Giáo án Đại lí 10 - Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản – phân loại bản đồ

Giáo án Đại lí 10 - Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản – phân loại bản đồ

CHƯƠNG I. BẢN ĐỒ

Bài 1/ CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN – PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức :

- Vì sao cần có phép chiếu hình Bản Đồ.

- Hiểu được một số phép chiếu hình Bản Đồ cơ bản.

- Nhận biết được: Để hình thành được một bản đồ đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu và thực hiện khoa học với nhiều bước khác nhau. Biết được cách phân loại bản đồ.

2/ Kỹ năng:

- Phân biệt được một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ.

- Trên cơ sở lưới chiếu hình bản đồ, dự đoán được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác hơn.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.

3/ Thái độ:

 Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.

 

docx 11 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại lí 10 - Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản – phân loại bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. BẢN ĐỒ 
Bài 1/ CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN – PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ 
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức : 
Vì sao cần có phép chiếu hình Bản Đồ.
Hiểu được một số phép chiếu hình Bản Đồ cơ bản.
Nhận biết được: Để hình thành được một bản đồ đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu và thực hiện khoa học với nhiều bước khác nhau. Biết được cách phân loại bản đồ.
2/ Kỹ năng:
Phân biệt được một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ.
Trên cơ sở lưới chiếu hình bản đồ, dự đoán được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác hơn.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
3/ Thái độ:
 Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC :
Tập bản đồ thế giới và các châu lục 
Hình ảnh sách giáo khoa.
Quả địa cầu và 01 tấm bìa giấy cỡ A3.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
A/ Ổn định - kiểm tra sỹ số - định hướng bài học 
B/ Bảng mô tả kiến thức theo định hướng phát triển năng lực: 
Chủ đề nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dung cao
Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản - Phân loại bản đồ .
Hiểu và trình bày được các phép chiếu hình bản đồ cơ bản .
Phép chiếu phương vị 
Phép chiếu hình nón .
Phép chiếu hình trụ 
Phân biệt được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản : Phép chiếu phương vị, phép chiếu hình nón và phép chiếu hình trụ .
Đọc được một số phép chiếu hình bản đồ qua mạng lưới kinh vĩ tuyến .
Sử dụng được các phép chiếu hình bản đồ cơ bản để vẽ các đối tượng địa lý tùy theo các khu vực trên địa cầu .
Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt: Sử dụng và vẽ bản đồ thích hợp.
C/ Biên soạn câu hỏi minh hoạ cho từng mức độ nhận thức:
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1/Bản đồ là gì? Thế nào là phép chiếu hình bản đồ?
Gợi ý:
BĐ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên bề mặt phẳng trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và mối quan hệ giữa chúng .Thông qua khái quát hóa nội dung và hệ thống ước hiệu bản đồ.
