I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề.
- Vận dụng kiến thức để giải thích lịch sử qua bài tập tình huống.
- Tập làm nhà sử học.
2. Năng lực
- Thông qua vận dụng được kiến thức lịch sử và sử học để giải thích lịch sử qua bài tập tình huống.
- Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 1 và chủ đề 2.
- Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
3. Phẩm chất : Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
Tuần: 03 Tiết PPCT: 5 Ngày soạn: 25/8/2022 Lớp thực hiện 10a7. 10a8, 10a9, 10a10 Thời gian thực hiện 19/9 - 25/9/2022 NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC & CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề. - Vận dụng kiến thức để giải thích lịch sử qua bài tập tình huống. - Tập làm nhà sử học. 2. Năng lực - Thông qua vận dụng được kiến thức lịch sử và sử học để giải thích lịch sử qua bài tập tình huống. - Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 1 và chủ đề 2. - Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. 3. Phẩm chất : Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án. Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh SGK, SBT Lịch sử 10. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực hành chủ đề 1: Lịch sử và sử học và chủ đề 2 : Vai trò của sử học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật; HS vận dụng kiến thức đã học về Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, hàng dọc có liên quan đến bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, nêu vấn đề cho HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học. HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố, cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng. - GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn: + Ô số 1 (9 chữ cái): Thái độ quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu lịch sử. + Ô số 2 (6 chữ cái): Một biến cố, kỉ niệm,... mang tính chất lễ nghi, tôn vinh,... diễn ra trong một dịp đặc biệt. + Ô số 3 (9 chữ cái): Một đức tính quan trọng bậc nhất của người viết sử. + Ô số 4 (6 chữ cái): Từ chỉ sự phát triển theo hướng tốt hơn trước, phù hợp với sự phát triển của lịch sử. + Ô số 5 (9 chữ cái): Một phương pháp nghiên cứu lịch sử, kết hợp nhiều ngành để đạt hiệu quả cao. + Ô số 6 (7 chữ cái): Thành tựu văn minh cơ bản, dùng để lưu trữ và phát triển tri thức. + Ô chữ chủ đề (6 chữ cái). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi. - HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề). - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS xung phong trả lời: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 K H Á C H Q U A N 2 S Ự K I Ệ N 3 T R U N G T H Ự C 4 T I Ế N B Ộ 5 L I Ê N N G À N H 6 C H Ữ V I Ế T Ô chữ chủ đề: LỊCH SỬ. - GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt vào bài thực hành. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động: Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 1 a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hệ thống hóa được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 1. b. Nội dung: GV cho HS hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Lịch sử và Sử học trên giấy A0 bằng sơ đồ tư duy. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc và báo cáo theo nhóm trên sơ đồ tư duy về hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Lịch sử và Sử học. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, yêu cầu HS các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 1. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo các nhóm đã được phân công, trao đổi về nội dung các kiến thức đã được học trong chủ đề 1 và lập sơ đồ tư duy. - GV quan sát các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm cử HS báo cáo. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe để trao đổi, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết qủa thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 2. Hoạt động 2: Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 2 a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hệ thống hóa được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 2. b. Nội dung: GV cho HS hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Vai trò của Sử học trên giấy A0 bằng sơ đồ tư duy. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc và báo cáo theo nhóm trên sơ đồ tư duy về hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Vai trò của Sử học. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, yêu cầu HS các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 2. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo các nhóm đã được phân công, trao đổi về nội dung các kiến thức đã được học trong chủ đề 2 và lập sơ đồ tư duy. - GV quan sát các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm cử HS báo cáo. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe để trao đổi, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết qủa thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, mở rộng kiến thức đã học về nội dung kiến thức Tri thức lịch sử và cuộc sống. b. Nội dung: GV nêu vấn đề, tổ chức cho HS chơi trò Ô chữ; HS vận dụng hiểu biết thức tế, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, tìm được ô chữ chủ đề có liên quan đến những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu vân đề: Lịch sử dựng nước của Việt Nam luôn song hành cùng lịch sử giữ nước. Rất nhiều bài học kiih nghiệm giữ nước chống ngoại xâm của cha ông ta đã đánh đổi bằng máu, xương, mô hôi, nước mắt để chúng ta có cuộc sông hôm nay. Chúng ta cùng ôn lại truyền thống hào hùng ấy qua những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ. - GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn: + Ô số 1(13 chữ cái): Nơi diễn ra ba trận thuỷ chiến quan trọng thời Ngô, Tiên Lê và Trần. + Ô số 2 (17 chữ cái): Trận quyết chiến chiến lược trong khởi nghĩa Lam Sơn. + Ô số 3 (13 chữ cái): Trận đánh quyết định trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. + Ô số 4 (14 chữ cái): Nguyễn Huệ đánh tan Xiêm trong trận đánh lịch sử nào? + Ô số 5 (11 chữ cái): Chiến thắng lịch sử ở Việt Nam buộc Pháp kí Hiệp định Geneva. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi. - HS tìm được ô chữ chủ đề. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS xung phong trả lời: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 S O N G B A C H D A N G 2 C H I L A N G X U O N G G I A N G 3 S O N G N H U N G U Y E T 4 R A C H G A M X O A I M U T 5 D I E N B I E N P H U Ô chữ chủ đề (chữ màu đỏ): BÀI HỌC LỊCH SỬ (Một trong những giá trị quan trọng của khoa học lịch sử). - GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học về lịch sử và sử học để giải thích lịch sử qua bài tập tình huống. b. Nội dung: GV cho HS trình bày trên PPt và Phiếu học tập, thực hiện nhiệm vụ giải thích lịch sử qua bài tập tình huống và vận dụng tập làm nhà sử học. c. Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình trên PowerPoint và Phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Vận dụng kiến thức để giải thích lịch sử qua bài tập tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 4 nhóm và nêu nhiệm vụ cho HS: Đọc phần lời tựa trong sách Đại Việt sử ký tục biên của Phạm Công Trứ: Vì sao phải viết quốc sử? Vì sử chủ yếu ghi chép công việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời. Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm túc, tô điểm việc trí thị thì sáng tỏ ngang Mặt trời, Mặt trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là ít. Cho nên mới làm ra quốc sử. Nhà sử học Phạm Công Trứ đã đề cập đến vấn đề cơ bản nào của sử học ? Từ những kiến thức đã học, hãy làm sáng tỏ đoạn trích trên. Trình bày trên PowerPoint hoặc phác họa bằng sơ đồ tư duy. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận, trao đổi để giải thích lịch sử qua câu nói của Phạm Công Trứ. - GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả phần thảo luận của nhóm: + Để có những trang sử mà hậu thế quan tâm như bây giờ, nhà sử học dày công chép ra và gói trong đó rất nhiều tâm huyết. + Lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức của chúng ta. + Nguyên tắc cơ bản của Sử học là: Khách quan: Dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều. Trung thực: Nhà sử học cần trung thực, tôn trọng sự thật, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử. Tiến bộ: Từ thấu hiểu quá khứ, Sử học hướng đến những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. - GV mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến và phần trình bày của nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Tập làm nhà sử học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát cho mỗi nhóm 4 tờ Phiếu học tập và giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Đọc thông tin tư liệu lịch sử về bản Quân lệnh số 1 trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cho biết: a. Đoạn tư liệu thuộc loại hình sử liệu nào? Nêu giá trị của sử liệu ấy. b. Hãy nhập vai người truyền Quân lệnh số 1 phát lệnh cuộc Tổng khởi nghĩa ở địa phương em trong những ngày tháng Tám năm 1945. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng các kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận vào tiết học sau (nộp Phiếu học tập cho GV). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 2. VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC Môn: Lịch sử, Lớp 10 (Thời gian: 0.5 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề Vai trò của Sử học. 2. Năng lực - Góp phần hình thành năng lực tự học - tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp - hợp tác. 3. Phẩm chất - Giáo dục phẩm chất chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề. - Có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về sự kiện lịch sử cần xuất phát từ bối cảnh cụ thể để có nhận xét, đánh giá khách quan. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Sách giáo khoa lịch sử 10. Máy tính, máy chiếu, giấy A0. - Sơ đồ tư duy trên giấy A0 hoặc thiết kế trên PowerPoint, Mindmap, Infographic. MỞ ĐẦU III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài thực hành. b.Tổ chức thực hiện * Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ * Nội dung - Xem video https://www.youtube.com/watch?v=N2vrjsW0V9w và cho biết đây là di sản văn hóa nào? Thuộc dạng văn hóa vật thể hay phi vật thể? A. Quan họ. B. Chèo. C. Nhã nhạc cung đình Huế. D. Đờn ca tài tử Nam Bộ. * Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Dự kiến sản phẩm: - Đây là di sản văn hóa phi vật thể: Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO ghi danh. * Bước 3: Báo cáo thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. *Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và dẫn vào bài mới Ở bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại; chúng ta đã được tìm hiểu về Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên; lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch. Trong bài thực hành ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục làm rõ hơn về các nội dung trên. NỘI DUNG THỰC HÀNH a. Mục tiêu: Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã được học trong chủ đề Vai trò của Sử học. b. Tổ chức thực hiện * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau: * Nhiệm vụ 1: Kể tên 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới. Hãy giới thiệu về các giá trị lịch sử , văn hóa liên quan đến những di sản đó. * Nhiệm vụ 2: Hãy kể tên một số di sản văn hóa, di sản văn hóa thiên nhiên của địa phương em (tỉnh/thành phố/huyện/thị). Theo em, nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó? * Nhiệm vụ 3: Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có 2 quan điểm: - Xây công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nền di tích cũ. - Bảo tồn nguyên trạng di tích. Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, em sẽ có ý kiến như thế nào? * Nhiệm vụ 4: Giả sử có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn một lợi ích về kinh tế hay văn hóa lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt?”. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy viết một bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi, tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình về các nhiệm vụ đã được giao. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên có thể giúp đỡ bằng cách đưa ra những câu hỏi gợi mở. Dự kiến sản phẩm: * Nhiệm vụ 1: Kể tên 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới. Hãy giới thiệu về các giá trị lịch sử , văn hóa liên quan đến những di sản đó. - 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới: + Quần thể di tích Cố đô Huế: Đây là di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993. + Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình: Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới. Vào ngày 23/6/2014, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam. + Ca trù: Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào ngày 1/10/2009. + Mộc bản triều Nguyễn: Đây là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20. + Thánh địa Mỹ Sơn: Thánh địa Mỹ Sơn là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại vào năm 1999. * Nhiệm vụ 2: Hãy kể tên một số di sản văn hóa, di sản văn hóa thiên nhiên của địa phương em (tỉnh/thành phố/huyện/thị). Theo em, nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó? - Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình. - Nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn-Ninh Bình). - Cố đô Hoa Lư (Trường Yên-Hoa Lư-Ninh Bình). - Hát Sẩm (Yên Mô-Ninh Bình). * Để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản: tu bổ di tích, khôi phục các hoạt động văn hóa, lễ hội; gắn kết việc giữ gìn, phát huy di sản văn hóa với việc xây dựng, giữ gìn môi trường sinh thái văn hóa, đời sống văn hóa cộng đồng, qua đó góp phần thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa trên địa bàn. * Nhiệm vụ 3: Các em được trình bày quan điểm bản thân thông qua kiến thức đã được học trong chủ đề. * Nhiệm vụ 4: Các em được trình bày quan điểm bản thân thông qua kiến thức đã được học trong chủ đề. * Bước 3: Báo cáo thảo luận - Báo cáo có thể được thể hiện trên sơ đồ tư duy, Infographic, Powerpoint...liên quan đến chủ đề tranh luận. - Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện tham gia tranh luận. - Các nhóm theo dõi, lắng nghe, thảo luận, bổ sung, nhận xét chéo về nội dung mà các nhóm trình bày. - Sau khi các nhóm trình bày xong, GV cho các nhóm đánh giá chéo theo mẫu sau: RUBRIC ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP Nhóm được đánh giá:........................................................... Nhóm đánh giá:.................................................................... Nội dung đánh giá Thang điểm Người thực hiện Nhóm thực hiện Nhóm đánh giá GV đánh giá 1. Ý tưởng 10 Độc đáo, sáng tạo, sắp xếp hợp lý 10 Hay, sáng tạo nhưng sắp xếp chưa hợp lý 8 Thiếu ý tưởng sáng tạo, sắp xếp thời gian rời rạc 5 2. Nội dung 40 Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục, thuyết phục 40 Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục, nhưng chưa thuyết phục 20 Thiếu chính xác, chưa đầy đủ, có tính giáo dục, ,thiếu thuyết phục 15 3. Hình thức báo cáo 15 Phong phú, bố cục hợp lý, màu sắc, phông chữ phù hợp, không sai lỗi chính tả 15 Phong phú, bố cục hợp lý, màu sắc, phông chữ chưa phù hợp, có sai lỗi chính tả 10 Phong phú, bố cục chưa hợp lý, màu sắc, phông chữ không phù hợp, sai lỗi chính tả 8 4. Cách thức trình bày báo cáo 15 Nhiều thành viên nhóm cùng trình bày, có tính thuyết phục, hấp dẫn 15 Đại diện nhóm báo cáo, thuyết phục, hấp dẫn 7 Đại diện nhóm báo cáo, ít thuyết phục, hấp dẫn 5 5. Thời gian báo cáo 10 Đúng thời gian, phù hợp giữa các phần trong bài trình bày 10 Đúng thời gian, chưa phù hợp giữa các phần trong bài trình bày 7 Thừa hoặc thiếu thời gian, chưa phù hợp giữa các phần trong bài trình bày 5 6. Nhận xét, góp ý và trả lời phản biện các nhóm 10 Nhóm nhận xét, góp ý hay, không trùng lặp các nhóm, trả lời câu hòi thuyết phục 10 Nhóm nhận xét, góp ý hay, không trùng lặp các nhóm, trả lời câu hòi thuyết phục 7 Nhóm nhận xét, góp ý không hay, thường trùng lặp các nhóm, trả lời câu hòi chưa thuyết phục 5 Tổng điểm 100 Điểm trung bình * Bước 4: Kết luận, nhận định - GV thu phiếu Rubric đánh giá sản phẩm học tập của các nhóm. - GV nhận xét chung về việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. - GV chấm điểm sản phẩm của từng nhóm vào phiếu Rubric. Ngày..thángnăm 2022 Ký duyệt Hoàng Thị Thịnh
Tài liệu đính kèm: