Giáo án Địa lý Lớp 10 - Tiết 13, Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lý Lớp 10 - Tiết 13, Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa - Năm học 2019-2020

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

 - Nhận biết sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ trên trái đất

 2. Kĩ năng:

 - Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếy tố: nhiệt độ, không khí, khí áp, đại dương với lượng mưa.

 - Phân tích bản đồ phân bố lượng mưa theo vĩ độ

 - Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ do ảnh hưởng của đại dương

 3. Thái độ: Tầm quan trọng của việc đọc bản đồ khí hậu

 4. Định hướng phát triển năng lực:

Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ khí hậu thế giới. Hình 13.1 phóng to

 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động

1.1 Mục tiêu:

- Hãy nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí áp? trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch?

- Dựa vào hình 12.2 và 12.3 trình bày hoạt động của gió mùa?

1.2. Phương thức: cá nhân

1.3. Tiến trình hoạt động

a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

 Tại sao những sườn núi đón gió mưa nhiều, khuất gió mưa ít? Liên hệ các vùng núi phía tây Quảng Nam như Nam Giang, Trà My, Phước Sơn.

b) Học sinh thực hiện và ghi ra giấy nháp chuẩn bị để báo cáo trước lớp.

c) Gv gọi đại diện 1 học sinh tại các nhóm đã thảo luận lên trình bày, các học sinh khác trao đổi và bổ sung thêm.

Nếu HS không trả lời được, có phương án dự phòng.

d) GV sử dụng nội dung hs trả lời để tạo tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

2.1 Mục tiêu: Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

2.2 Phương thức:

- Phương pháp dạy học thuyết trình, đàm thoại gợi mở

- Hoạt động nhóm.

 

docx 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 10 - Tiết 13, Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2019
Tuần: 7
Tiết: 13 
Bài 13. NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG
 KHÍ QUYỂN. MƯA
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến thức:
 - Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
 - Nhận biết sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ trên trái đất
 2. Kĩ năng:
 - Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếy tố: nhiệt độ, không khí, khí áp, đại dương với lượng mưa.
 - Phân tích bản đồ phân bố lượng mưa theo vĩ độ
 - Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ do ảnh hưởng của đại dương
 3. Thái độ: Tầm quan trọng của việc đọc bản đồ khí hậu
 4. Định hướng phát triển năng lực:
Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ khí hậu thế giới. Hình 13.1 phóng to
 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động
1.1 Mục tiêu: 
- Hãy nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí áp? trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch?
- Dựa vào hình 12.2 và 12.3 trình bày hoạt động của gió mùa? 
1.2. Phương thức: cá nhân
1.3. Tiến trình hoạt động
a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 
 Tại sao những sườn núi đón gió mưa nhiều, khuất gió mưa ít? Liên hệ các vùng núi phía tây Quảng Nam như Nam Giang, Trà My, Phước Sơn.
b) Học sinh thực hiện và ghi ra giấy nháp chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) Gv gọi đại diện 1 học sinh tại các nhóm đã thảo luận lên trình bày, các học sinh khác trao đổi và bổ sung thêm.
Nếu HS không trả lời được, có phương án dự phòng. 
d) GV sử dụng nội dung hs trả lời để tạo tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
2.1 Mục tiêu: Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa 
2.2 Phương thức: 
- Phương pháp dạy học thuyết trình, đàm thoại gợi mở
- Hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: các nhóm dựa vào SGK, vốn hiểu biết, thảo luận theo các câu hỏi 
Phân việc
- Nhóm 1 tìm hiểu về phân bố khí áp và frông
- Nhóm 2 tìm hiểu về phân bố gió và frông
- Nhóm 3 tìm hiểu về dòng biển và địa hình 
- Câu hỏi của nhóm 1
 Trong những khu vực có áp thấp và áp cao, nơi nào hút gió hay phát gió?
 Ơ nơi hút gió hoặc phát gió không khí chuyển động ra sao?
 Khi 2 khối khí nóng lạnh gặp nhau sẽ dẫn đến hiện tượng gì? tại sao?
 Dựa vào kiến thức đã học, giải thích về sự tác động của khu vực có áp thấp và áp cao và frông ảnh hưởng tới lượng mưa ?
Câu hỏi của nhóm 2
 Trong các loại gió thường xuyên loại gió nào gây mưa nhiều, loại gió nào gây mưa ít? tại sao?
 Tại sao khi frông đi qua thì hay mưa?
 Trọng lượng câu hỏi mục 3 trong SGK
Câu hỏi của nhóm 3
 Vì sao nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, nơi có dòng lạnh đi qua thì mưa ít?
 Giải thích ảnh hưởng của địa hình đến lượng mưa 
- Bước 2: HS thảo luận
- Bước 3.Đại diện các nhóm dựa vào bản đồ trình bày kết quả
- Bước 4. Gv chuẩn kiến thức 
Ơ ven bờ các đại dương, những nơi có dòng biển nóng đi qua, mưa nhiều do không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, khi có gió thổi mang hơi nước vào bờ gây mưa. nơi có dòng biển lạnh đi qua khó mưa vì không khí trên dòng biển này bị lạnh, hơi nước không thể bốc lên được. ở đây thường hình thành những hoang mạc như Namip, Calahari,
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa:
 1. Khí áp:
- Khu vực áp thấp: thường mưa nhiều
- khu vực áp cao: ít mưa hoặc không mưa
2 . Frông (diện khí)
 Miền có frông, dải hội tụ đi qua thường có mưa nhiều
 3.Gió: 
- Gió tây ôn đới mưa nhiều
- Miền có gió mùa: mưa nhiều
- Miền có gió mậu dịch: mưa ít
4. Dòng biển:
 Ở ven bờ các đại dương, những nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, nơi có dòng lạnh đi qua khó mưa
5. Địa hình: 
- Không khí ẩm chuyển động gặp địa hình cao như ngọn núi, đồi mưa nhiều
- Sườn đón gió: mưa nhiều, sườn khuất gió thường ít mưa
Hoạt động 2: Sự phân bố mưa trên trái đất 
 1. Mục tiêu: - Nhận biết sự phân bố mưa theo vĩ độ 
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
2. Phương thức: 
- Phương pháp thảo luận nhóm và giải quyết vấn đề.
- Hình thức làm việc theo cá nhân/cặp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: 
- Dựa vào hình 13.1, 13.2 và kiến thức đã học nhận xét và giải thích về tình hình phân bố lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến , ôn đới, cực.
Cho biết ở mỗi đới, từ tây sang đông lượng mưa ở các khu vực có như nhau không? chúng phân hoá ra sao? giải thích?
Trả lời câu hỏi của mục 2 trang 52 SGK
Bước 2: HS thảo luận
Bước 3. Hs trình bày kết quả
Bước 4. Gv chuẩn kiến thức
- Vùng xích đạo mưa nhiều do nhiệt độ cao, áp thấp, nhiều đại dương và rừng, sự thăng lực mạnh mẽ của không khí, nước bốc hơi mạnh.. Vòng đai ôn đới lượng mưa cũng phong phú do ảnh hưởng của dòng biển nóng, gió tây mang hơi nước từ biển vào
- Ơ Cực, bức xạ mặt trời yếu, nhiệt độ thấp, lượng bốc hơi không đáng kể, mưa ít. ở các vòng đai chí tuyến. các khối không khí khô chuyển động đi xuống, rất ít mưa .
III. Sự phân bố mưa trên trái đất:
a. Sự phân bố mưa không đều theo vĩ độ 
 - Phân bố lượng mưa không đều theo vĩ độ (từ xích đạo về cực)
 - Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất
 - Hai khu vực chí tuyến mưa ít
 - Hai khu vực ôn đới mưa nhiều
 - Hai khu vực ở cực mưa ít nhất
b. Sự phân bố mưa không đều do ảnh hưởng của đại dương 
- Ở mỗi đới từ tây sang đông có sự phân bố mưa không đều
- Do ảnh hưởng những yếu tố về lục địa, đại dương, địa hình
- Chẳng hạn như khu vực Tây Âu, Đông Âu, Tây và Đông Bắc Mỹ... có lượng mưa khác nhau 
3. Luyện tập:
 Mục tiêu: Nhằm cũng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.
 Phương thức: Hoạt động cá nhân.
 Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
- Dựa vào kiến thức đã học và hình 13.1, giải thích tình hình phân bố mưa theo vĩ độ.
- Dựa vào hình 13.2 và kiến thức trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa theo vĩ tuyến 400 từ Đông sang Tây trên các lục địa: 
b) Học sinh thục hiện nhiệm vụ tại lớp.
c) GV kiểm tra việc thực hiện của học sinh . Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
 4. Vận dụng, mở rộng:
 Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố lượng mưa ở Việt Nam.
 Nội dung. GV hướng dẫn học sinh tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng 
- Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, Gv có thể yêu cầu học sinh chọn 1 trong 2 nhiệm vụ.
- Tìm hiểu và nhận xét những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố lượng mưa ở Việt Nam.
 Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của hs.
 Trà Cú, ngày...tháng...năm 2019
 Duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_10_tiet_13_bai_13_ngung_dong_hoi_nuoc_tro.docx