặt phẳng.
Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình nón với địa cầu mà có các phép chiếu hình nón khác nhau.
+Phép chiếu hình nón đứng:
-Trục hình nón trùng với trục địa cầu.
-Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng qui ở đỉnh hình nón .Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón.
-Những khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác .
-Dùng để vẽ các khu vực ở vĩ độ trung bình .
+ Phép chiếu hình nón ngang:
Là phép chiếu mà trục hình nón trùng với đường kính của xích đạo và vuông góc trục quay của địa cầu .
+ Phép chiếu hình nón nghiêng:
Là phép chiếu mà trục hình nón đi qua tâm địa cầu nhưng không trùng với trục địa cầu cũng không trùng với đường kính của đường kính của xích đạo .
3. Phép chiếu hình trụ :
* Kn:Phép chiếu hình trụ là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuiyến trên Địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ, sau đó triển khai ra mặt phẳng.
Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với địa Cầu mà có các phép chiếu hiònh trụ khác nhau.
+ Phép chiếu hình trụ đứng .
-Hình trụ tiếp xúc với địa cầu theo vòng xích đạo .
-Kinh tuyến và vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc nhau.
-Khu vực ở xích đạo tương đối chính xác .
-Thường dùng để vẽ những khu vực gần xích đạo .
+Phép chiếu hình trụ ngang.
+Phép chiếu hình trụ nghiêng.
IV, Đánh giá:
- Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau.
Phép chiếu phương vị
Thể hiện trên bản đồ
Các kinh tuyến
Các vĩ tuyến
Khu vực tương đối chính xác
Khu vực kém chính xác
Phương vị đứng
Nón đứng
Trụ đứng 
V, Hoạt động tiếp nối : 
- Bài tập : 1,2 (SGK- trang 8)
 - Xác định hướng B - N ở hình 1.3b
- Xác định nguồn chiếu của phép chiếu hình nón đứng, trụ đứng . Vẽ hình ảnh minh hoạ cụ thể .
tppct 2
bài 2 : Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
I, Mục tiêu :
Sau bài học Hs cần :
1.Về kiến thức 
Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó .
Để đọc được bản đồ địa lí ,trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải bản đồ .
2.Về kĩ năng 
Qua các kí hiệu của bản đồ, học sinh nhận biết được các đối tượng địa lí thể hiện ở từng phương pháp .
II. Thiết bị dạy học :
- Bản đồ khí hậu , bản đồ khoáng sản , bản đồ kinh tế Việt Nam .
- Các lược đồ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài : Yêu cầu học sinh cho biết một số kí hiệu của các đối tượng : địa hình , sông , mỏ khoáng sản , đường sắt , đường ô tô ...trên bản đồ => các phương pháp biểu hiện.
Hoạt động Gv-Hs
Nội dung
Hđ1:
- Gv sử dụng bản đồ khoáng sản.
- Hs quan sát và cho biết các đối tượng dịa lí trên bản đồ được biểu hiện bằng những dạng kí hiệu nào .
- Gv tổng họp các dạng kí hiệu.
- Các dạng kí hiệu đó phản ánh được đặc tính nào của đối tượng địa lí .
- Gv: Để thể hiện đường giao thông , đường biên giới , sông ngòi dùng pp kí hiệu nào ?
Hđ2:
Dựa vào lược đồ cho biết Gió - Bão trên lược đồ được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào ?Với phương pháp biểu hiện đó nó phản ánh được đặc tính nào của đối tượng.
Hđ 3:
Dựa vào lược đồ phân bố dân cư châu á. Hãy cho biết để biểu hiện sự phân bố dân cư người ta dùng cách biểu hiện nào ?
Hđ 5:
Dựa vào lược đồ diện tích và sản lượng lúa Việt Nam. Cho biết để thể hiện diên tích sản lượng lúa các tinh người ta dùng cách biểu hiện nào ?
Hđ 6 :
* Gv : Ngoài những pp thể hiện trên còn có những cách thể hiện nào nữa? 
1.Phương pháp kí hiệu 
*Thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những địa điểm cụ thể .
Vd: các điẻm dân cư , các mỏ khoáng sản , tt công nghiệp , hải cảng...
(cho thấy các loại hình , sự phân bố , số lượng,qui mô , chất lượng ,động lực phát triển của đối tượng)
a,kí hiệu hình học
b,kí hiệu chữ 
c,kí hiệu tượng hình
2.Phương pháp đường chuyển động.
*Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng địa lí tự nhiên cũng như các hiện tượng địa lí kinh tế xã hội trên bản đồ .
Vd: hướng gió, dòng biển,luồng di dân ,...
(biểu hiện hướng di chuyển ,tốc độ khối lượng )
3.Phương pháp chấm điểm
*Thể hiện các hiện tượng địa lí phân bố phân tán lẻ tẻ .
Vd: các điểm dân cư , các cơ sở chăn nuôi ...
5.Phương pháp bản đồ - biểu đồ .
*Thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó .
Vd:diện tích và sản lượng lúa , cơ cấu đất đai.
6.Các phương pháp khác :
*Phương pháp kí hiệu đường
*Phương pháp đường đẳng trị
*Phương pháp nền chất lượng
*Phương pháp biểu đồ định vị
*Phương pháp khoanh vùng
IV.Đánh giá :
Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau.
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng thể hiện
Cách thức tiến hành
Khả năng biểu hiện
Phương pháp kí hiệu
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
Phương pháp bản đồ - biểu đồ .
V. Hoạt động tiếp nối :
- Bài tập 1,2 SGK
- Vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung bài học.
Tppct3
Bài 3: sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống .
I. Mục tiêu :
Sau bài học, Hs cần :
1.Kiến thức:
- Hiểu rõ ý nghĩa của bản đồ trong học tập và đời sống .
- Thấy được một số yêu cầu cơ bản khi đọc bản đồ .
2.Kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng sử dung bản đồ,át lát trong học tập cho Hs.
3.Về thái độ:
- Có ý thức sử dụng bản đồ trong học tập địa lí .
II. Thiết bị dạy học :
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam 
- Bản đồ tự nhiên thế giới 
- Bản đồ kinh tế Việt Nam
- át lát Việt Nam và át lát thế giới
III. Hoạt động dạy học .
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung
Hđ 1:
-Tại sao bản đồ là nguồn tri thức địa lí ?( trong học tập các em sử dung bản đồ để làm gì?)
- Qua sử dụng bản đồ các em có được kĩ năng nào ?
Hđ 2:
- Cho ví dụ những lĩnh vực cần phải sử dụng đến bản đồ 
Hđ3:
- Khi đọc bản đồ cần phải chú ý vẫn đề gì ?
- Gv cho biết các bước đọc bản đồ . 
Hđ 4:
-Học sinh cho ví dụ cụ thể đọc hoàn thiện bản đồ .
Vd :đọc 1 con sông
I. Vai trò của bản đồ trong học tạp và đời sống.
1.Trong học tập :
Bản đồ là phương tiện để khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí.
2.Trong đời sống:
Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi. 
II. Sử dụng bản đồ ,át lát tro ... phương mình .
-Tham gia và ủng hộ tích cực các chủ trương phát truiển cây lương thực ,cây công nghiệp và tròng rưng của Đảng và nhà nước .
II. Phương tiện dạy học :
- Bản đồ nông nghiệp thế giới :
- Lược đồ cây lương thực chính .
- Biểu đồ sản lương lương thực thế giới 
- Tranh ảnh ,băng hình hoạt động SXNN 
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hđ 1 :
-Hs :Nguồn gốc cây trồng ? dựa vào giá trị sử dụng cây trồng được phân thành những loại nào ?vai trò của trồng trọt.
- Gv : phân loai dựa vào thời gian sinh trưởng ,đặc diểm sinh thái .
Hđ 2:
- Hs : nghiên cứu sgk + liên hệ thực tế rút ra vai trò của cây lương thực .So sánh cây lương thực chính- cây lương thực phụ .
- Dựa vào lược đồ + bảng phụ nhận xet và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính .
Hđ 3:
Hs : Vẽ sơ đồ thể hiện sự phân loại cây công nghiệp .dựa vào bảng phụ + lược đồ hãy cho biết sự phân bố cây công nghiệp ,chúng được trồng chủ yếu ở miền khí hậu nào ?điểm khác biệt về vai trò,qui trình sx của cây công nghiệp và cây lương thực .
Hđ 4:
Tại sao phải trồng rừng ?nguyên nhân nào làm cho diên tích rừng bị giảm sút?
Liên hệ việc trồng rừng ở Việt Nam
1.Vai trò của trồng trọt :
- Cung cấp các loại lương thực thưc phẩm cho con người,chăn nuôi .
- Nguyên liệu cho công nghiệp 
- Phát triển đa dạng nền sx nông nghiệp .
