Giáo án Sinh học 10 - Phần 1, Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Năm học 2016-2017

Giáo án Sinh học 10 - Phần 1, Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Năm học 2016-2017

I.Mục tiêu :

 1.Kiến thức : Sau khi học xong bài này học sinh phải :

 - Nêu được các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao .

 - Phân tích được mối quan hệ qua lại giữa các cấp bậc .

 2.Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng tư duy , phân tích , tổng hợp , kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập .

 3.Thái độ : Liên hệ môi trường ở phần I , II .

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 1.GV : Chuẩn bị Tranh hình 1(7) SGK .

 

doc 4 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 2423Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Phần 1, Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG NS : 20 – 08 - 2016
 Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG NG: 22 – 08 - 2016
 NG: 29 – 08 - 2016
 Tiết : 1,2
I.Mục tiêu :
 1.Kiến thức : Sau khi học xong bài này học sinh phải :
 - Nêu được các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao .
 - Phân tích được mối quan hệ qua lại giữa các cấp bậc .
 2.Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng tư duy , phân tích , tổng hợp , kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập .
 3.Thái độ : Liên hệ môi trường ở phần I , II .
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
 1.GV : Chuẩn bị Tranh hình 1(7) SGK .
TẾ BÀO
HỆ SINH THÁI
 2.HS: Soạn trước bài mới , ôn lại kiến thức ở cấp 2 .
III.Tiến trình bài giảng :
 1.Ổn định lớp : Sĩ số , nhắc nhở ...
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 Tiết 1 : Giới thiệu chương trình .
 Tiết 2 : Thế giới sống được tổ chức như thế nào ?Trình bày các cấp tổ chức sống
 cơ bản ?
 3.Bài mới :
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
* Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào ?
- Thế giới sống được tổ chức theo những cấp tổ chức cơ bản nào?
- Quan sát hình 1 và giải thích các khái niệm : Mô , cơ quan , hệ cơ quan , cơ thể , quần thể , quần xã và hệ sinh thái .
* Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thế sinh vật? Vì tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của tất cả các cơ thể sống và sự sống chỉ hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào 
*Ý nghĩa của sự đa dạng các cấp tổ chức sống ? Sự đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật / đa dạng sinh học .
*Để đảm bảo sự đa dạng sinh học chúng ta phải làm gì ? Chúng ta phải bảo vệ các loài sinh vật và bảo vệ môi trường sống . 
Hoạt động 2:
- Nguyên tắc thứ bậc là gì? Cho ví dụ minh họa ? 
- Thế nào là đặc tính nổi trội? Cho ví dụ
 Đặc điểm nổi trội: Là đặc điểm của 1 cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu tạo nên chúng. Đặc điểm này không thể có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn.
*Đặc điểm nổi trội do đâu mà có?
- Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì?
Hoạt động 1:
- Hệ thống mở là gì ? Ví dụ ?
- Sinh vật với môi trường có mối quan hệ như thế nào?
* Liên hệ: Làm thế nào để sinh vật có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất trong môi trường?=> tạo điều kiện thuận lợi về nơi ở, thức ăn cho sinh vật phát triển.
* Tại sao ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến phát sinh bệnh? Cơ quan nào trong cơ thể người giữ vai trò chủ động trong điều hòa cân bằng nội môi ? Hệ nội tiết, hệ thần kinh điều hòa cân bằng cở thể
*KL:Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống nhất , giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều chỉnh. Nếu môi trường bị biến đổi sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và chức năng sống của các cấp tổ chức sống trong môi trường .
Hoạt động 2:
- Tại sao các sinh vật đều có đặc điểm chung ?
- Tại sao thế giới sống phát triển vô cùng đa dạng và phong phú ?
* Để thế giới sống đa dạng và phong phú chúng ta phải làm gì ? Chúng ta phải chống lại các hoạt động , hành vi gây biến đổi / ô nhiễm môi trường .
* Ở người thì như thế nào ? Loài người có tiếp tục tiến hóa không ? Một nghiên cứu mới công bố về dân số ở Massachusetts (Mỹ) cho thấy những bằng chứng về quá trình tiến hóa của loài người vẫn đang tiếp tục.
Tiết 1 : 
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống: 
 Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặt chẽ gồm các cấp tổ chức cơ bản: 
Tế bào : Là đơn vị cơ bản của thế giới sống .
Cơ thể : Được cấu tạo từ các cơ quan và các hệ cơ quan .
Quần thể : Là nhóm cá thể cùng loài .
Quần xã : Gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau .
Hệ sinh thái : Bao gồm quần xã và sinh cảnh 
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
 - Nguyên tắc thứ bậc: 
 + Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
 + Ví dụ: Tế bào cấu tạo nên mô, các mô tạo thành cơ quan
 - Ngoài đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có những đặc tính riêng gọi là đặc tính nổi trội : 
 + Trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng, và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến hóa thích nghi với môi trường sống.
 + Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh , nhưng tập hợp của nhiều tế bào thần kinh tạo nên bộ não con người , làm cho con người có trí thông minh và trạng thái tình cảm .
Tiết 2 :
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
- Khái niệm hệ thống mở:
 + Sinh vật thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường , góp phần làm biến đổi môi trường .
 + Ví dụ: Quá trình quang hợp của cây xanh 
- Khái niệm hệ tự điều chỉnh :
 + Sinh vật có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống , giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển .
 INSULIN
 + Ví dụ: Glucôzơ (thừa ) → Glicôgen (dự trự ở
 ← cơ Gan)
 GLUCAGON
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa:
- Nhờ sự thừa kế thông tin di truyền nên các sinh vật đều có đặc điểm chung.
- Điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, biến dị không ngừng phát sinh, quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật, nên thế giới sống phát triển vô cùng đa dạng và phong phú.
3. Củng cố: Trả lời các câu hỏi sau 
Tiết 1 :
Câu 1. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại ?
a. Quần thể b. Quần xã c. Cơ thể d. Hệ sinh thái 
Câu 2. Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là : 
a. Sinh quyến b. Hệ sinh thái c. Loài d. Hệ cơ quan 
Câu 3. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành :
a. Hệ cơ quan b. Mô c. Cơ thể d. Cơ quan 
Câu 4. Tổ chức sống nào sau đây là bào quan ?
a. Tim b. Phổi c. Ribôxôm d. Não bộ
Câu 5. Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào ?
a. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống b. Là đơn vị chức năng của tế bào sống 
c. Được cấu tạo từ các mô d. Được cấu tạo từ các phân tử , đại phân tử vào bào quan 
Câu 6. Tập hợp các cơ quan , bộ phận của cơ thể cùng thực hiện một chức năng được gọi là: 
a. Hệ cơ quan 	c. Bào quan b. Đại phân tử 	 d. Mô 
Tiết 2 :
Câu 1 : Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người ?
ĐA: - VD 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển. 
 -VD 2 : Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh bệnh
 - VD 3 : Khi trời nóng, cơ thể có cơ chế đều hòa thân nhiệt bằng cách dãn mạch máu dưới da, tăng tiết mồ hôi, giảm quá trình dị hóa . Khi trời lạnh, cơ thể có cơ chế điều hòa thân nhiệt bằng cách co mạch máu dưới da, giảm tiết mồ hôi, tăng quá trình dị hóa 
 - VD 4 : Động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ sẽ tự điều chỉnh số lượng và phụ thuộc vào nhau. khi động vật ăn cỏ phát triển mạnh (linh dương chẳng hạn) thì những loài ăn thịt sẽ có nhiều thức ăn như sư tử, báo, linh cẩu... và vì vậy mà số lượng của chúng cũng sẽ tăng lên/ điều ngược lại khi loài ăn cỏ có số lượng ít thì những loài ăn thịt cũng tự điều chỉnh số lượng giảm theo.
 - VD 5 : Cơ thể thực vật tự điều chỉnh lượng nước thoát hơi qua lá nhờ cơ chế đóng mở khí khổng, tăng giảm độ dày của lớp cutin, ...
Câu 2 . Điều dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống:
A. Một hệ thống mở 	 B. Có khả năng tự điều chỉnh 	
C. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường D. Cả a, b, c, đều đúng 
Câu 3. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ
A. Khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
B. Khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
C. Khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống.
D. Sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 4 : Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì
A. Chúng sống trong những môi trường giống nhau .
B. Chúng đều được cấu tạo từ tế bào .
C. Chúng đều có chung một tổ tiên .
D. Tất cả các điều trên đều đúng .
 5. Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc bài đã học.
- Đọc trước bài 2 trang 10, SGK sinh học 10
____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Cac_cap_to_chuc_cua_the_gioi_song.doc