I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hệ thống hoá những kiến thức trọng tâm, cơ bản trong SGK hoá học.
- Ôn tập lại kiến thức cơ bản về nhóm halogen, ôxi, lưu huỳnh, tốc đọ phản ứng và cân bằng hoá học.
2. Kỹ năng.
- Củng cố kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp HS nắm vững trọng tâm kiến thức để vận dụng vào bài học.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài tập. Vận dụng tốt kiến thức vào bài tập.
II. Chuẩn bị.
GV: Giáo án, SGK
Bài tập tham khảo.
HS: Ôn tập theo nội dung GV chuẩn bị.
III. Tiến trình.
1. Kiểm tra. (kết hợp trong bài)
2. Bài mới. Tiết 1
Tiêt 64,65: Ôn tập học kỳ II I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Hệ thống hoá những kiến thức trọng tâm, cơ bản trong SGK hoá học. - Ôn tập lại kiến thức cơ bản về nhóm halogen, ôxi, lưu huỳnh, tốc đọ phản ứng và cân bằng hoá học. 2. Kỹ năng. - Củng cố kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp HS nắm vững trọng tâm kiến thức để vận dụng vào bài học. - Rèn luyện kỹ năng làm bài tập. Vận dụng tốt kiến thức vào bài tập. II. Chuẩn bị. GV: Giáo án, SGK Bài tập tham khảo. HS: Ôn tập theo nội dung GV chuẩn bị. III. Tiến trình. 1. Kiểm tra. (kết hợp trong bài) 2. Bài mới. Tiết 1 Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động1: GV: Yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau: * Chương V: Nhóm Halogen. - Đơn chất: Cấu tạo nguyên tử, phân tử, tính chất hoá học. - Hợp chất: Hợp chất HX, hợp chất có ôxi. * Chương VI: Nhóm Oxi- Lưu huỳnh. - Đơn chất: Cấu tạo phân tử, nguyên tử, tính chất hoá học. Hợp chất: H2S, SO2, SO3, H2SO4. * Chương VII: Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. - Tốc độ phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. - Cân bằng hoá học, hằng số cân bằng, các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học. HS: Thảo luận, trình bày các nội dung trên. GV: Tổng kết, nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: GV: Đưa ra một số bài tập cơ bản yêu cầu HS thảo luận và làm bài tập. Bài1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: 1. KCLO3 --> A + B 2. A + KMnO4 + H2SO4 --> C + D + E + F 3. C + KOH --> G + H + F 4. C + KOH --> G + K +F Bài2: Với 3 chất: khí CL2, bột Fe, và dd HCL. Viết pTHH theo sơ đồ sau: FeCL3 Fe FeCL2 Bài3: Cho 69,6g MnO2 td hết với dd HCL đặc. Toàn bộ lượng CL2 sinh ra được hấp thụ hết vào 500ml dd NaOH 4M. Hãy xác định nồng độ mol của từng chất trong dd thu được sau phản ứng. Coi thể tích dd không thay đổi. Bài 4: Chất A là muối caxi halogenua. Cho dd chứa 0,200g A td với lượng dư dd AgNO3 thì thu được 0,376g kết tủa bạc halogenua. Hãy xác định công thức chất A. HS: Thảo luận và làm bài tập. GV: nhận xét, chữa bài tập. A. Kiến thức cơ bản. - SGK. B. Bài tập. Bài 1: A: KCL B: O2 C: CL2 D: K2SO4 E: MnSO4 F: KCLO G: H2O H: KCLO3 1. 2KCLO3 --> 2KCL + 3O2 2. 10KCL + 2KMnO4 + 8H2SO4 --> CL2 + 6K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O 3.3CL2 + 6KOH -->5KCL + KCLO3 +3H2O 4. CL2 + 2KOH --> KCL + KCLO + H2O Bài 2: Fe + 3/2CL --> FeCL3 khói nâu Fe + 2HCL --> FeCL2 + H2 - Cho khói nâu FeCL3 vào dd FeCL2 rồi cho Fe vào dd có chứa FeCL3 2FeCL3 + Fe --> 3FeCL2 Bài 3: PỨ: MnO2 + 4HCL --> MnCL2 + 2H2O + CL2(1) CL2 + 2NaOH --> NaCL + NaCLO + H2O (2) nMnO2 = 69,6/ 87 = 0,8 mol nNaOH = 0,5 . 