Sử dụng tư liệu lịch sử hóa học vào giảng dạy Hóa học 10

Sử dụng tư liệu lịch sử hóa học vào giảng dạy Hóa học 10

Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm. Đạt được những thành tựu như hôm nay, Hóa học đã trải qua nhiều thời kì trong quá trình hình thành và phát triển. Dạy học không chỉ dạy và học những gì sẵn có, mà cả lịch sử của vấn đề, kiến thức cũng cần thiết không thể bỏ qua. Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học tôi đã nghiên cứu vấn đề: “ sử dụng tư liệu lịch sử hóa học vào giảng dạy Hóa học 10”.

doc 28 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2614Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng tư liệu lịch sử hóa học vào giảng dạy Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM
PHÒNG KHCN- SAU ĐH
 Tiểu luận Lịch sử Hóa Học:
GVHD : TS Trịnh Văn Biều
HVTH : Trần Vũ Xuân Uyên
Chuyên ngành : LL&PPDH Hóa Học
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5 năm 2009
Mục lục
Phần A: Mở đầu
Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm. Đạt được những thành tựu như hôm nay, Hóa học đã trải qua nhiều thời kì trong quá trình hình thành và phát triển. Dạy học không chỉ dạy và học những gì sẵn có, mà cả lịch sử của vấn đề, kiến thức cũng cần thiết không thể bỏ qua. Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học tôi đã nghiên cứu vấn đề: “ sử dụng tư liệu lịch sử hóa học vào giảng dạy Hóa học 10”.
Phần B: Nội dung
 1 Khái niệm tư liệu
- Là tài liệu dùng cho một vấn đề học tập hay nghiên cứu, công tác.
 2 Tư liệu lịch sử hóa học
- Là tài liệu về kiến thức liên quan đến hóa học đã trải qua quá trình tích lũy và nghiên cứu trong lịch sử dùng cho 1 vấn đề học tập, nghiên cứu hay công tác.
Ví dụ:
Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học.
Lịch sử phát minh ra các hợp chất mới.
Lịch sử và giai thoại về các nhà hóa học.
Lịch sử hình thành và phát triển của một cơ sở (nghề) sản xuất hóa học.
Lịch sử phát triển của một ngành, chuyên ngành hóa học.
Lịch sử hình thành và phát triển các khái niệm, học thuyết. 
Tên gọi các nguyên tố hóa học, các đơn chất và hợp chất.
Các giải Noben về hóa học.
Hoá học hiện đại: công nghệ nano, vật liệu mới.
 3 Sử dụng tư liệu lịch sử hóa học vào dạy học hóa học 10 
 3.1 Tầm quan trọng 
- Việc sử dụng tư liệu lịch sử hóa học là cần thiết vì “nếu không hiểu được quá khứ chúng ta cũng sẽ không thể hiểu được hiện tại, và chỉ khi hiểu được tường tận quá khứ và hiện tại thì chúng ta mới dự đoán được tương lai”
- Tư liệu lịch sử hóa học có tác dụng tích cực đến người dạy và người học
+ Với người dạy: Giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức cho người học, nâng cao tính logic trong bài giảng, kiến thức được bổ sung có thể nằm ngoài sách giáo khoa làm cho bài giảng thêm phong phú.
+ Với người học: kiến thức được mở rộng thêm, HS dễ hiểu bài hơn, thấy được sự liên hệ giữa hóa học với các ngành khoa học khác, những thành tựu của hóa học là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài của nhiều nhà khoa học. Lịch sử hóa học có ý nghĩa quan trọng về mặt giáo dục tư tưởng của chủ nghĩa Mac – Lenin. 
 3.2 Một số tư liệu lịch sử hóa học liên quan đến hóa học 10
 3.2.1 Chương nguyên tử
 Cấu tạo – cấu trúc nguyên tử
- 1897, Thomson (Anh), khi nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không đã tìm ra hạt electron.
- 1904, Thomson đưa ra mẫu nguyên tử đầu tiên: một quả cầu làm bằng một chất tích điện tích dương trong đó các e tích điện âm được phân bố như những hạt nho trong khô trong 1 cái bánh ngọt.
- 1906 Rutherford dùng hạt anpha bắn phá lá vàng đi đến kết luận nguyên tử có hạt ở trung tâm rất bé tích điện dương, đó là hạt nhân nguyên tử.
