Giáo án Sinh học Lớp 10 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

I/ MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

- Học sinh phải nêu được khái niệm quang hợp và những sinh vật có khả năng quang hợp.

- Nêu được vai trò của ánh với sáng 2 pha của quang hợp và mối liên quan giữa 2 pha.

- Trình bày được tóm tắt diễn biến, các thành phần tham gia, kết quả của mỗi pha.

- Mô tả được một cách tóm tắt các sự kiện chính của chu trình C3.

- Bản chất của quá trình quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học diễn ra ở các sinh vật quang hợp.

 2-Kỹ năng:

- Kỹ năng quan sát, giải thích hiện tượng ngoài tự nhiên.

- Chăm sóc cây để đạt được năng suất cao.

 3-Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua kiến thức về quang hợp.

- Quang hợp sử dụng khí CO2, giải phóng khí O2, góp phần điều hòa không khí, ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.

- Phân tích mức độ ô nhiễm môi trường không khí ở địa phương, trường học, ý thức giữ môi trường trong lành của từng học sinh.

- Tham gia trồng cây, bảo vệ cây xanh, tạo môi trường thuận lợi cho cây quang hợp.

 -Giáo dục kỹ năng sống:

+ KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

+ KN trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về tính chất 2 pha của quang hợp

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Rèn luyện khả năng quan sát sơ đồ, khả năng phân tích so sánh các pha của quang hợp.

- Rèn luyện và phát triển năng lực tự học thông qua diễn biến 2 pha của quang hợp.

 5. Tích hợp: Tham gia trồng cây, bảo vệ cây xanh, tạo môi trường thuận lợi cho cây quang hợp

II/THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Hình 17.1, 17.2 SGK, phiếu học tập

 - Phiếu học tập để HS thảo luận, một số thông số về vai trò quang hợp của rừng đối với môi trường sống.

 

docx 43 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 998Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 (Tiết 19) 	 Ngày dạy: 06 /01/ 2020
Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO
I/ MỤC TIÊU	 	
1- Kiến thức:
	a. Cơ bản
- Học sinh phải giải thích được hô hấp tế bào là gì, vai trò của hô hấp tế bào đối với các quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào. Nêu được sản phẩm cuối cụng của hô hấp tế bào là các phân tử ATP.
- Trình bày được quá trình hô hấp tế bào bao gồm nhiều giai đoạn rất phức tạp, có bản chất là 1 chuỗi các phản ứng ôxy hoá khử.
- Trình bày được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.
2-Kỹ năng:
Rèn kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, quan sát và giải thích hiện tượng dựa vào kiến thức đã học.
3-Thái độ:
-Chăm sóc cơ thể hợp lý, luôn cung cấp đủ nguồn năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống diễn ra bên trong cơ thể.
	-Giáo dục kỹ năng sống:
+ KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
+ KN trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về hô hấp TB
	4. Định hướng phát triển năng lực:
	 - Năng lực tự học, làm việc với SGK, phôi hợp trong hoạt động
 - Năng lực giao tiếp thông qua hoạt động nhóm
II/THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Sơ đồ hiệu quả tổng hợp ATP từ phân giải phân tử Glucôzơ
	- Tranh vẽ hình 16.1, 16.2 và 16.3 SGK.
	- Phiếu học tập để cho HS thảo luận nhóm.
Đường phân
 Chu trình Crep 
Chuỗi truyền electron hô hấp 
Vị trí
Nguyên liệu
Sản phẩm
Số ATP 
Tổng số ATP 
III/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Vấn đáp, hoạt động nhóm
IV/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào	 
V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	- Enzim là gì? Enzim hoạt động theo cơ chế nào?
	- Enzim có vai trò gì trong hoạt động chuyển hóa vật chất?
	- Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm, thậm chí bị mất hoàn toàn?
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
	Con người muốn sống thì cần phải hít thở, quá trình này liên quan đến mũi, phế quản, phổi,đây là hô hấp ngoài. Quá trình hô hấp ngoài chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của một quá trình quan trọng xảy ra bên trong tế bào: đó là hô hấp nội bào. Quá trình hô hấp này giải phóng năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ tạo thành năng lượng của các phân tử ATP	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu hô hâp tế bào.
GV: Em hiểu thế nào là hô hấp ?
HS: Là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
GV: Trên cơ sở đó GV liên hệ đến hô hấp tế bào.
+ Phương trình tổng quát:
C6H12O6+6O2=6CO2+6O2 + NL
+ Năng lượng giải phóng ra qua hô hấp chủ yếu để tái tổng hợp lại ATP.
?Thực chất quá trình hô hấp tế bào là gì?
GV: Gọi HS trả lời câu lệnh trang 64: Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucose thay vì phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể? 
GV: Cho HS phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp tế bào, hô hấp kị khí và lên men.
HS: Thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn của hô hấp tế bào
HS quan sát tranh hình 16.1 SGK. 
GV: Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn nào và diễn ra ở đâu trong tế bào?
Gồm3 giai đoạn: đường phân (chất nguyên sinh), chu trình crep (chất nền ti thể), chuỗi truyền electron (màng trong ti thể).
HS nghiên cứu hình 16.1, 16.2, 16.3 SGK và hoàn thành phiếu học tập
Tranh hình 16.2 SGK
GV: Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn đường phân?
HS: Xảy ra trong bào tương, nguyên liệu là glucose, ADP, NAD, Pi. Sản phẩm là 2 axit pyruvic, 2 NADH, 2 ATP.
Tranh hình 16.3 SGK
GV: Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn chu trình Crep?
GV giải thích thêm,Giai đoạn trung gian 
 2 Axit piruvic 2 Axetyl CoA+ 2 CO2,2 NADH
 Axetyl CoA phân giải hoàn toàn
 → 2 ATP khử 6 NAD, 2 FAD
HS: Quan sát tranh và trả lời.
GV: Phần này tương đối khó nên GV dựa vào tranh vẽ giảng giải cho HS nắm bài rõ hơn.
GV: Trả lời câu lệnh trang 65 SGK. HS: Năng lượng nằm trong các phân tử NADP, FADH2.
GV: Bổ sung cho hoàn chỉnh. 
Tranh hình 16.1 SGK
GV: Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn chuỗi truyền electron hô hấp?
HS: Nghiên cứu hình vẽ và trả lời.
HS KHÁ GIỎI GV: Tổng sản phẩm tạo ra từ 1 phân tử đường glucose qua hô hấp?
HS: 34 ATP (1NADH = 3 ATP, 1 FADH2 = 2 ATP) được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào phân giải 1 phân tử glucose.
GV: Nếu ước lượng nhờ hoạt động của chuỗi truyền electron hô hấp. Từ 1 phân tử NADP tế bào thu được ~2.5 ATP và từ 1 phân tử FADH2 thu được ~ 1.5 ATP. Tính xem khi oxi hoá hoàn toàn 1 phân tử glucose tế bào thu được bao nhiêu ATP?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời vào phiếu học tập.
I/ KHÁI NIỆM HÔ HẤP TẾ BÀO:(15ph)
1) Khái niệm
- Là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ( chủ yếu là glucoo) thành các chất đơn giản ( CO2, H2O ) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống .
- Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucose.
 C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6H2O + NL
2) Đặc điểm
- Nguồn nguyên liệu là các chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).
- Năng lượng được giải phóng ra từ từ để sử dụng cho hoạt động sống và tổng hợp ATP.
- Sản phẩm hô hấp cuối cùng là CO2 và H2O. 
- Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào và được điều khiển thông qua hệ enzim hô hấp.
II/ CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TẾ BÀO(20ph)
1) Đường phân
- Xảy ra trong tế bào chất
- Nguyên liệu: đường glucose, ADP, NAD+, ATP
- Kết quả: Từ 1 phân tử glucose tạo ra 2 phân tử axit pyruvic (C3H4O3) 2 phân tử NADH và 2 phân tử ATP (thực chất 4 ATP). 
2) Chu trình Crep
- Xảy ra trong chất nền của ti thể.(TB nhân thực). Tế bào chất (TB nhân sơ)
- Nguyên liệu: axit pyruvic , ADP, NAD+, FAD
- Kết quả: tạo ra 8 NADH, 2 ATP, 2 FADH2, 6 CO2.( 2CO2 từ a.piruvic và 4 CO2 từ Axetyl – CoA)
3) Chuỗi truyền electron hô hấp
- Xảy ra ở màng trong ti thể (TB nhân thực). Màng sinh chất (TB nhân sơ)
- Nguyên liệu: 10 NADH, 2 FADH2 , 6O2, 
- Kết quả: tạo ra 34 ATP (1NADH = 3 ATP, 1 FADH2 = 2 ATP). 6H2O
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
	- Cho học sinh đọc mục em có biết và hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK.
- Trong 3 giai đoạn trên giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất?
- Tổng số ATP được tạo ra khi oxy hoá hoàn toàn 1 phân tử đường glucose?
- Phiếu học tập:
HOÀN THÀNH BẢNG SAU
Đường phân
 Chu trình Crep 
Chuỗi truyền electron hô hấp 
Vị trí
Bào tương
Chất nền ti thể
Màng trong ti thể
Nguyên liệu
1Glu, 2 ATP,2 NAD+, 2ADP, 2Pi
2 a.pyruvic, 6 NAD 2FAD, 2 ADP, 2Pi
10NADH, 2FADH2, 6 O2.
Sản phẩm
2 a.pyruvic, 2NADH, 
2 ATP
8NADH, 2 FADH2 2 ATP, 6 CO2
34 ATP, 6 H2O
Số ATP 
2 ATP
2 ATP
34 ATP
Tổng số ATP 
38 ATP
 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị nội dung bài thực hành.
1GLUCO ----------> 2A. PIRUVIC ----------> 2 AXETYL – CoA ---------------> CHU TRÌNH CREP 
 2ATP	 2CO2	 4CO2
	2NADH	 2NADH	 2ATP
	 6NADH
	 2FADH2
1NADH = 3 ATP, 1FADH2 = 2 ATP
	Ngày soạn: 08/01/2020
Tuần 20 (Tiết 20)	
 Bài 17: QUANG HỢP
I/ MỤC TIÊU:	 	
 1.Kiến thức: 
- Học sinh phải nêu được khái niệm quang hợp và những sinh vật có khả năng quang hợp.
- Nêu được vai trò của ánh với sáng 2 pha của quang hợp và mối liên quan giữa 2 pha.
- Trình bày được tóm tắt diễn biến, các thành phần tham gia, kết quả của mỗi pha.
- Mô tả được một cách tóm tắt các sự kiện chính của chu trình C3.
- Bản chất của quá trình quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học diễn ra ở các sinh vật quang hợp.
 2-Kỹ năng: 
- Kỹ năng quan sát, giải thích hiện tượng ngoài tự nhiên.
- Chăm sóc cây để đạt được năng suất cao.
 3-Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua kiến thức về quang hợp.
- Quang hợp sử dụng khí CO2, giải phóng khí O2, góp phần điều hòa không khí, ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.
- Phân tích mức độ ô nhiễm môi trường không khí ở địa phương, trường học, ý thức giữ môi trường trong lành của từng học sinh.
- Tham gia trồng cây, bảo vệ cây xanh, tạo môi trường thuận lợi cho cây quang hợp.
	-Giáo dục kỹ năng sống:
+ KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
+ KN trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về tính chất 2 pha của quang hợp
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Rèn luyện khả năng quan sát sơ đồ, khả năng phân tích so sánh các pha của quang hợp.
- Rèn luyện và phát triển năng lực tự học thông qua diễn biến 2 pha của quang hợp.
 5. Tích hợp: Tham gia trồng cây, bảo vệ cây xanh, tạo môi trường thuận lợi cho cây quang hợp
II/THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: 
- Hình 17.1, 17.2 SGK, phiếu học tập
	- Phiếu học tập để HS thảo luận, một số thông số về vai trò quang hợp của rừng đối với môi trường sống.
Phiếu học tập số 1
SO SÁNH PHA SÁNG VÀ PHA TỐI CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP
Loại pha
Nội dung
Pha sáng
Pha tối
Nơi thực hiện
Nguyên liệu
Diễn biến
Sản phẩm
PHIẾU HỌC TẬP NGUỒN 
Tiêu chí SS
 Pha sáng
 Pha tối
Nơi xảy ra
Màng tilacoit
Chât nền (Stroma)
Nguyên liệu
H2O, AS, DL, NADP+, ADP, sắc tố
CO2, ATP, NADPH, Ribulozo1,5dp
Điều kiện
AS trực tiếp
K cần ánh sáng trực tiếp
Sản phẩm
O2, ATP và NADPH
Chất hữu cơ (glucozo)
Bản chất
Pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học chứa trong ATP và NADPH
Là pha cố định CO2 để tổng hợp các hợp chất hữu cơ
* Thông tin bổ sung :
- Tất cả oxi do quang hợp giải phóng ra là bắt nguồn từ nước theo phương trình sau :
 H2O NLASMT được diệp lục hấp thu 2H+ + 2e + 1/2O2
- Phản ứng này gọi là quang phân li nước và biến đổi hoá học chủ yếu trong chuỗi phản ứng gọi là phản ứng sáng của quang hợp.các phản ứng này cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP từ ADP và photphat vô cơ và cuối cùng chuyển các ion hyđrô (H+) và điện tử (e-) cho NADP hình thành NADPH.
2H+ + 2e + NADP →NADPH + H+
- NADPH có chức năng như là 1 chất mang hyđrô trong hô hấp, NADP chỉ khác NAD có thêm 1 nhóm photphat.
- Khí CO2 là nguyên liệu thô được sử dụng trong 1 loạt phản ứng hoàn toàn riêng biệt gọi là phản ứng tối hay phản ứng tổng hợp của quang hợp.các phản ứng này không yêu cầu trực tiếp ánh sáng nhưng dùng năng lượng từ ATP và NADPH để tổng hợp cacbohyđrat.
- Sơ đồ pha sáng của quang hợp:
III/PHƯƠNG PHÁP DẠY:Hoạt động nhóm, giảng giải.
IV/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: các pha trong quang hợp
V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV cung cấp cho HS đoạn thông tin sau: “Người ta ước lượng rằng: Cứ mỗi giây trôi qua, quá trình hô hấp của sinh vật và các quá trình đốt cháy nhiên liệu khác sẽ tiêu tốn khoảng 10.000 tấn oxi. Với tốc độ này, tất cả oxi của khí quyển sẽ bị sử dụng hết trong khoảng 3000 năm”. 
GV hỏi: Các em thử dự đoán xem nguồn Oxi để duy trì sự sống trên Trái Đất trải qua hàng triệu năm qua có từ đâu?
HS trả lời: Quang hợp.
GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy quang hợp là gì? Các quá trình nào diễn ra trong quang hợp? 
- Hô hấp là gì? Quá trình hít thở củ ... áo khoa 
III. Tiến trình tổ chức dạy học
Dạng 1 : Xác định số NST , số cromatit , số tâm động trong một tế bào qua các kì của
Vận dụng các hiểu biết về biến đổi hình thái và số lượng của NST trong quá trình giảm phân ta có thể xác định bảng sau :
Bảng 1 :  Xác định các số lượng NST, số cromatit, số tâm động trong tế bào qua các kì của giảm phân
Kì
NST đơn
NST kép
Số cromatit
Tâm động
Trung gian
0
2n
4n
2n
Giảm phân I
Đầu I
0
2n
4n
2n
Giữa
0
2n
4n
2n
Sau
0
2n
4n
2n
Cuối
0
n
2n
n
Trung gian
0
n
2n
n
Giảm phân I
Đầu I
0
n
2n
n
Giữa
0
n
2n
n
Sau
2n
0
0
2n
Cuối
n
0
0
n
Cách giải :- Xác định được các tế bào sinh dục đang ở kì nào của quá trình giảm phân
           - Áp dụng kiến thức trong bảng 1 để xác định đúng số lượng thành phần có trong tế bào.
Bài tập minh họa :
Bài 1 : Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số NST và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau I là :
A.24 và 24                 B.24 và 12.                                C.12 và 24.                           D. 12 và 12.
Bài 2 : Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể  và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau II là :
 A. 24 và 24.                  B. 24 và 12.                           C.12 và 24.                           D.  12 và 12.
Bài 3: Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể và số cromatit ở kì giữa I lần lượt là :
A. 38 và 76.                     B. 38 và 0.                        C.38 và 38.                                   D.76 và 76.
Bài 4: Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I, người ta đếm được tổng số cromatit là:
 A. 40                                     B. 80                                      C.120                                    D.160
ĐA : 1 A – 2 A – 3 A – 4 B
Dạng 2 : Xác định số giao tử  được sinh ra trong giảm phân  
Áp dụng công thức :
a tế bào sinh tinh trải qua giảm phân thì tạo ra 4a tinh trùng
a tế bào sinh trứng qua giảm phân thì tạo ra a tế bào trứng và 3a thể định hướng
Chú ý
Nếu  tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần thì tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2k  số tế bào sinh tinh/ sinh trứng được sinh ra, sau đó mới áp dụng công thức trên
Cần phân biệt tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dục chín ( sinh tinh/sinh trứng )
Tế bào sinh dục sơ khai là tế bào có khả năng nguyên phân để tạo ra tế bào sinh tinh / sinh trứng; tế bào này không trực tiếp tạo ra giao tử
Tế bào sinh tinh/ sinh trứng là tế bào duy nhất có khả năng giảm phân tạo giao tử ( tinh trùng / trứng )
Mối quan hệ của chúng được biểu diễn bằng sơ đồ sau
Cách giải :
Bước 1 : Xác định số tế bào sinh dục đó là tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng
Bước 2 : Tính số tế bào sinh dục chín tham gia vào quá trình giảm phân
-          Nếu   là a tế bào sinh dục cái thì tạo ra tạo ra a tế bào trứng và 3a thể định hướng
-          Nếu là a tế bào sinh tinh trải qua giảm phân thì tạo ra 4a tinh trùng
Bước 3 : Tính số giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân
Bài tập minh họa :
Bài  1: 1TB sinh dục sơ khai đực và 1 TB sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 5 lần. Các TB con đều chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Xác định số lượng giao tử đực và cái được tạo thành?
Hướng dẫn giải
Số tế bào sinh tinh/ sinh trứng  được tạo ra từ 1 tế bào sơ khai ban đầu là : 25 = 32
Các tế bào đều giảm phân bình thường nên ta có :  
Số TB trứng là 32
Số tinh trùng là : 32 x 4 = 128
Đáp án : 32 – 128 .
Bài 2 : Ở ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Xét ba tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua giảm phân. Tính số giao tử sinh ra là:
Hướng dẫn giải :
3 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 9 đợt tạo ra 3x 29 = 1536 tế bào con
Số tế bào tham gia giảm phân là 1536 x 0,015625 = 24 tế bào
Trường hợp 1: tế bào là tế bào sinh tinh. Số giao tử tạo ra là 24 x 4= 96 tinh trùng
Trường hợp 2: tế bào là tế bào sinh trứng. Số giao tử tạo ra là 24 trứng.
Đáp án 24 trứng / 96 tinh trùng.
Dạng 3 :Xác định số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là
Áp dụng :
1 tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng ) giảm phân cần môi trường cung cấp số NST đơn là :
4n – 2n = 2n NST
a  tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng ) giảm phân cần môi trường cung cấp số NST đơn là :
a× (4n – 2n) = a × 2n NST
Cách giải :
Bước 1 : Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
Bước 2 : Xác định số lượng tế bào sin dục chín tham gia vào quá trình giảm phân
Bước 3 : Áp dụng công thức tính số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho giảm phân .
Bài tập minh họa :
Bài 1 : Ở ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Xét ba tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua giảm phân. Xác định số NST đơn môi trường cần phải cung cấp cho quá trình giảm phân là:
Hướng dẫn giải :
Bộ NST của loài có  2n = 8
3 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 9 đợt tạo ra 3x 29 = 1536 tế bào con
Số tế bào tham gia giảm phân là 1536 x 0,015625 = 24 tế bào
Số NST đơn môi trường cung cấp cho giảm phân là : 24 x 8 = 192 NST ( đơn )
Bài 2 : Tại vùng sinh sản của một ống dẫn sinh dục cái có 5 tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 4 đợt. Các tế bào con tạo ra đều trở thành các tế bào sinh trứng. Các tế bào này chuyển sang vùng chín tiếp tục nhận của môi trường 6240 NST đơn. Tính bộ NST lưỡng bội của loài nói trên là :
Giải : Đặt 2n = x.
5 tế bào nguyên phân 4 đợt tạo ra 5 x 24 = 80 tế bào sinh trứng
80 tế bào chuyển qua vùng chín tức là xảy ra quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể  trong tế bào.
Số NST mà tế bào nhận từ môi trường là 80x.(2-1)=80x
Theo bài ra, có 80x = 6240. Vậy x = 78.
Dạng 4 : Xác định số thoi phân bào xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình nhân đôi :
Mỗi tế bào sinh tinh và sinh trứng qua hai lần phân bào của giảm phân xuất hiện ( phá hủy ) 3 thoi vô sắc
                  ( 1 thoi vô sắc lần phân bào 1 và 2 thoi vô sắc lần phân bào 2)
a tế bào giảm phân thì sẽ xuất hiện hoặc bị phá hủy 3a thoi vô sắc.
Bài 1 : Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 12 . Xét  5 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 4 đợt . Tất cả các tế bào con đều tham gia giám phân tạo giao tử . Tính số thoi vô sắc xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình giảm phân các tế bào nói trên
Số tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng được tạo ra là : 5 x 24  = 80 tế bào
Số thoi vô sắc được hình thành và phá hủy là : 3 x 80 = 2400 thoi
Đáp án 2400 thoi
Dạng 5 : Hiệu suất thụ tinh
Hiệu suất thụ tinh   =
Giao tử thụ tinh hình thành hợp tử x 100
 × 100
Tổng số giao tử sinh ra trong giảm phân
Cách giải :
-          Xác định tổng số tê bào tham gia vào quá trình thụ tinh
-          Xác định tổng số giao tử được sinh ra  trong giảm phân
-          Xác định tỉ lệ .
Bài 1 : Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 1000 hợp tử. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 80%.
Hướng dẫn:
            - Để tạo ra 1000 hợp tử cần: + 1000 tinh trùng được thụ tinh
     + 1000 trứng được thụ tinh
            - Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% nên số tinh trùng tham gia thụ tinh là 2000; số tế bào sinh tinh tham gia giảm phân là 2000/4 = 500 (tế bào)
Tuần 34 (Tiết34)	 Ngày soạn:24/04/2018
 ÔN TẬP
PHẦN SINH HỌC VI SINH	
I. Mục tiêu bài dạy: 
	- Học sinh phải nêu và khái quát hoá được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật thấy được tính đa dạng về dinh dưỡng của chúng.
	- Nêu được tính đa dạng về chuyển hoá của vi sinh vật. Nhiều loại vi sinh vật có vài kiểu chuyển hoá vật chất cùng tồn tại trong tế bào. 
- Thấy được sự sinh trưởng rất nhanh chóng của vi sinh vật khi gặp điều kiện thuận lợi cũng như các tác nhân lý hoá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Con người chủ động điều khiển nó.
- Nêu được sự sinh sản của vi khuẩn bằng các hình thức ngoại bào tử, bào tử đốt và nảy chồi.
- Trình bày được 3 loại cấu trúc cơ bản của virut, sự xâm nhiễm của virut và hệ thống miễn dịch của cơ thể chống vi sinh vật.
- Nêu được ví dụ minh hoạ từng khái niệm, những ví dụ rất phong phú trong đời sống minh hoạ cho bài học. 
II. Phương tiện dạy học: 
	- Các bảng sơ đồ ở sách giáo khoa 
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Tình hình tự ôn tập của học sinh.
3. Giảng bài mới: 
I.Chuyển hoá vật chất và năng lượng;
1) Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật:
Năng lượng ánh sáng
Chất hữu cơ 2 Kiểu dinh dưỡng 1 CO2
	 4	 3
Năng lượng hoá học 
- 1 Quang tự dưỡng:vi khuẩn lam,vi tảo
- 2 Quang dị dưỡng:vi khuẩn tía, lục
- 3 Hoá tự dưỡng: vi khuẩn nitrat,lưu huỳnh
- 4 Hoá dị dưỡng:vi khuẩn ký sinh,hoại sinh
2) Nhân tố sinh trưởng:
- Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và khuyết dưỡng.
3)Hãy điền những ví dụ dại diện vào cột 4 trong bảng:
Kiểu hô hấp hay lên men
Chất nhận êlectron 
Sản phẩm khử
Ví dụ nhóm vi sinh vật 
Hiếu khí
O2
H2O
Nấm, ĐVNS, vi tảo, vi khuẩn hiếu khí
Kỵ khí
NO3–
NO2–,N2O,N2
Vi khuẩn đường ruột Pseudomonas, Baccillus
SO42–
H2S
Vi sinh vật khử lưu huỳnh
CO2
CH4
Vi sinh vật sinh mêtan
Lên men
Chất hữu cơ ví dụ 
-Axêtanđêhit
-Axit piruvic
 -Êtanol
 - Axit lactic
-Nấm men rượu
- vi khuẩn lactic
II. Sinh trưởng của vi sinh vật:
1)Đường cong sinh trưởng:
- Giải thích các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục?
2)Độ pH và sinh trưởng của vi sinh vật:
- pH trung tính: nhiều loại vi sinh vật ký sinh, họai sinh
- pH hơi axit: Nấm men
- pH axit: Vi khuẩn Lactic, vi khuẩn gây viêm dạ dày Helicobacter
III. Sinh sản và sinh trưởng của vi sinh vật:
- Các chất hữu cơ cacbon như đường có thể là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn nhưng nếu nồng độ quá cao sẽ gây co nguyên sinh tế bào.
IV. Virut:
* Virut nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống?
- Đặc điểm vô sinh: không có cấu tạo tế bào, có thể biến thành dạng tinh thể, không có trao đổi chất riêng, cảm ứng...
-Đặc điểm của cơ thể sống có tính di truyền đặc trưng, 1 số virut còn có enzim riêng, nhân lên trong cơ thể vật chủ phát triển...
* Điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
STT
Virut 
Loại axit nuclêic 
Vỏ Capsit có đối xứng
Cóvỏ bọc ngoài vỏ capsit
Vật chủ
Phương thức lan truyền
1
HIV
 RNA1 mạch 2 phân tử 
Khối
Có
Người
Qua máu..
2
Virut khảm thuốc lá
 RNA 1 mạch
Xoắn
Không 
Cây thuốc lá
Chủ yểu do ĐV chích đốt
3
Phage T2
DNA 2 mạch
Hỗn hợp
Không 
E.coli
Qua nhiễm dịch Phage
4
Virut cúm
 RNA 1 mạch
Xoắn
Có
Người
Chủ yếu qua sol khí
* Hãy cho ví dụ minh hoạ từng loại miễn dịch (1), (2)
Sức đề kháng của cơ thể 
Miễn dịch không đặc hiệu	Miễn dịch đặc hiệu
( hàng rào sinh, hoá, lý học)	( đáp ứng miễn dịch)
	Miễn dịch thể dịch(1)	Miễn dịch tế bào(2)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020_2021.docx