Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3, Bài 2: Các giới sinh vật - Năm học 2016-2017

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3, Bài 2: Các giới sinh vật - Năm học 2016-2017

 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

 a. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm giới và trình tự các cấp đơn vị phân loại thế giới sinh vật.

- Nêu được đặc điểm của hệ thống phân loại sinh giới.

- Nêu được đặc điểm chính của các giới sinh vật.

b. Kỹ năng, thái độ:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.

- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.

- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực tự học: Tham khảo nội dung bài các giới sinh vật, quan sát và phân tích hình.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết các ván đề sinh học trong cuộc sống.

- Năng lực thẩm mỹ: Bảo vệ cân bằng sinh thái, các loài vật hoang dã, sinh vật quý hiếm.

- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm giữa các thành viên trong các hoạt động của bài đi đến kết luận rút ra kiến thức.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

 

doc 6 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 8389Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3, Bài 2: Các giới sinh vật - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn././2016
Tuần 3, Tiết 3 Ngày dạy..//..
 Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
 a. Kiến thức: 
- Nêu được khái niệm giới và trình tự các cấp đơn vị phân loại thế giới sinh vật.
- Nêu được đặc điểm của hệ thống phân loại sinh giới.
- Nêu được đặc điểm chính của các giới sinh vật.
b. Kỹ năng, thái độ:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
- Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực tự học: Tham khảo nội dung bài các giới sinh vật, quan sát và phân tích hình.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết các ván đề sinh học trong cuộc sống.
- Năng lực thẩm mỹ: Bảo vệ cân bằng sinh thái, các loài vật hoang dã, sinh vật quý hiếm.
- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm giữa các thành viên trong các hoạt động của bài đi đến kết luận rút ra kiến thức.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
 - Ổn đinh lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học
 - Kiểm tra bài cũ: 5phút
Câu 1: Các cấp tổ chức nên thế giới sống được tổ chức như thế nào từ cấp nhỏ đến cấp lớn?
Câu 2: Đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống là gì? Đơn vị cấu trúc lớn nhất của thế giới sống là gì?
Câu 3: Các cấp tổ chức sống có các đặc điểm chung nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Hoạt động1 : Tìm hiểu về giới và hệ thống phân loại 5 giới (7phút)
Gv : viết sơ đồ: giới - ngành - lớp -bộ- họ - chi - loài
*Em hiểu thế nào là giới? Giới là gì? Cho ví dụ
Gv cho học sinh quan sát tranh sơ đồ hệ thống 5 giới sv
*Hệ thống phân loại 5 giới gồm những giới nào?
* Tại sao không biểu thị các giới trên cùng một hàng?
( vì ngày nay các giới tồn tại song song )
-Hoạt động2 : Tìm hiểu đặc điểm chính của mổi giới (28phút)
*Đặc điểm của giới Khởi sinh?
*Phương thức sống? 
* Giới Nguyên sinh gồm những đại diện nào?
* Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Nguyên sinh?
GD: góp phần hoàn thành chu trình tuần hoàn vật chất
* Giới Nấm gồm những đại diện nào?
* Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Nấm?
* Giới Thực vật gồm những đại diện nào?
* Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Thực vật?
GD: điều hòa khí hậu, chống xói mòn, lũ lụt, hạn hán mắt xích đầu tiên của chuỗi, lưới thức ăn. 
* Giới Động vật gồm những đại diện nào?
* Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Động vật?
GD: mắt xích thức ăn, đảm bảo tuần hoàn vật chât, cân bằng hệ sinh thái.
Bvệ, khai thác hợp lí tài nguyên, bvệ động vật quý, lên án săn bắn, giết động vật hoang dã.
* Học sinh hoàn thành phiếu học tập 
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
1) Khái niệm giới:
- Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
2)Hệ thống phân loại 5 giới:
- Giới Khởi sinh (Monera)® Tế bào nhân sơ 
- Giới Nguyên sinh(Protista)
- Giới Nấm(Fungi) Tế bào
- Giới Thực vật(Plantae) nhân thực
- Giới Động vật(Animalia) 
II. Đặc đặc điểm chính của mỗi giới:
1)Giới Khởi sinh:( Monera)
- Gồm những loài vi khuẩn nhân sơ có kích thước nhỏ 1-5mm.
- Phương thức sống đa dạng.
2) Giới Nguyên sinh:(Protista)
 ( Tảo, Nấm nhầy và Động vật nguyên sinh)
- Tảo: S.vật nhân thực, đơn bào, đa bào. Hình thức sống quang tự dưỡng(cơ thể có diệp lục)
- Nấm nhầy: S.vật nhân thực, cơ thể tồn tại 2 pha đơn bào và hợp bào. Hình thức sống dị dưỡng, hoại sinh.
- ĐVNS: S/vật nhân thực, đơn bào. Hình dạng đa dạng, sống dị dưỡng.
3) Giới Nấm:(Fungi)
- Gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào. Thành tế bào chứa kitin.
- Sinh sản hữu tinh và vô tính (nhờ bào tử).
- Hình thức sống dị dưỡng: Hoại sinh, ký sinh, cộng sinh.
4) Giới Thực vật:( Plantae)
 (Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín)
- Sinh vật nhân thực, đa bào, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ.
- Hình thức sống: hầu hết sống cố định, có khả năng quang hợp (có diệp lục) tự dưỡng.
5) Giới Động vật:(Animalia)
(Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống)
- Sinh vật nhân thực, đa bào, có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hoá cao.
- Hình thức sống: Dị dưỡng và có khả năng di chuyển.
3.Củng cố(5phút) 
	- Bài tập cuối bài PHIẾU HỌC TẬP
Giới
Sinh vật
đặc điểm
Nhân sơ
 Nhân thực
Đơn bào
Đa bào
 Tự dưỡng
 Dị dưỡng
Khởi sinh
Vi khuẩn
+
+
+
+
Tảo
+
+
+
+
Nguyên sinh
Nấm nhày
+
+
+
ĐVNS
+
+
+
+
Nấm
Nấm men
+
+
+
Nấm sợi
+
+
+
Thực vật 
Rêu,Quyết
Hạt trần Hạt kín
+
+
+
+
Động vật 
Đ vật có dây sống Cá,lưỡng cư
+
+
+
Câu 1: Giới là gì? Nêu trình tự các cấp đơn vị phân loại thế giới sinh vật theo thứ tự nhỏ dần?
Câu 2: Giới thực vật có các đặc điểm gì? Giới thực vật gồm có các ngành nào?
Câu 3: Giới động vật có các đặc điểm gì? Giới động vật gồm có các ngành nào?
IV. Rút kinh nghiệm.
- Hướng dẫn các em đọc thêm phần: em có biết- Hệ thống 3 lãnh giới.
	 -Lãnh giới 1: Vi sinh vật cổ (Archaea)
 3 lãnh giới	 - Lãnh giới 2: Vi khuẩn ( Bacteria)
( Domain) -Lãnh giới 3 - Giới Nguyên sinh
	( Eukarya) - Giới Nấm
	 - Giới Thực vật
 - Giới Động vật 	
Kí duyệt
Ngày ... tháng ... năm 20...
Ngày soạn././2016
Tuần 4, Tiết 4 Ngày dạy..//..
PHẦN II : SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
 Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
 a. Kiến thức: 
- Nêu được các nguyên tố hóa học chính cấu tạo nên tế bào.
- Phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố hóa học đối với tế bào.
- Nêu được cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước.
- Nêu được vai trò của nước đối với tế bào.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích hình, thảo luận nhóm và làm việc độc lập.
- Phát triển khả năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
c. Thái độ
Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng hợp lí kiến thức bài vào trong thực tiễn đời sống.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực tự học: Tham khảo nội dung bài các giới sinh vật, quan sát và phân tích hình.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết các vấn đề sinh học trong cuộc sống.
- Năng lực thể chất: Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với tế bào, cơ thể, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, vai trò của nước đối với sức khỏe.
- Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm giữa các thành viên trong các hoạt động của bài đi đến kết luận rút ra kiến thức.
- Năng lực tính toán: Xác định tỉ lệ phần trăm các nguyên tố hóa học, nước trong tế bào.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Hình phóng to, mẫu vật, bảng phụ, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
 - Ổn đinh lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học
 - Kiểm tra bài cũ: 5phút
Hãy kể tên các giới trong hệ thống phân loại 5 giới và đặc điểm chính của giới thực
vật, động vật?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Hoạt động1: Tìm hiểu các nguyên tố hoá học (20P)
Gv : tại sao các tế bào khác nhau lại cấu tạo chung từ 1 số nguyên tố nhất định?
- tại sao 4 nguyên tố C, H ,O ,N là những nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào?
- vì sao C là nguyên tố quan trọng?
Hs nêu dc: -4 ngtố có tỉ lệ lớn
- C có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 đtử → cùng 1 lúc tạo 4 liên kết cộng hoá trị
+ Trong tự nhiên có khoảng 92 nguyên tố hoá học chỉ có vài chục nguyên tố cần thiết cho sự sống.
*Quan sát bảng 3 em có nhận xét gì về tỷ lệ các nguyên tố trong cơ thể( Đại vi lượng)
* Các nguyên tố hoá học có vai trò như thế nào đối với tế bào? 
GD: hàm lượng nguyên tố nào đó tăng quá mức sẽ A/H đến MT cơ thể SV và con người.
Hoạt động2: Nước và vai trò của nước trong tế bào (15P)
Hs quan sát Tranh H 3.1 và 3.2
* Nghiên cứu sách giáo khoa và hình 3.1, 3.2 em hãy nêu cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước?
* Em nhận xét về mật độ và sự liên kết giữa các phân tử nước ở trạng thái lỏng và rắn?(khi cho nước đá vào cốc nước thường)
 *Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh?G. thích
*Theo em nước có vai trò như thế nào? đối với tế bào cơ thể sống?( Điều gì xảy ra khi các sinh vật không có nước?) 
GD: ô nhiễm nguồn nước A/H đến sự sống của SV. Hiện tượng mưa axt dẫn đến nguyên nhân và hậu quả. Cần có thói quen sử dụng tiết kiệm nc, tài nguyên, giữ nguồn nước trong sạch.
I. Các nguyên tố hoá học:
- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống và không sống.
- Các nt C,H,O,N chiếm 95% khối lượng cơ thể sống
- C là nguyên tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng các đại phân tử hữu cơ.
1)Các nguyên tố đa lượng và vi lượng:
a.Nguyên tố đa lượng:
- Các nguyên tố có tỷ lệ > 10 - 4 (0,01%)
- C, H, O, N, S, P, K
b. Các nguyên tố vi lượng:
- Các nguyên tố có tỷ lệ < 10 - 4 (0,01%)
- F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr
2) Vai trò của các nguyên tố hoá học trong tế bào:
- Tham gia xây dựng nên cấu trúc tế bào.
- Cấu tạo nên các chất hữu cơ và vô cơ.
- Thành phần cơ bản của enzim, vitamin
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào:
1)Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước:
- Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị.
- Phân tử nước có tính phân cực.
- Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện (do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước.
2)Vai trò của nước đối với tế bào:
- Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan và vận chuyển các chất cần cho hoạt động sống của tế bào.
- Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào.
- Tham gia điều hoà, trao đổi nhiệt của tế bào và cơ thể
3. Củng cố: (5p)
	- Các câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích? (Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể )
- Tại sao người ta phải trồng rừng và bảo vệ rừng? (Cây xanh là mắt xích quan trọng trong chu trình cacbon)
- Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn? (Hạn chế vi sinh vật sinh sản làm hỏng thực phẩm) 
IV. Rút kinh nghiệm.
Ngày ... tháng ... năm 20...
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Cac_nguyen_to_hoa_hoc_va_nuoc.doc