Giáo án Ngoài giờ lên lớp 9 - Tháng 9 Chủ đề 1: Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học

Giáo án Ngoài giờ lên lớp 9 - Tháng 9 Chủ đề 1: Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học

Tháng 9

Chủ đề :1 Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC

I.Mục tiêu:

+ Biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học

+Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS

+Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học

II.Chuẩn bị : GV : Sách + giáo án + tài liệu “Giúp bạn chọn nghề”

 HS : Vở + bút , bài hát hoặc bài thơ ca ngợi lao động

II.Tiến trình lên lớp:

 A . Ổn định: Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.

 B . Bài cũ: Kiểm tra vở ghi bài, dụng cụ học tập.

 C . Bài mới : + GV giới thiệu về môn học .

 + GV giới thiệu các chủ đề chính của môn học.

 + GV nêu ý nghĩa của môn học.

 

doc 2 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngoài giờ lên lớp 9 - Tháng 9 Chủ đề 1: Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 9
Chủ đề :1
Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC
Ngày soạn : 20/09/2009
Ngày giảng : 1/10 /2009
I.Mục tiêu:
+ Biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học 
+Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
+Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học
II.Chuẩn bị : GV : Sách + giáo án + tài liệu “Giúp bạn chọn nghề”
 HS : Vở + bút , bài hát hoặc bài thơ ca ngợi lao động
II.Tiến trình lên lớp:
 A . Ổn định: Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh. 
 B . Bài cũ: Kiểm tra vở ghi bài, dụng cụ học tập.
 C . Bài mới : + GV giới thiệu về môn học .
 + GV giới thiệu các chủ đề chính của môn học.
 + GV nêu ý nghĩa của môn học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có
cơ sở khoa học.
- Hãy nêu vài tình huống trong cuộc sống hàng ngày con người phải luôn đứng trước một sự lựa chọn?
 + Yếu mắt => mua mắt kính => phân vân kính số mấy, gọng ra sao, kính có lắp tròng không?.....
+ Mua sữa => loại nào phù hợp tuổi mình, loại nào hợp khẩu vị mình..
+ Mù màu nhưng lại muốn lái ôtô, máy bay.
- Theo em đứng trước sự lựa chọn đó thì yêu cầu người bán và người mua phải làm gì?
- người bán => giới thiệu, góp ý, tư vấnNgười mua => lắng nghe, suy nghĩ trước khi quyết định.
- GV kết luận: Việc chọn nghề của học sinh cũng vậy, không phải cứ thích nghề nào là viết đơn xin thi vào trường có nghề mà mình thích.
- Hãy so sánh kết quả của việc lựa chọn những yêu cầu không đúng trong cuộc sống và việc lựa chọn nghề không thích hợp?
- Hs so sánh
- GV chốt lại; Việc chọn nghề là một công việc cần được lý giải rỏ ràng, phải có cơ sở khoa họccủa nó. Đối với hs, nhà trường sẽ giúp các em hướng nghiệp, còn đối với những người ngoài trưòng học, muốn chọn nghề phải dựa vào các cơ quan tư vấn nghề nghiệp.
- Theo em, sự lựa chọn nghề được coi là có cơ sở khoa học thì người chọn nghề phải chú ý đến những phương diện nào?
-HS nêu ý kiến.
- Gv kết luận: Cần chú ý đến 3 phương diện cơ bản, gv nêu 3 phương diện cơ bản và cho ví dụ .
- GV yêu cầu hs cho thêm vài ví dụ.
- GV thông báo : Khi chọn nghề mà không chú ý đến 3 phương diện trên được coi là chọn nghề thiếu cơ sở khoa học. 
I.Cơ sở khoa học của việc chọn
 nghề:
Phương diện sức khoẻ, phát triển thể lực và đặc điểm sinh lý phải phù hợp.
Phương diện tâm lý phải phù hợp với nghề muốn chọn.
Phương diện sinh sống không trở ngại quá lớn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu những nguyên tắc chọn nghề.
-GV Khi tốt nghiệp chúng ta sẽ đứng trước một vấn đề cần có sự cân nhắc: Đó là ba câu hỏi đặt ra khi chọn nghề
 + Tôi thích nghề gì? 
 + Tôi làm được nghề gì?
 + Tôi cần làm nghề gì?
-Gv đọc đoạn :” Ba câu hỏi đặt ra khi chọn nghề”
- Yêu cầu hs rút ra những nguyên tắc khi chọn nghề?
- HS nêu những nguyên tắc.
- GV chốt lại và ghi bảng.
-GV mở rộng : Trong cuộc sống nhiều khi tuy không
 hứng thú với nghề nhưng do giác ngộ ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề thì con người vẫn luôn làm tốt.
-Là hs, em phải làm gì để thực hiện được ba nguyên tắc trên?
- Hs trả lời.
- GV chốt lại và cho hs chép phần ghi nhớ / 11 ( phần đóng khung)
II. Những nguyên tắc chọn nghề:
 1.Nguyên tắc 1: Không chọn nghề mà bản thân không thích.
2. Nguyên tắc 2: Không chọn nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý, thể chất hay xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề.
3. Nguyên tắc 3: Không chọn nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.
* Ghi nhớ: Học sinh trường THCS cần phải: /11
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của việc chọn nghề .
GV nêu tóm tắt 4 ý nghĩa của việc chọn nghề.
GV cho từng tổ rút thăm trúng ý nghĩa nào thì thảo luận, trình bày ý nghĩa đó, các bạn trong tổ khác bổ sung .
 GV kết luận rồi cho hs ghi 
III. Ý nghĩa của việc chọn nghề:
Ý nghĩa kinh tế: 
Ý nghĩa xã hội:
Ý nghĩa giáo dục:
Ý nghĩa chính trị: 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn hs chơi trò chơi
- Gv yêu cầu các tổ thi tìm những bài hát, bài thơ hoặc một truyện ngắn nói về sự nhiệt tình lao động xây dựng đất nước của những người trong các nghề khác nhau.( Bài hát : Người đi xây hồ kẻ gỗ, mùa xuân trên những giếng dầu, tôi là người thợ lò,
- Các nhóm xung phong minh hoạ bài hát , bài thơ...
D.Củng cố:
	+ Em yêu thích nghề gì? Những nghề nào phù hợp với khả năng của em? 
 Hiện nay ở địa phương em nghề nào đang cần nhân lực?
E .Dặn dò: GV yêu cầu học sinh về nhà viết thu hoạch theo câu hỏi sau:
 - Em nhận thức được những gì qua buổi học này
 - Em yêu nghề nào ? Những nghề nào phù hợp với khả năng của em ? 
 Hiện nay ở quê hương em nghề nào đang cần nhân lực ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTHANG9.doc