4 = 2mol Theo (1): nCL2 = nMnO2 = 0,8mol So sánh số mol CL2 và số mol NaOH trong pt(2) thấy NaOH dư. Theo (2) nNaCL = nNaCLO = nCL2 = 0,8mol Số mol NaOH tg phản ứng = 2 lần số mol CL2 = 0,8 . 2 = 1,6 mol. nNaOH dư = 2 - 1,6 = 0,4 mol - Nồng độ mol từng chất tan trong dd sau phản ứng. { NaCL} = { NaCLO} = 0,8/ 0,5 = 1,6 M {NaOH} = 0,4/ 0,5 = 0,8 M Bài 4: Theo PT, cứ 1 mol CaX2 tg phản ứng tạo 2 mol AgX. Khối lượng AgX tăng so với khối lượng CaX2 là: ( 2. 108 + 2Mx) - ( 40 + 2Mx) = 176g Theo đầu bài số mol CaX2 tg phản ứng là : 0,376 - 0,200/ 176 = 10-3 mol. Khối lượng mol của CaX2 là: 40 + 2Mx = 0,200/ 10-3 = 200 -> Mx = 80g. Vậy CTPT của X là Br. A là CaBr2. Hoạt động3: Củng cố - Dặn dò. GV: Hệ thống nội dung bài, yêu cầu HS về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản đã học. Làm lại các bài tập vào vở. Giờ sau ôn tập tiếp. Tiến trình lên lớp tiết thứ 2: 1. kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong giờ giảng. 2. Bài mới. Tiết 2. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động1: GV: yêu cầu HS thảo luận và làm các bài tập sau: Bài1: Có 4 bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dd HCL, HNO3, KCL, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hoá học phân biệt dd chứa trong mỗi bình. Bài2: Cho hỗn hợp FeS và Fe td với dd HCL dư, thu được 2,464 lit hỗn hợp khí ở đktc. Dẫn hỗn hựop khí này đi qua dd Pb(NO3)2 dư, sinh ra 23,9g kết tủa màu đen. a. Viết PTHH b. Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Tính tỉ lệ số mol các khí trong hỗn hợp. c. Tính thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp rắn ban đầu. Bài 3:Hoàn thành các PTHH sau và cho biết vai trò các chất trong phản ứng. 1. AL + HNO3 --> NH4NO3 +.... +... 2. AL(OH)3 --> ...+... 3. SO2 + KMnO4 + H2O --> H2SO4 +...+... 4. CaCL2 + AgNO3 --> ..+ .. HS: Thảo luận và làm bài tập GV: Nhận xét, chữa bài tập. Hoạt động2: GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Câu1: Chất nào sau đây td với oxi cho 1 oxit axit? A. Na B. Zn C. S D. AL Câu2: Trộn 2lit NO với 3 lit O2. Hỗn hợp sau phản ứng xảy ra hoàn toàn là: A. 3lit B. 4lit C. 5lit D. 7lit. Câu3: SO2 tan trong nước theo phản ứng nào? A. SO2 + H2O --> H2SO3 B. SO2 + 2H2O --> H2SO4 + H2 C. SO2 + H2O --> SO3 + H2 Câu4: Cu td với axit H2SO4 đ nóng cho 1 khí có tính chất gì? A. mùi rất dễ chịu B. làm mất màu cánh hoa hồng C. dd trong nước có tính bazơ. Câu5: Cân bằng của 1 phản ứng hoá học đạt được khi nào? A. Nồng độ phân tử của các chất tham gia phản ứng và sản phẩm phản ứng bằng nhau. B. nhiệt độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau C. Vận tốc của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau. Câu6: Xác định điều kiện làm tăng nồng độ của SO3 trong 1 bình chứa SO2 và O2 biết rằng: SO2k + 1/2O2k --> SO3k +Q A. tăng nhiệt độ, tăng nồng độ O2 B. tăng p O2, hạ nhiệt độ C. tăng p O2, hạ nhiệt độ, dùng chất xúc tác. HS: Thảo luận và trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. Bài 1: - Dùng giấy quì nhận ra có 2 dd