- Sử dụng hợp lí đktn .... 
2.Cây lương thực : 
- Vai trò :
- Cây lương thực chính 
- Cây lương thực phụ (cây hoa màu )
3.Cây công nghiệp :
-Vai trò :Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp ,đa dạng hoá trồng trọt ,bảo vệ môi trường ,sử dụng hợp lí tài nguyên đất , thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở vùng nông thôn...
- Phân loại :cây lấy đường ,cây lấy sợi ,cây cho chất kích thích ,cây lấy dầu ,cây lấy nhựa .
4.Trồng rừng :
-Vai trò .
-Hiện trạng :(trung bình mỗi năm tg trồng mới 4.5 triệu ha rừng ).Quốc gia trồng nhiều : TQuốc ,ấn Độ, Nga ,Hoa Kì....
Diện tích rừng trồng Tg 
1980:17.8 triệu ha 
1990: 43.6 triệu ha 
2000: 187 triệu ha
IV. Hoạt động tiếp nối :
- Hãy kể tên các loại cây công nghiệp và cây lương thực được trồng ở nước ta ?
- Hiện trạng diện tích rừng nước ta ? tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng đầu nguồn,trồng rừng phòng hộ ven biển ?
- Hướng dẫn bài tập 1.
TPPCT32 
Bài 29 :ĐịA Lí CHĂN NUÔI 
I.Mục tiêu :
Sau bài học học sinh cần :
*Kiến thức :
- Biết được vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi.
- Hiểu được tình hình phân bố các ngành chăn nuôi quan trọng trên thế giới ,lí giải được nguyên nhân phát triển .
- Biết được vai trò và xu hướng phát triển của nghành nuôi trồng thuỷ sản .
*Kĩ năng :
- Xác định trên lược đồ những vùng và quốc gia chăn nuôi ,nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu .
- Xây dựng biểu đồ .
*Thái độ :
Nhận thức được tại sao chăn nuôi ở Việt Nam còn chậm phát triển ,ủng hộ chính sách phát triển chăn nuôi .
II. Phương tiện dạy học :
- Hình ảnh SGk,sơ đồ
- Biểu đồ thể hiện gia súc ,gia cầm .
- Băng đĩa hoạt động chăn nuôi .
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hđ 1:
- Phân tích vai trò chăn nuôi ?mối quan hệ chăn nuôi với trồng trọt ?
- Để phát triển chăn nuôi cần phải dựa trên những nhân tố nào /nhân tố nào quan trọng nhất ?
- Tại sao việc phát triển chăn nuôi ở các nước đang phát triển là phương hướng đúng nhưng khó thực hiện ?
- So sánh chăn nuôi ở các nước đang phát triển và phát triển .(đkiện phát triển ,hình thức ,giá trị ...)
Hđ 2:
- Dựa vào bảng phụ + lược đồ nhận xét vai trò và sự phân bố các nghành chăn nuôi.
- Hãy cho biết điểm chung về các vị trí phát triển mạnh ngành chăn nuôi lợn trên thế giới ? 
Hđ 3:
- Phân tích vai trò và hiện trạng phát triển và phân bố ngành nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới .
- Tại sao nói Việt nam có tiềm năng lớn để phát triển nghành nuôi trồng thuỷ hải sản ? 
1.Vai trò của chăn nuôi :
- Cung cấp nguồn thực phẩm cho con người .
- Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp .
- Sức kéo ,phân bón cho trồng trọt ...
2.Đặc điểm :
Nhân tố ảnh hưởng chăn nuôi :
-Thức ăn .
-Đktn .
-KHKT,vốn ,thị trường .....
3.Địa lí các ngành chăn nuôi :
- Gia súc lớn .(Trâu ,Bò )
- Gia súc nhỏ (lợn,cừu,dê )
- Gia cầm .
4. Nuôi trồng thuỷ sản .
-Vai trò .
- Tình hình phát triển 
IV. Hoạt động tiếp nối :
- Hướng dẫn hs làm bài tập 2.
TPPCT 33
Bài 30 : THựC HàNH 
Vẽ Và PHÂN TíCH BIểU Đồ Về SảN LƯợNG LƯƠNG THựC .DÂN Số CủA THế GIớI Và MộT Số QUốC GIA .
I.Mục tiêu :
Sau bài học học sinh cần :
*Kiến thức :
Củng cố kiến thức về địa lí cây lương thực 
*Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột 
- Biết cách tính bình quân lương thực đầu người(đơn vị :kg/người )và nhận xét từ số liệu đã tính toán .
II. Phương tiện dạy học :
- Thước kẻ ,bút chì ,bút màu 
- Máy tính cá nhân ,giấy vẽ .
III. Hoạt động dạy học :
Bước 1:
Học sinh đọc Sgk để xác định yêu cầu của bài :
-Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng lương thực và dân số các nước .
-Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước (Kg/người ).Nhận xét .
Bước 2:
Gv hướng dẫn cách vẽ :
- Cách chọn thang tỷ lệ cho từng đối tượng trên hai trục tung
- Bố cục :sự cân đối ,điền đầy đủ các đơn vị ,chú giải ,tên ,độ rộng thích hợp của các cột ...
Gv gợi mở từ đó đi đến cách tính bình quân lương thực đầu người :
Bình quân lương thực đầu người = sản lượng lương thực /Dân số 
(lưu ý đơn vị phải qui đổi về Kg) 
Nhận xét :Cần chỉ rõ những nước có bình quân lương thực đầu người cao hơn ,thấp hơn trung bình của thế giới ,nước có sản lượng cao nhưng bình quân lại thấp .
Bước 3:
Gv gọi 2 em lên làm 
Hs dưới lớp tiến hành làm bài - gv theo dõi 
Bước 4 :
Thu bài ,chấm đánh giá kết quả 
IV. Hoạt động tiếp nối :
Gv lưu ý dạng biểu đồ này cho HS.Lấy 1 số ví dụ để học sinh làm .
TPPCT 34
ÔN TậP 
I.Mục tiêu :
Sau bài học học sinh cần :
-Tổng quát hoá được kiến thức đã học 
- Rèn luyện các kĩ năng địa lí 
II. Phương tiện dạy học :
- Sgk
- Bản đồ
- Số liệu KTXH
III. Hoạt động dạy học :
Nội dung ôn tập :
1.Phần lí thuyết :
-Địa lí dân số (đặc điểm dân số thế giới ,nước phát triển ,đang phát triển ,các loại cơ cấu dân số.Sự phân bố dân cư )
-Cơ cấu nền kinh tế :Nắm các nguồn lực phát triển kinh tế và đặc điểm cơ cấu nền kinh tế .
-Địa lí nông nghiệp .Vai trò đặc điểm cơ cấu ngành nông nghiệp .Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển và phân bố .địa lí chăn nuôi ,trồng trọt .các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
2.Phần thực hành :
- Cách tính, nhận xét ,giải thích số liệu 
- Các dạng biểu đồ đã học :tròn ,cột ,kết hợp ,đường .
(Từ bài tập chọn biểu đồ thích hợp ,vẽ và điền đầy đủ các đại lượng và đơn vị cần thiết .yêu cầu biểu đồ đẹp ,khoa học ,chính xác .)
IV. Hoạt động tiếp nối :
TPPCT 35
KIểM TRA HọC Kì I
I.Mục tiêu :
*Đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khách quan ,chính xác .Phân loại được học sinh . 
II. Đề ra :
Câu 1:Tư liệu sản xuất của nghành nông nghiệp là ;
A.Đất B .Nước C.Khí hậu D.Động vật
Câu 2:Đối tượng lao động của ngành nông nghiệp là :
A.Đất B .Nước C.Cây trồng - vật nuôi D.Động vật
Câu 3:Nhóm nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp là:
A.Đất - nước - khoáng sản- động vật B.Đất - khí hâụ -lao động - khoa học kĩ thuật
C.Khí hậu - nước - đất -sinh vật D.Quan hệ ruộng đất - nước - khí hậu - đất
Câu 4:Nhóm nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp là:
A.Đất - nước - khoáng sản- động vật 
B.Đất - khí hâụ -Dân cư lao động - khoa học kĩ thuật
C.Dân cư lao động - khoa học kĩ thuật - Quan hệ ruộng đất -Thị trường.
D.Quan hệ ruộng đất - nước - khí hậu - đất
Câu 5:Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến con đường phát triển nông nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp .
A.Dân cư lao động B.Khoa học kĩ thuật
C.Quan hệ sở hữu ruộng đất D.Đất đai
Câu 6:Yếu tố nào ảnh hưởng tới việc xác định cơ cấu cây trồng ,thời vụ ,khả năng xen canh ,tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. 
A.Đất B.Lao động C.Khí hậu D.Nước
Câu 7:Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng vật nuôi là :
A.Thị trường B.Giống C.Khoa học kĩ thuật D.Lao động
Câu 8:Nhóm nhân tố nào là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp.