- 1911, Rutherford đưa ra mẫu hành tinh nguyên tử 
- 1913, Bohr ( Đan Mạch) đề xuất mẫu nguyên tử Bohr.
- 1918, Rutherford nghiên cứu phản ứng hạt nhân bắn phá hạt nhân nguyên tử Nitơ bằng tia anpha đã tìm ra proton.
- 1932, Chadwich nghiên cứu phản ứng hạt nhân bắn phá hạt nhân nguyên tử Be phát hiện ra nơtron 
Đồng vị
- 1912 Xôtđi gọi các dạng nguyên tử chiếm cùng một chỗ trong bảng tuần hoàn là các đồng vị. 
- 1929 phát hiện được ba đồng vị của oxi. 
- 1961 Hội nghị quốc tế quyết định lấy khối luợng nguyên tử của đồng vị cacbon 12C =12,000 làm tiêu chuẩn thống nhất.
 3.2.2 Chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
Sự phát minh ra HTTH các nguyên tố hóa học
- 1817 J.V Đôbraine (J.V.Dobreiner) (Đức), 1780 – 1849, đã sắp xếp các nguyên tố thành bộ 3 dựa vào sự thay đổi về trạng thái, màu sắc, khả năng phản ứng mà còn dựa vào trọng lượng nguyên tử nguyên tố chính giữa có trọng lượng nguyên tử bằng trung bình cộng của hai nguyên tố kia.
Li
Ca
P
S
Cl
Na
Sr
As
Se
Br
K
Ba
Sb
Te
I
- 1863 E. B. Sangcuoctoa ( Emile Béguyer De Chancoutois)( Pháp),1819-1886, sắp xếp 50 nguyên tố theo khối lượng nguyên tử tăng dần trên một đường xoắn ốc quanh hình trụ.
- 1864 J.Newland , Anh, 1837-1898, sắp xếp các nguyên tố theo trật tự khối lượng nguyên tử tăng dần chia thành 8 “bát tố”.
- 1864 L.Maye (Lothar Meyer), Đức, 1830- 1895, ông sắp xếp 28 nguyên tố (trong tổng số 62) thành 6 nhóm nguyên tố điển hình. 
Hoá trị 4
Hoá trị 3
Hoá trị 2
Hoá trị 1
Hoá trị 1
Hoá trị 2
-
C
Si
-
Sn
Pb
-
N
P
As
Sb
Bi
-
O
S
Se
Te
-
-
F
Cl
Br
I
-
Li
Na
K
Rb
Cs
(Ti)
(Be)
Mg
Ca
Sr
Ba
-
Ông nhận thấy trong giới hạn của từng cột, khối lượng nguyên tử tăng lên lũy tuyến, đồng thời hiệu số các khối lượng nguyên tử của các nguyên tố trên dưới sát nhau trong từng cột gần bằng 16( giữa nguyên tố đầu và nguyên tố thứ 2) gần bằng 45( giữa nguyên tố thứ 2 và nguyên tố thứ 3 và giữa nguyên tố thứ 3 và nguyên tố thứ 4), gần bằng 90( giữa nguyên tố thứ 4 và nguyên tố thứ 5).
Ông được xem như thành công nhất thời đó, do ông chưa sắp xếp các nguyên tố trong hệ thống liên hệ với nhau nên ông đã không được xem như người đã có công lớn trong việc phân loại bảng hệ thống tuần hoàn.
D. Menđeleep ( Dimitri Mendeleev, 1834 – 1907) 
- Năm 1869, D.Mendleev dùng khối lượng nguyên tử để xếp các nguyên tố theo trọng lượng nguyên tử tăng dần thành một dãy, đồng thời nghiên cứu sự giống nhau về tính chất hóa học và hóa trị. Ông nhận thấy tính chất của các nguyên tố lặp lại qua những khoảng cách nhất định không giống nhau, rồi ông dựa vào sự biến đổi hóa trị, phân chia dãy nguyên tố thành những đoạn dài không bằng nhau, sắp xếp chúng trên dưới sao cho các nguyên tố có tính chất tương tự nhau trên cùng 1 hàng ngang.
- Các nguyên tố thực hiện một lần biến thiên (mở đầu là một kim loại điển hình, kết thúc là nột khí trơ) xếp thành một hàng ngang gọi là chu kì. 
- Các nguyên tố có cùng hóa trị xếp thành một cột dọc gọi là nhóm.
- 1871, Medeleev đã phát biểu định luật tuần hoàn. 
 Mặc dù người ta chỉ mới biết được 68 nguyên tố nhưng trong bảng tuần hoàn ông trừ ra các ô trống dành cho những nguyên tố chưa biết, ông đã tiên đoán rất chi tiết tính chất của một số nguyên tố này. Và sau đó các nhà bác học đã phát hiện được 3 nguyên tố đúng như dự đoán của ông. Đó là nguyên tố gali (31) được nhà hóa học pháp là Paul Emile Lecoq de Boisbaudran tìm ra năm 1875; nguyên tố Scandi (21) được nhà hóa học Thụy Điển Lars Fredirck Nilson tìm ra năm 1879; nguyên tố Gecmani được nhà hóa học Đức Clemens Alexander Winker tìm ra năm 1886. 
Ngày nay chúng ta đã biết hơn 110 nguyên tố hóa học. Sự kết hợp hệ thống tuần hoàn với nghiên cứu quang phổ nhằm tìm hiểu cấu tạo nguyên tử, sự kết hợp nghiên cứu này đã biết cấu tạo nguyên tử, dẫn đến quan niệm trong cấu tạo nguyên tử gồm những lớp lớn hơn, mỗi lớp lớn lại chia thành 1 số lớp con.
Bảng hệ thống tuần hoàn của Mendeleev đã được phát triển và tồn tại đến ngày nay. Mendeleev đã có công rất lớn trong việc hệ thống lại các nguyên tố theo quy luật phụ thuộc lẫn nhau. 
Bảng tuần hoàn Menđêleep cỡ lớn trình bày theo cách sắp xếp đầu tiên các nguyên tố trên tường của Viện đo lường mang tên Menđêleep ở Xanh Pêtecbua.
 3.2.3 Chương liên kết hóa học
- 1904, P.Abec nhận thấy cấu trúc electron của các khí trơ đặc biệt bền.
- Năm 1915, Kossel cho rằng các nguyên tố khi tham gia vào liên kết có sự cho hoặc nhận electron để tạo thành ion có lớp vỏ bền vững giống khí trơ ( giải thích liên kết trong NaCl)
- 1916, Kossel đưa ra thuyết điện hóa trị, khái niệm hóa trị; Liuyt đưa ra thuyết cộng hóa trị. 
- 1927, W.Heitler và London đưa ra thuyết VB.
- Đầu những năm 40, Mulliken và Hund đưa ra thuyết MO. Huckel (Đức) đóng góp thêm làm cho phương pháp MO giải thích liên kết ở mức độ sâu sắc, toàn diện hơn và định lượng hơn.
 3.2.4 Chương halogen
Flo
Năm 1886, nhà bác học Pháp Hăngri Moatxan (1826-1907) đã điều chế được flo ở trạng thái tự do. Flo- hủy hoại-tên này do Ampe đưa ra năm 1816 và chỉ có các nhà hoá học Nga dùng mà thôi, còn các nước khác thì lại dùng tên flo do chữ Latinh fluere có nghĩa là chảy. 
Khi nghiên cứu tất cả những thí nghiệm tiến hành trước kia nhằm điều chế flo tự do, Hăngri Moatxan đã giải quyết được vấn đề phức tạp đó. Thoạt tiên, Moatxan làm những bình chữ U bằng bạch kim rồ sau bằng đồng (như thế thì lớp mỏng florua đồng sinh ra sẽ không bị flo hoặc florua hidro phá hoại) và đổ vào bình đó axit flohidric khan. Nhưng vì axit flohidric không dẫn điện được nên ông đổ thêm florua kali axit. Ông tìm cách hạ thấp nhiệt độ xuống -23oC bằng cách nhúng bình điện phân vào một chậu chứa hỗn hợp sinh hàn. Hai điện cực làm bằng bạch kim và cách biệt nhau bởi những nút làm bằng fluorin. Để thu flo, ông đã dùng những ống đồng, flo thoát ra ở cực âm còn ở cực dương thì có hidrô được tạo thành.
Moatxan đã báo cáo tin cho Viện hàn lâm khoa học Paris biết việc mình điều chế được flo. Để kiểm tra kết quả của ông, Viện đã thành lập một hội đồng gồm các nhà bác học hoá học: Đêbơrê, Fơrêmi và Bectơlô. Nhưng trong ngày đầu ông không thu được nguyên tố flo, và chỉ đến ngày thứ hai, sau khi đã phân tích cẩn thận toàn bộ quá trình công việc, Moatxan mới thu được một lượng flo vừa đủ để hội đồng tin ở sự đúng đắn của phát minh mới. Khi báo tin cho Viện biết về phát minh của mình, Moatxan viết: “Có thể có nhiều giả thiết về bản chất của khí sinh ra. Đơn giản nhất là có thể giả thiết rằng đó là flo, nhưng cũng có thể là polyflorua hydro hoặc là hỗn hợp của axit flofidric và ozon, hỗn hợp này khá mạnh để giải thích được tác dụng mãnh liệt của khí đó đối với axit silic kết tinh.”
Năm 1897, Moatxan và Điua đã điều chế được flo ở trạng thái lỏng. Họ đã làm hoá lỏng bằng oxi lỏng dưới áp suất 325mm thủy ngân và ở nhiệt độ -187oC. Họ cũng có vinh dự là đã phát minh ra khả năng tham gia phản ứng mãnh liệt của flo ở những nhiệt độ cực kỳ thấp. Năm 1903, Moatxan và Điua đã điều chế được flo ở thể rắn.
Clo
Tác giả đã viết về phát minh của mình như sau: “Tôi cho hỗn hợp đioxit mangan và axit clohidric vào một bình cổ cong mà cổ nối liền với một quả bóng đã hút hết không khí và đặt trên một nồi đun cách cát. Sau một thời gian người ta thấy xuất hiện một thứ khí làm căng quả bóng và làm cho nó có màu vàng tựa như màu của axit nitric. Khí này có mùi vàng lục, có mùi hắc dể nhận như mùi của nuớc cường toan đun nóng. Dung dịch trong bình cổ cong không có màu nếu không kể đến màu vàng nhạt của sắt”. Cũng trong bản thông báo đó, Silơ còn mô tả tỉ mỉ những tính chất khác của khí mối này: nó tác dụng lên nút bần, giấy qùy, lá cây và hoa, sắt, các kim loại khác...
Suốt đời là một tín đồ của thuyết nhiên tố, Silơ đã giả thiết rằng khí mà ông thu được là axit clohidric bị mất nhiên tố. Vì ông đã coi như nhau nhiên tố và hidrô cho nên như thế có nghĩa là clo là một đơn chất. Tuy nhiên kết luận hoàn toàn logich và đúng đắn của Silơ về bản chất của khí mới tìm thấy không được các nhà bác học khác, trước hết là những người có tín nhiệm lớn hồi bấy giờ như Beczeliuyt và Lavoadiê ... cách điều chế lưu huỳnh từ sunfua kim loại nặng .
Lưu huỳnh đã giữ một vai trò rất to lớn đối với những quan điểm lý thuyết của các nhà giả kim thuật. Họ xem lưu huỳnh như là sự kết hợp của axit sunfuric và nhiên tố, và là một biểu hiện hoàn thiện của chất cháy, một trong những "chất ban đầu chủ chốt" của thiên nhiên.
Năm 1770, Lavoadie đã thừa nhận bản chất nguyên tố và tính chất không bị phân tích của lưu huỳnh.
Sự khám phá ra những mỏ lưu huỳnh ở sâu dưới đất khoảng 100-200 m ở bang Luidiana (Mỹ) đã có một ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế về lưu huỳnh. 
Trải qua 25 năm đến năm 1890, Hecman Frasơ mới quyết định lợi dụng nhiệt độ nóng chảy thấp và trọng lượng riêng nhỏ của lưu huỳnh để bơm lên khỏi mặt đất lưu huỳnh đã được nước đun quá làm nóng chảy và cuộc thí nghiệm đã rất thành công. 
Năm 1930, kỹ sư hóa học Liên xô Vônkôp đã tìm ra được một phương pháp lấy lưu huỳnh từ quặng. Phương pháp đó rất đơn giản và không đòi hỏi phải có những thiết bị đắt tiền mà chỉ cần những nồi hấp không lớn lắm dùng hơi nước nén dưới áp suất 5-6 atm. Quá trình diễn ra rất nhanh (3-4giờ) và cho một phẩm vật rất nguyên chất chứa 99,9% lưu huỳnh. 
Selen
Selen được tìm thấy tương đối muộn (1817), điều đó là do nó ít phổ biến trong thiên nhiên (6.10-5% về trọng lượng) và do những tính chất hóa học của nó rất giống lưu huỳnh và telu. Rất có thể trước kia một số nhà bác học đã gặp selen nhưng họ không thể chứng minh được bản chất riêng của nó vì selen và lưu huỳnh rất giống nhau.
Quan niệm của các nhà hóa học thời ấy cho rằng đó là dấu hiệu của nguyên tố telu vì telu là một nguyên tố tương tự với lưu huỳnh đã được tìm ra ở cuối thế kỷ XVIII.
Phân tích kỹ nhiều lần kết tủa, Beczêliuyt kết luận rằng trong kết tủa có chứa một kim loại chưa biết, tính chất của nó giống tính chất của telu tự do. Kết quả việc nghiên cứu kết tủa và một số tính chất của nguyên tố đã được ông công bố trên tạp chí "Niên giám hóa học và vật lý". Ông đặt tên cho nguyên tố mới là selen (theo tiếng Hy lạp "selenne" có nghĩa là mặt trăng).
Selen rất ít gặp ở trạng thái tự nhiên cùng với lưu huỳnh mà thường ở dạng hỗn hợp đồng hình với các sunfua.
 Ở Liên xô, selen bắt đầu được sản xuất vào năm 1928.
 Selen được dùng nhiều trong các ngành khác nhau của nền kinh tế quốc dân: kỹ thuật điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cao su, thủy tinh, đồ gốm,...
Telu 
Từ lâu các nhà khoáng vật học đã biết telu ở trạng thái thiên nhiên, họ tìm thấy nó không nhiều lắm trong một số sunfua. Tuy nhiên trong một thời gian dài bản chất của nguyên tố này vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Năm 1782, một kỹ sư mỏ nước Áo là Muller (về sau đổi tên là Von Raysenstein) đã phân tích hóa học một thứ quặng trắng và đã tách được những hạt kim loại có những tính chất độc đáo, nó được gọi tên là aurum paradoxum (vàng khác thường).
Năm 1798, Nhà hóa học Đức Klapơrop đã xác định rằng kim loại đó là một nguyên tố mới và gọi nó là telu (chữ latinh "tellus" có nghĩa là đất).
Trong một thời gian dài, telu được coi như một kim loại. Năm 1832 sau khi tìm ra được selen, Beczêliuyt đã nghiên cứu tỉ mỉ những tính chất của telu và những hợp chất của nó và cho thấy có sự rất giống nhau giữa lưu huỳnh, selen và telu. Từ đó trở đi, telu được đưa vào danh sách các nguyên tố phi kim.
Telu có rất ít trong thiên nhiên (10-6 % về trọng lượng), có ở trạng thái tự nhiên và trong các hợp chất của một số kim loại quý và kim loại nặng.
Mặc dù ngày nay mức sản xuất telu hàng năm trên thế giới chỉ có vài chục tấn nhưng các ngành áp dụng nó đã trở nên rất phong phú. Hiện nay công nghiệp luyện kim là nơi tiêu thụ telu chính. Ngoài ra, telu có giá trị trong những ngành kỹ thuật hiện đại, những hợp chất của nó với kim loại (telurua) có tính bán dẫn và có độ nhạy cao đối với các loại bức xạ. Vì thế chúng được dùng làm ống kính truyền hình.
Poloni 
Năm 1870, Mendeleep đã tiên đoán về sự tồn tại của nguyên tố này căn cứ vào vị trí của nó trong cùng nhóm với lưu huỳnh, selen và telu. Tuy nhiên phương pháp hóa học thông thường trước đây không áp dụng được để tìm ra nguyên tố này vì nó thuộc dòng dõi của những nguyên tố phóng xạ tự nhiên.
Liền sau khi Beccơren khám phá ra hiện tượng phóng xạ, nhà nữ vật lý và hóa học Balan Mari Sklađopska, vợ của giáo sư Pie Quyri, bắt tay nghiên cứu một cách có hệ thống hiện tượng này. Bởi vì tia phóng xạ có khả năng ion hóa không khí nên bà đã dùng máy điện nghiệm để đo. Bà muốn biết ngoài urani ra còn có những chất nào khác tương tự về tính chất như urani không. 
Đề tài luận án tiến sĩ của bà đã được thực hiện theo hướng này. Bà phát hiện quặng urani thiên nhiên có tính phóng xạ gấp nhiếu lần so với oxit nguyên chất của nó. Bà bắt đầu tách quặng ra nhiều phân đoạn và xác định tính phóng xạ của chúng. Phân đoạn tách với bitmut sunfua có tính phóng xạ gấp 400 lần so với urani. Vì rằng bitmut sunfua tinh khiết không có tính phóng xạ nên bà đưa ra giả thuyết rằng trong phân đoạn này chắc chắn phải có một nguyên tố phóng xạ mạnh tồn tại dưới dạng tạp chất.
Tại cuộc họp của Viện Hàn lâm khoa học Pari ngày 18 tháng 7 năm 1898, ông bà Quy ri đã đọc bản báo cáo nhan đề "về một chất phóng xạ mới có chứa trong quặng urani". Thuật ngữ "tính phóng xạ" lần đầu tiên được đưa ra trong bản báo cáo này để nhấn mạnh nguyên tố được tìm ra bằng một phương pháp mới. Họ đề nghị đặt tên nguyên tố là poloni (từ tiếng latinh "Polonia" là tổ quốc Balan của bà Curie).
Hiđro peoxit 
Được tìm ra năm 1818 khi cho BaO2 tác dụng với axit. Trong chiến tranh thế giới thứ hai được dùng nhiều trong quân sự (người Đức làm nhiên liệu tên lửa).
Axit sunfuric
Đi đầu là công nghiệp axit sunfuric, H2SO4 là hóa chất làm cơ sở cho mọi công nghiệp hoá học. Phương pháp buồng chì ra đời thế kỉ trước được tổ chức liên tục, đi từ nguyên liệu là hỗn hợp S và KNO3. Năm 1818 được cải tiến bằng cách dùng quặng pirit sắt FeS2 thay S. Năm 1827 gắn thêm vào buồng chì tháp G. Luysắc đã thu hồi các khí NO, NO2 có nhiệm vụ xúc tác. Năm 1871 lại thêm tháp Glôvơ (1817 - 1902) cho phép thu được loại axit đậm đặc hơn, nồng độ đặc từ 52 – 600, có thể coi kỹ thuật sản xuất bằng buồng chì đã hoàn chỉnh lúc này.
Axit sunfuric bốc khói – gọi là oleum sản xuất với quy mô công nghiệp ở Nothaosen (Nordhausen) nước Đức bằng cách nung sắt sunfat. Phương pháp sản xuất bằng tiếp xúc dùng các oxit kim loại làm chất xúc tác được Vôle đề ra từ năm 1852 và cải tiến nhưng chỉ được đưa vào công nghiệp cuối thế kỉ 19.
Kĩ thuật sản xuất axit sunfuric có những cải tiến: 
+ phương pháp nitro hóa trong phòng chì được tiến hành từ 1920, sau đó thay bằng phương pháp tháp.
+ Phương pháp tiếp xúc ra đời đầu những năm 30, ban đầu xt Pt sau đó thay bằng V2O5 
3.2.6 Chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- Nghiên cứu sớm nhất là Alexander Williamson, 1824 – 1904, học trò của Libic, nghiên cứu phản ứng điều chế ete.Tiếp đó là Ludwig Ferdinand Wilhelmy, 1812-1864, dược sĩ, nghiên cứu phản ứng nghịch đảo đường saccarozơ dưới tác dụng của axit. Bectole cũng đã quan tâm đến ảnh hưởng của khối lượng chất đến tốc độ phản ứng nhưng đểu không đi đến kết quả rõ ràng.
- Năm 1867, 2 nhà nghiên cứu Thụy Điển Gulberg, 1836 – 1902 và Peter Wage,1833- 1900 tìm ra quy luật ảnh hưởng của khối lượng tác dụng (tức nồng độ) đến tốc độ phản ứng ( định luật tác dụng khối lượng).
Xúc tác
Khái niệm xúc tác được Beczeliut đưa ra năm 1835 nhưng bị các nhà khoa học đương thời công kích.
Năm 1901 Wilhelm Oswald, 1853-1932, đưa ra định nghĩa chất xúc tác: chất làm thay đổi tốc độ phản ứng nhưng không có mặt trong sản phẩm cuối cùng.
Nguyên lí Lơ Satơliê
Năm 1884 Lơ Satơliê ( Pháp) đã phát biểu nguyên lí chuyển dịch cân bằng sau 1 thời gian dài nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất, nồng độ lên các phản ứng thuận nghịch.
Năm 1925 ông trình bày nguyên lí dưới dạng tổng quát như ngày nay vẫn dùng với tên nguyên lí Lơ Satơliê.
3.3 Một số phương pháp để đưa tư liệu lịch sử hóa học vào dạy học
 3.3.1 Phương pháp kể chuyện
Kể chuyện là phương pháp giáo viên dùng lời, điệu bộ, nét mặt để thuật lại một câu chuyện có nội dung liên quan đến bài học. 
Một số dạng chuyện kể hóa học
+ Chuyện kể về các nhà bác học. 
+ Chuyện kể về lịch sử các phát minh sáng chế, lịch sử tìm ra các nguyên tố, các đơn chất và hợp chất hóa học.
+ Ứng dụng của hoá học trong đời sống hàng ngày.
+ Chuyện có thực trong đời sống xã hội (quá khứ và hiện tại) có nội dung hóa học.
- Những yêu cầu khi kể chuyện vui hóa học: đảm bảo tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sư phạm, tính giáo dục và thời gian hợp lý.
 3.3.2 Phương pháp trực quan: dùng tranh ảnh, hình vẽ
- Tranh ảnh chân dung của các nhà hóa học.
- Tranh ảnh của các nguyên tố hóa học.
- Một số hình vẽ mô tả lại những nghiên cứu của các nhà bác học.
Tác dụng tranh ảnh, hình vẽ
+ Giúp giáo viên tăng cường thông tin một cách hiệu quả.
+ Giúp học sinh hiểu nhanh, chính xác.
+ Giúp giáo viên tiết kiệm thời gian 
+ Làm học sinh chú ý, nhớ lâu.
Một số tiêu chuẩn của tranh ảnh, hình vẽ
+ Phải sáng sủa, dễ coi, đảm bảo tính thẩm mỹ.
+ Thể hiện rõ ràng nội dung kiến thức cần truyền đạt.
+ Giúp người học tập trung vào những chi tiết chính cần phải nghiên cứu, không quá nhiều chi tiết.
 + Tỉ lệ kích thước hài hoà, cân đối.
 + Màu sắc phù hợp, không quá sặc sỡ lòe loẹt.
 3.3.3 Phương pháp nghiên cứu
Giáo viên nêu đề tài nghiên cứu, phân tích cho học sinh mục đích cần đạt, hướng dẫn tài liệu tham khảo, học sinh tự lực nghiên cứu đề tài được giao.
 Khi nghiên cứu các kiến thức LSHH giúp phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động tìm kiếm, phát hiện ra kiến thức của học sinh.
 Một số nội dung về LSHH mà GV có thể cho HS nghiên cứu:
	 + Tìm hiểu về lịch sử phát minh của một nguyên tố 
 + Chuyện kể về một nhà bác học có liên quan đến nội dung bài học.
	+ Tìm hiểu sự phát triển của học thuyết khoa học
Phần C: Kết luận
Thêm một lần nữa chúng ta cùng khẳng định sự quan trọng của việc đưa tư liệu lịch sử hóa học và dạy học ở trường phổ thông. Khi nghiên cứu những kiến thức hiện tại cần tìm hiểu quá trình phát triển trong lịch sử. Và không thể bỏ qua vai trò của người Thầy lựa chọn, truyền thụ, hướng dẫn học sinh trên con đường lĩnh hội kiến thức. 
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2001), Phương pháp dạy học hoá học – sách cao đẳng sư phạm, tập 1, NXB giáo dục.
Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Việt Huyến, Nguyễn Quốc Tín (1992), Tư liệu giảng dạy hóa học 10, NXB GD.
Nguyễn Duy Ái, Truyện kể các nhà Bác học Hóa học, NXB GD.
Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, ĐH Sư Phạm TP HCM.
Trịnh Văn Biều (2003), Lí luận dạy học hóa học, ĐH Sư Phạm TP HCM.
Trịng Văn Biều, Trang Thị Lân, Phạm Ngọc Thủy (2008), Tư liệu dạy học về bảng tuần hoàn và các nguyên tố hóa học, NXB ĐHSP.
Hoàng Ngọc Cang (2001), Lịch sử hóa học, NXB Giáo Dục.
Nguyễn Đình Chi (1977), Lịch sử hoá học, tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật.
G.G Điôghenôp ( Nguyễn Duy Ái_ Hoàng Hạnh dịch), Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học, tập 2, NXB Thanh Niên.

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su hoa hoc day Hoa 10.doc