Phép chiếu hình BĐ là cách biểu diễn mặt cong của trái đất lên mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong ứng với một điểm trên bề mặt phẳng.
 Câu 2/ Như thế nào là phép chiếu phương vị, hình nón và hình trụ?
Gợi ý:
Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến của địa cầu lên mặt phẳng. Tùy theo vị trí tiếp xúc của mặt chiếu so với trục của địa cầu sẽ có phép chiếu phương vị khác nhau.
Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt địa cầu lên mặt hình nón, sau đó triển khai mặt hình nón ra mặt phẳng.
Phép chiếu hình trụ là cách thể hiện lưới kinh vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳngTùy vị trí tiếp xúc
Câu 3/Có bao nhiêu phép chiếu phương vị cơ bản? Các phép chiếu phương vị cơ bản đó có những đặc điểm chung nào?
Gợi ý: 
a/ Có 3 phép chiếu phương vị cơ bản 
b/ Đặc điểm chung : Mặt chiếu là mặt phẳng, mặt chiếu tiếp xúc mặt cầu ở một điểm. Chỉ đảm bảo chính xác ở điểm tiếp xúc, càng xa điểm tiếp xúc càng kém chính xác.
Câu 4/ Trong phép chiếu hình nón đứng, trục hình nón trùng với điểm nào trên địa cầu?
Gợi ý: 
 Trùng với trục địa cầu.
2. Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1/Ở phép chiếu phương vị đứng, nón đứng, trụ đứng, khu vực nào chính xác nhất, khu vực nào kém chính xác nhất?
Gợi ý:
 Bao giờ cũng là nơi tiếp xúc giữa quả địa cầu với mặt chiếu. Cụ thể là:
Phép chiếu phương vị đứng: Cực Bắc hoặc cực Nam.
Nón đứng: Vĩ tuyến chuẩn nơi tiếp xúc giữa hình nón với quả địa cầu (vĩ độ trung bình).
Trụ đứng: Xích đạo (Trong hàng hải và hàng không thường sử dụng phép chiếu này vì góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc tương ứng trên quả địa cầu)
 Câu2/ Bản đồ được phân loại thành những nhóm chính nào ? Theo mục đích sử dụng, người ta chia thành những loại bản đồ nào?
Gợi ý:
4 nhóm: Theo tỷ lệ, theo nội dung, theo mục đích sử dụng, theo lãnh thổ.
Theo mục đích sử dụng chia thành: Bản đồ tra cứu, bản đồ giáo khoa, quân sự, hàng hải
Câu hỏi vận dụng thấp
 Câu1/ Hãy hoàn thành các phép chiếu sau :
a) Phép chiếu phương vị đứng Kết quả: 
b) Phép chiếu phương vị ngang
c) Phép chiếu phương vị nghiêng
Câu2/Xích đạo là đoạn thẳng giữ nguyên được độ dài, các vĩ tuyến khác cũng là những đoạn thẳng nhưng độ dài bị dãn ra. Đó là kết quả của phép chiếu nào? 
 Gợi ý:
 - Hình trụ đứng.
4. Vận dụng cao:
 Câu1/Sự khác nhau cơ bản về mặt chiếu và vị trí tiếp xúc giữa phép chiếu hình nón và phép chiếu phương vị đứng là gì? 
 Gợi ý: Mặt chiếu của phép chiếu hình nón là mặt nón, vị trí tiếp xúc với địa cầu thành một vòng tròn. Mặt chiếu của phép chiếu phương vị là mặt phẳng, vị trí tiếp xúc là một điểm.
 Câu 2/ Tất cả các điểm trên chí tuyến đều có thể tiếp xúc với mặt chiếu đó là phép chiếu nào?
Gợi ý: Nón đứng.
 IV/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 
Mức độ nhận thức
Câu hỏi / Bài tập
Phương pháp /kỹ thuật dạy học
Hình thức dạy học
Nhận biết: 
Có thể căn cứ nội dung SGK trình bày khái niệm phân loại các phép chiếu hình bản đồ cơ bản .. 
Câu hỏi : 
Nhóm câu hỏi nhận biết
Đàm thoại , BĐ, LĐ..phát vấn..
Cả lớp/Cá nhân 
Thông hiểu: 
Mức độ mô tả: Vận dụng uyển chuyển các phép chiếu hình phù hợp với yêu cầu .
 ” 
Câu hỏi vận dụng 
Đàm thoại, gợi mở
Cả lớp /Nhóm 
Vận dụng thấp:
1.Mô tả cụ thể: Vẽ được các lưới chiếu đồ từ các phép chiếu đồ cơ bản và hiểu rõ bản chất 
Thực hành bài tập cụ thể .
Phương pháp đàm thoại 
Cả lớp / Cá nhân 
 Vận dụng cao:
So sánh được sự khác nhau và khả năng vận dụng cụ thể của từng dạng phép chiếu.
Vận dung tổng hợp kiến thức kỹ năng Bản đồ .
Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở 
Cá nhân / Cả lớp
V/ ĐÁNH GIÁ: Chọn đáp án đúng bằng chọn A- B- C- D.
Bản đồ địa lý là :
a) Hệ thống kinh vĩ tuyến được xây dựng để chuyển hình ảnh Trái Đất từ mặt cầu sang mặt phẳng.
 b) Hình vẽ thu nhỏ các hiện tượng của bề mặt Trái Đất để dễ sử dụng .
c) Hình vẽ thu nhỏ môt khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên một mặt phẳng.
 d) Hình ảnh Trái Đất đã được thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định .
2) Phép chiếu đồ là:
 	a) Việc đo đạc tính toán để xây dựng mạng lưới kinh vĩ tuyến.
b) Cách biểu diễn mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng một cách tương đối chính xác 
 	c) Phương pháp hình học nhằm thu nhỏ Trái Đất.
 	d) Phương pháp thực hiện một bản đồ địa lý.
3)Trong phép chiếu phương vị đứng mặt phẳng của giấy vẽ sẽ tiếp xúc với địa cầu ở:
 	a)Nam cực . c) Bắc cực.
 	b) Xích đạo. d) Cực.
4) Trong phép chiếu phương vị mặt phẳng của giấy vẽ có thể tiếp xúc với mặt cầu ở:
 	a) Xích đạo. c) Chí tuyến.
 	b) Cực. d) Bất cứ vị trí nào.
5) Trong phép chiếu phương vị đứng các kinh tuyến sẽ là:
 	a) Các vòng tròn đồng tâm	.	
 	b) Các đường thẳng hoặc đường cong.
c) Các đoạn thẳng đồng quy.
 	d)Các đoạn thẳng song song.
6) Phép chiếu phương vị là phép chiếu mà giấy vẽ là:
 	a) Một mặt phẳng . 	c) Một hình nón.
b) Một hình trụ.	 	d) Có thể là một trong 3 loại.
7) Trong phép chiếu phương vị ngang mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở:
 	a) Cực Bắc.	c) Xích đạo.
 	b) Cực Nam.	d) Chí tuyến.
8) Khi mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở Chí tuyến Bắc ta có phép chiếu:
 	a) Phương vị đứng.	 	c) Phương vị nghiêng.
 	b) Phương vị ngang	.	 	d) Hình nón.
9) Khi mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở cực Bắc thì các kinh tuyến từ tâm đồng quy sẽ tỏa ra theo hướng:
 	a) Bắc	.	 	b) Nam.
 	c) Cả 4 hướng Bắc, Nam, Đông, Tây.	 	d) Mọi hướng.
10) Trong phép chiếu phương vị đứng những vùng không thể vẽ được là:
a) Hai cực . c) Những vùng nằm cách xa hai cực.
 	b) Xích đạo. d) Tất cả các vùng đều vẽ được.
11) Trong phép chiếu phương vị đứng các vĩ tuyến là:
 	a) Các vòng tròn đồng tâm.
 	b) Các đường thẳng đồng quy.
 c) Các đường cong về hai phía cực.
 	d) Các đường thẳng ngang thẳng góc với các kinh tuyến.
12) Khi mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở xích đạo ta có phép chiếu:
 	a) Phương vị đứng.	c) Phương vị nghiêng.
 	b) Phương vị ngang.	d) Hình trụ. 
13) Khi giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở xích đạo ta có phép chiếu đồ:
 	a)Hình trụ.	c) Phương vị nghiêng.
 	b)Phương vị ngang. 	d) Có thể là a hoặc b.
14) Xích đạo và kinh tuyến trung tâm là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm lại ở 2 cực, các vĩ tuyến còn lại là những đường cong về 2 phía cực. Đó là hệ thống kinh vĩ tuyến trong phép chiếu:
 	a)Hình nón.	c) Phương vị đứng.
 	b)Hình trụ.	d) Phương vị ngang.
15) Trong phép chiếu phương vị ngang độ chính xác sẽ:
 	a) Thay đổi theo độ vĩ.
	b) Thay đổi theo độ kinh. 
c) Độ vĩ càng cao độ chính xác càng giảm.
 	d) Độ vĩ càng cao độ chính xác càng tăng.
16) Trong phép chiếu phương vị đứng những vùng trên bản đồ tương đối chính xác là:
 	a) Ở 2 cực.	c) Ở chí tuyến.
 	b) Ở xích đạo.	d) Có độ vĩ thấp.
17) Trong phép chiếu nào sau đây chỉ có xích đạo và kinh tuyến trung tâm mới trở thành những đường thẳng, thẳng góc nhau?
 	a) Phương vị đứng.	c) Phương vị nghiêng.
 	b) Phương vị ngang.	 d) Hình trụ đứng.
18) Các kinh tuyến là những đường thẳng song song, các vĩ tuyến là những đường ngang song song. Đó là kết quả của phép chiếu:
 	a) Hình trụ đứng.	c) Phương vị đứng.
 	b) Hình trụ.	d) Phương vị ngang.
19) Trong phép chiếu nào sau đây tất cả các điểm trên xích đạo đều tiếp xúc với giấy vẽ?
 	a) Hình nón đứng.	c) Phương vị ngang.
 	b) Hình trụ đứng.	d) Phương vị nghiêng.
20) Để vẽ tương đối chính xác một quốc gia ở vùng ven vĩ tuyến 300 người ta dùng phép chiếu đồ:
 	a) Phương vị thẳng . c) Hình trụ đứng .
 	b) Phương vị ngang.	 	d) Hình nón đứng.
21) Trong phép chiếu hình nón đứng độ chính xác sẽ thay đổi theo:
 	a) Độ vĩ càng lớn thì độ chính xác càng giảm.
 	b) Độ vĩ càng nhỏ thì độ chính xác càng giảm.
 	c) Độ chính xác càng giảm theo cả hai chiều kể từ vĩ tuyến tiếp xúc.
 	d) Độ chính xác càng tăng theo cả hai chiều kể từ vĩ tuyến tiếp xúc.
22) Trong phép chiếu hình nón đứng :
a) Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là các đường thẳng đồng quy.
b) Vĩ tuyến là những nửa vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng song song,
 	c) Vĩ tuyến và kinh tuyến là những đường thẳng, thẳng góc với nhau.
d) Vĩ tuyến là những nửa vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những nữa đường thẳng đồng quy.
23) Để vẽ tương đối chính xác các quốc gia ở ven xích đạo người ta dùng phép chiếu đồ:
 	a) Hình nón.	c) Hình trụ.	
b) Phương vị ngang.	 	d) Phối hợp nhiều phép chiếu.
24) Ưu thế của phép chiếu hình trụ đứng là:
 	a) Vẽ được tất cả các quốc gia trên thế giới.
b) Vẽ được nhiều quốc gia trên thế giới.
 	c) Vẽ được các quốc gia tương đối chính xác.
 d) Vẽ được tương đối chính xác nhiều quốc gia trên thế giới.
25) Phương pháp chiếu đồ hình nón đứng thường được dùng để vẽ nhiều quốc gia ở vùng:
 a) Xích đạo .	 	c) Cực Bắc.
 b) Chí tuyến.	d) Cực Nam.
26) Để vẽ một quốc gia có diện tích nhỏ và lãnh thổ cân đối. Phép chiếu đồ phù hợp nhất là:
 a) Hình nón.	c) Phương vị nghiêng.
 b) Hình trụ .	d) Phương vị ngang.
27) Phép chiếu phương vị đứng và phép chiếu hình nón có chung một đặc điểm là:
 a) Có thể vẽ tương đối chính xác các vùng có độ vĩ trung bình.
 b) Có hệ thống kinh tuyến là các đường thẳng đồng quy.
 c) Có hệ thống vĩ tuyến là các vòng tròn đồng tâm .
 d) Có thể vẽ tương đối chính xác các vùng có độ vĩ cao.
28) Với phép chiếu đồ nào sau đây các vùng ở 2 cực không thể vẽ được ?
 a) Hình nón.	c) Phương vị thẳng.
 b) Phương vị nghiêng.	 	d) Hình trụ đứng.
29) Bản đồ biểu đồ là:
 a) Bản đồ có vẽ nhiều biểu đồ.
 b) Bản đồ sử dụng biểu đồ để làm ký hiệu.
 c) Dùng biểu đồ thay thế cho bản đồ.
 d) Bản đồ địa lý kinh tế có sử dụng nhiều số liệu thống kê.
30) Kích thước của một ký hiệu biểu hiện vị trí thường được dùng để diễn tả:
 a) Đặc điểm của vị trí . c) Các thành phần tạo nên vị trí.
 b) Quy mô của vị trí . d) Chất lượng của các vị trí.
VI/ HOẠT ĐÔNG TIẾP NỐI:
Chuẩn bị bài số 2. Hệ thống các bản đồ 
Làm bài tập SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_1_Cac_phep_chieu_hinh_ban_do_co_ban.docx