A.Đất - nước - khoáng sản- động vật
B.Đất - khí hâụ - Dân cư lao động - khoa học kĩ thuật
C.Dân cư lao động - khoa học kĩ thuật - Quan hệ ruộng đất -Thị trường.
D.Khí hậu - nước - đất -sinh vật 
Câu 9.Yếu tố làm biến động giá cả sản phẩm nông nghiệp là:
A. Chất lượng B. Mẫu mã C.Thị trường D.Chi phí sản xuất 
Câu 10:Đặc điểm nào của sản xuất nông nghiệp đòi hỏi người sản xuất phải hiểu biết và tôn trọng qui luật sinh học ,qui luật tự nhiên .
A.Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu B.Cây trồng vật nuôi là đối tượng lao động
C.Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ .
D.Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên .
Câu 11:Lúa mì được phân bố chủ yếu ở miền khí hậu nào sau đây :
A.Nhiệt đới B.Cận xích đạo C.Ôn đới - cận nhiệt D. Cận nhiệt
Câu 12:Lúa gạo được phân bố chủ yếu ở miền khí hậu nào sau đây :
A.Nhiệt đới B.Cận xích đạo C.Ôn đới D. Cận nhiệt
Câu 13:Cây Ngô là loại cây của miền nhiệt đới nhưng hiện nay được trồng ở nhiều nơi vì : A.Thích hợp nhiều loại đất B.Có biên độ sinh thái rộng
C.Chịu hạn tốt D.Ưa ẩm
Câu 14: Khu vực sản xuất nhiều lúa gạo trên thế giới là :
A.Nhiệt đới cận xích đạo B.Bắc Phi C.Ôn đới - cận nhiệt D.Châu á gió mùa
Câu 15:Cây hoa màu ở miền nhiệt đới -cận nhiệt là :
A.Ngô - đại mạch -mạch đen B.Lúa mì - kê -khoai - sắn
C.Kê ,cao lương ,sắn,khoai lang D. Khoai tây - khoai lang- lúa gạo
Câu 16:Cây hoa màu ở miền ôn đới là :
A.Ngô - đại mạch -mạch đen -yến mạch B.Khoai tây -đại mạch -mạch đen -yến mạch
C.Kê ,cao lương ,sắn,khoai lang D. Khoai tây - khoai lang- lúa gạo
Câu 17:Cây lương thực chính là :
A.Lúa mì ,khoai ,sắn B.Lúa mì,lúa gạo,ngô
C.lúa mì ,kê, khoai tây D.Lúa mì ,ngô ,yến mạch.
Câu 18 :Đặc điểm chính để phân biệt(phân loại) giữa cây lương thực với cây lương thực phụ là :
A.Dễ trồng B.Chiếm sản lượng lớn lương thực
C.Phân bố rộng khắp D.Chỉ trồng ở 1 số vùng 
*Dựa vào số liệu sau :(đơn vị :triệu tấn )
 Năm
Cây lương thực
1980
1990
2003
Lúa mì
444.6
592.4
557.1
Lúa gạo
397.6
511.0
585.0
Ngô
394.1
480.7
635.7
Các loại cây khác
324.7
365.9
243.0
Hãy cho biết:
Câu 19:Sản lượng Ngô năm 2003 chiếm tỷ lệ là :
A.23% B.15% C.31,5 D.30
Câu 20:
Sản lượng lúa mì năm 1990 chiếm tỷ lệ là :
A.25% B.30,4% C.40% D.32%
Câu 21:
Cây lương thực nào có sản lượng năm1980 chiếm tỷ lệ thứ 3 nhưng đến năm 2003 lên vị trí thứ 1. 
A.Lúa mì B.Lúa gạo C.Ngô D.Các loại cây khác
Câu 22:
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng lương thực thế giới phân theo các loại cây trong các năm trên là :
A.Cột B.Tròn C.Miền D.Kết hợp
Câu 23:
Biểu đồ thích hợp nhất để so sánh sản lượng các loại cây trong các năm trên là :
A.Cột B.Tròn C.Miền D.Kết hợp
Câu 24 :Dựa vào số liệu sau vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Việt Nam năm 1999 .Nhận xét -giải thích 
-Dưới độ tuổi lao động :33.1%
-Trong độ tuổi lao động:59.3%
-Trên độ tuổi lao động :7.6%

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an mon dia ly lop 10.doc