làm đỏ màu quì tím là dd HCL và HNO3(nhóm1) - 2 dd không làm đổi màu quì là dd KCL và KNO3 (nhóm 2). - nhóm 1: nhận ra dd HCL bằng dd AgNO3 nhờ kết tủa màu trắng. AgNO3 + HCL --> AgCl + HNO3 dd còn lại là HNO3 - nhóm 2: dùng dd AgNO3 nhận ra dd KCL với kết tủa trắng. AgNO3 + KCL --> AgCL + KNO3 còn lại là dd KNO3. Bài2: a. Các PTHH: Fe + 2HCL --> FeCL2 + H2 (1) FeS + 2HCL --> FeCL2 + H2S (2) H2S + Pb(NO3)2 --> PbS + 2HNO3 (3) b. Hỗn hợp khí gồm H2 và H2S - Theo Pt(3), số mol H2S = số mol PbS = 23,9/ 239 = 0,1 mol số mol H2S và H2 = 2,464 / 22,4 = 0,11mol số mol H2 = 0,11 - 0,1 = 0,01 mol Tỉ lệ số mol 2 khí nH2/ nH2S = 0,01/ 0,1 = 1/ 10. c. Tính % khối lượng hỗn hợp đầu. Theo các PT (1,2); nFe = nH2 = 0,01 mol => mFe = 0,01 . 56 = 0,56g nFeS = nH2S = 0,1 mol => mFeS = 0,1. 88 = 8,8g %mFe = 0,56/ 0,56 +8,8 .100% = 5,98% %mFeS = 94,02%. Bài3: 1. AL + HNO3--> NH4NO3 + AL(NO3)3 huặc: 8AL + 30HNO3 --> 3NH4NO3 + 8AL(NO3)3 + 9H2O 2. 2AL(OH)3 --> AL2O3 + 3H2O 3. SO2 + KMnO4 + H2O --> H2SO4 + MnSO4 + K2SO4 huặc: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O --> 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 4. CaCL2 + 2AgNO3--> AgCL + Ca(NO3)2. Câu1: C đúng. Câu2: B đúng Câu3: A đúng Câu4: B đúng Câu5: C đúng Câu6: C đúng Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò. GV: Hệ thống nội dung bài giảng, yêu cầu HS về nhà làm lại các bài tập vào vở. Tiết sau thi học kỳ II. Tiết 66: Thi chất lượng học kỳ II I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nhằm củng cố và hệ thống toàn bộ kiến thức cơ bản đã học trong kỳ II. Giúp HS thâu tóm kiến thức cơ bản thông qua bài kiểm tra. - đánh giá chất lượng HS sau 1 năm học. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng có ý thức trong học tập, phát huy tính tích cực, tự giác. - Vận dụng tốt kiến thức đã học để làm các dạng bài tập. - Nghiêm túc, chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị. GV: đề bài + đáp án HS: Làm bài thi. III. Tiến trình. 1. ma trận thiết kế đề kiểm tra. Mức độ Chủ đề Nhận biết TN TL Thông hiểu TN TL Vận dụng TN TL Tổng Khái quát nhóm halogen CL2 và Hợp chất F2, Br2. I2 O2 và O3 S và hợp chất S Tốc độ phản ứng hoá học và cân bằng hoá học. Tổng 2. Đề bài. Tiết 69,70: Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nhằm củng cố kiến thức về tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. Nắm sự chuyển dịch cân bằng hoá học. - Xác định nội dung trọng tâm kiến thức lý thuyết đã học để liên hệ thực tế, trong đời sống hàng ngày. 2. Kỹ năng. - Rèn luyện cách vận dụng các yêu tố ảnh hưởng để làm tăng tốc độ phản ứng hoá học. - Vận dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơsatơliê để làm chuyển dịch cân bằng hoá học. - Sử dụng thành thạo biểu thức tính hằng số cân bằng phản ứng để giải các bài toán về nồng độ, hiệu suất phản ứng và ngược lại. II. Chuẩn bị. GV: giáo án, SGK Bài tập tham khảo vận dụng HS: Ôn tập lý thuyết và làm các bài tập. III. Tiến trình. 1. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong giờ. 2. Bài mới. Tiết 1. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: Nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: - Tốc độ phản ứng là gì? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? - Cân bằng hoá học là gì? Đại lượng nào đặc trưng cho cân bằng hoá học? - Viết biểu thức tính hằng số cân bằng và cho biết ý nghĩa của hằng số cân bằng? - Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố như: nồng độ, p, nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng như thế nào? HS: Thảo luận và tổng kết nội dung. GV: Nhận xét, hệ thống kiến thức. Hoạt động2: GV: yêu cầu HS thảo luận và làm các bài tập sau: Bài1: Có thể dùng những biện pháp gì để tăng tốc độ của đa số phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường? Bài2: Một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái như thế nào được gọi là cân bằng hoá học? Có thể duy trì cân bằng hoá học để nó không biến đổi theo thời gian được không? bằng cách nào? Bài3: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn? a. Fe + CuSO4 ( 2M) Fe + CuSO4 (4M) b. Zn + CuSO4 (2M, 250C) Zn + CuSO4 ( 2M, 500C) c. Zn bột + CuSO4 (2M) Zn Hạt + CuSO4 (2M) Bài4: Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng hoá học? Các yếu tố làm chuyển dịch cân bằng? Phát biểu nguyên lý Lơsatơliê? Lấy VD minh hoạ. HS: Thảo luận và làm bài tập. GV: Nhận xét, chữa bài tập. A. Kiến thức cần nắm vững. - SGK. B. bài tập. Bài 1: - Tốc độ phản ứng tăng khi: Tăng nồng độ chất phản ứng, tăng p chất phản ứng ( nếu là chất khí) Tăng nhiệt độ cho phản ứng, tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, có mặt chất xúc tác. Bài2: Trạng thái cân bằng hoá học xảy ra khi vT = vN. Có thể duy trì một cân bằng hoá học để nó không biến đổi theo thời gian bằng cách giữ nguyên các điều kiện thực hiện phản ứng. Bài3: So sánh nồng độ So sánh nhiệt độ So sánh diện tích bề mặt So sánh về xúc tác. Bài4: - Nhiệt độ tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt. - nhiệt độ giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều toả nhiệt - p tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số phân tử khí - p giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số phân tử khí. - nồng độ tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ. - nồng độ giảm, theo chiều tăng nồng độ. - xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng hoá học. Hoạt động3: Củng cố - Dặn dò. GV: hệ thống nội dung luyện tập, yêu cầu HS về nhà làm lại các bài tập vào vở. GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Bài tập: Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kin: PCL5 k D PCL3 k + CL2 k rH > 0. Biện pháp nào sau đây tạo nên sự tăng lượng PCL3 trong cân bằng? A. lấy bớt PCL5 ra B. thêm CL2 vào C. giảm nhiệt độ D. tăng nhiệt độ.* - Giờ sau luyện tập tiếp. Tiến trình lên lớp tiết thứ 2: 1. Kiểm tra bài cũ. kết hợp trong giờ giảng. 2. Bài mới. tiết 2. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động1: GV: Yêu cầu HS thảo luận và làm các bài tập sau: Bài 1: Khi đun nóng HI trong một bình kín, xảy ra phản ứng sau: 2HI k D H2 k + I2 k a. Ở một nhiệt độ nào đó, hằng số cân bằng Kc của phản ứng bằng 1/ 64. Tính xem có bao nhiêu phần trăm HI bị phân huỷ ở nhiệt độ đó. b. Tính hằng số cân bằng Kc của hai phản ứng sau ở cùng nhiệt độ như trên: HI k D H2 k + 1/2I2k H2 k + I2 k D 2HI k Bài2: Phản ứng nung vôi xảy ra như sau trong một bình kín: CaCO3 r D CaO r + CO2 k rH = 178kJ Ở nhiệt độ 8200C hằng số cân bằng Kc = 4,28. 10-3 a. Phản ứng đều toả nhiệt hay thu nhiệt? b. Khi phản ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng Kc có biến đổi không và biến đổi như thế nào? Giải thích. * Thêm khí CO2 vào * Lấy bớt một lượng CaCO3 ra * Tăng dung tích bình phản ứng lên * Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống c. Tại sao miệng các lò nung vôi lại để hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? tại sao? Bài3: hằng số cân bằng Kc của phản ứng H2 k + Br2 k D 2HBr k ở 7300C là 2,18. 106. Cho 3,20 mol HBr vào trong bình phản ứng dung tích 12 lit ở 7300C. Tính nồng độ của H2, Br2 và HBr ở trạng thái cân bằng. Bài4: I2 bị phân huỷ bởi nhiệt theo phản ứng sau: I2 k D 2I k. Ở 7270C hằng số cân bằng Kc là 3,80.10-5. Cho 0,0456 mol I2 vào trong bình 2,30 lít ở 7270C. Tính nồng độ I2 và I ở trạng thái cân bằng. HS: Thảo luận và làm bài tập. GV: Nhận xét, chữa bài tập. Bài1: Gọi Kc1, Kc2, Kc3 lần lượt là các hằng số cân bằng của các phản ứng đã cho. a. Kc1 = {H2 }. {I2 }/ {HI}2 = 1/ 64 Giả sử ban đầu nồng độ HI là 1 mol/l tại thời điểm cân bằng nồng độ HI phân huỷ là 2x. {H2 } = {I2 } = x {HI} = ( 1-2x) => x2 / (1-2x) = 1/ 64 -> x = 0,1 % HI bị phân huỷ = 1/2. 0,1.2/ 1.100% = 20% b. HI k D 1/2H2 k + 1/2I2 k Kc2 = {H2 }1/2. {I2 }1/2/ {HI} = *Kc1 = 1/8 I2 k + H2 k D 2HI k Kc3 = {HI}2 / {I2 }. {H2 } = 1/ Kc1 = 64 Bài2: CaCO3 r D CaO r + CO2 k rH = 178kJ a. Phản ứng trên là thu nhiệt b. Khi thêm khí CO2 hằng số cân bằng tăng vì Kc = {CO2 } - Lượng CaCO3 r không ảnh hưởng đến Kc - Khi tăng dung tích của bình phản ứng, Kc giảm vì {CO2 } giảm. - Khi giảm nhiệt độ, cân bằng của phản ứng nung vôi chuyển dịch theo chiều nghịch. Nồng độ CO2 giảm dẫn đến K giảm. c. Miệng các lò nung vôi để hở vì làm như vậy p khí CO2 giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Nếu đậy kín, p khí CO2 tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. gt: áp dụng nguyên lý Lơsatơliê nên: Kc = {CO2 } Bài3: Nồng độ HBr = 0,27M {H2 } = {Br} = x {HBr} = 0,27 - x (0,27 - 2x)2 / x2 = 2,18.106 -> ( 0,27 - 2x)/ x = 1,476.103 => x = 1,82.10-4 Do đó: {H2 } = {Br} = 1,82. 10-4M {HBr} = 0,27 - 0,000182 = 0,27M. Bài4: Nồng độ ban đầu: C I2 = 0,0198M Gọi nồng độ I2 bị chuyển hoá là x. Vậy nồng độ I2 lúc cân bằng {I2 } = 0,0198 - x. Nồng độ nguyên tử I lúc cân bằng là 2x. K = {I2 }2 / {I2 } = 3,80.10-5 --> 4x2/ (0,0198 -x) = 3,80.10-5 4x2 = 0,0753.10-5 - 3,80.10-5x 2x = 0,868.10-3 --> x = 0,43.10-3 {I2 }= 0,0198 - 0,000434 = 0,0194 M {I} = 8,6.10-4M Hoạt động2: Củng cố - Dặn dò. GV: hệ thống nội dung bài, yêu cầu HS về nhà làm lại các bài tập vào vở. HS trả lời một số câu hỏi sau: Câu1: Hằng số cân bằng Kc của 1 phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? nồng độ B. nhiệt độ * C. áp suất D. sự có mặt chất xúc tác. Câu2: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng sau: 2KCLO3 r --> 2KCLr + 3O2 k A. nhiệt độ B. chất xúc tác * C. áp suất D. kích thước của các tinh thể KCLO3
Tài liệu đính kèm: