Giáo án Thể dục Lớp 10 - Phần I+II

Giáo án Thể dục Lớp 10 - Phần I+II

I. MỤC TIÊU

Hình thành, phát triển ở HS:

- Khả năng sử dụng các yếu tố có lợi và phòng tránh các yếu tố có hại của tự

nhiên để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất.

- Khả năng sử dụng hợp lí các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát

triển thể chất.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

1. Kiến thức

- Nhận biết được các yếu tố có lợi, có hại của môi trường tự nhiên đối với sức

khỏe và sự phát triển thể chất.

- Bước đầu nhận biết được chế độ dinh dưỡng hợp lí, cần thiết đối với hoạt động

luyện tập thể dục thể thao.

2. Kĩ năng

- Lựa chọn được những yếu tố thuận lợi của môi trường tự nhiên và dinh dưỡng

để nâng cao hiệu quả tập luyện.

3. Thái độ

- Luôn quan tâm đến điều kiện của môi trường tự nhiên và và chế độ dinh dưỡng

trong quá trình luyện tập thể thao và rèn luyện thân thể.

pdf 66 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thể dục Lớp 10 - Phần I+II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
Ngày soạn:// 
Ngày dạy:// 
PHẦN I. KIẾN THỨC CHUNG 
CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, DINH DƯỠNG 
ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 
(2 tiết) 
A. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 
I. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 
Chủ đề gồm 2 nội dung: 
- Sử dụng các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
- Sử dụng các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 
- Chủ đề không cấu trúc thành bài, không phân phối số tiết cho các nội dung. 
- GV chủ động lựa chọn, phân phối nội dung thực hiện để lồng ghép phù hợp với 
tiến trình dạy học các chủ đề khác trên cơ sở bảo đảm học đi đôi với hành. 
B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ 
I. MỤC TIÊU 
Hình thành, phát triển ở HS: 
- Khả năng sử dụng các yếu tố có lợi và phòng tránh các yếu tố có hại của tự 
nhiên để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất. 
- Khả năng sử dụng hợp lí các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát 
triển thể chất. 
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
2 
Giúp HS: 
1. Kiến thức 
- Nhận biết được các yếu tố có lợi, có hại của môi trường tự nhiên đối với sức 
khỏe và sự phát triển thể chất. 
- Bước đầu nhận biết được chế độ dinh dưỡng hợp lí, cần thiết đối với hoạt động 
luyện tập thể dục thể thao. 
2. Kĩ năng 
- Lựa chọn được những yếu tố thuận lợi của môi trường tự nhiên và dinh dưỡng 
để nâng cao hiệu quả tập luyện. 
3. Thái độ 
- Luôn quan tâm đến điều kiện của môi trường tự nhiên và và chế độ dinh dưỡng 
trong quá trình luyện tập thể thao và rèn luyện thân thể. 
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức 
Sau bài học này, HS sẽ: 
- Biết sử dụng các yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng,.), dinh dưỡng 
để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
• Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và 
thể hiện sự sáng tạo. 
• Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và 
trao đổi công việc với giáo viên. 
- Năng lực riêng: 
3 
• Lựa chọn được những yếu tố thuận lợi của môi trường tự nhiên và dinh 
dưỡng để nâng cao hiệu quả tập luyện. 
3. Phẩm chất 
- Chủ động tích cực tham gia các hoạt động luyện tập trong môi trường tự nhiên 
để rèn luyện và nâng cao sức khỏe. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với giáo viên 
- Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 10 (Cầu lông). 
- Hình ảnh, tranh vẽ minh họa có liên quan đến các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng. 
2. Đối với học sinh 
- SGK Giáo dục thể chất 10 (Cầu lông). 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học. 
b. Nội dung: 
- GV sử dụng phương tiện trực quan, giúp HS có nhận biết ban đầu về hình ảnh các 
yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
- GV đặt câu hỏi để thu hút, khích lệ sự tập trung chú ý khai thác vốn hiểu biết của 
HS. 
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày một số hiểu biết có liên quan đến các yếu tố 
dinh dưỡng, tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV nêu vấn đề và đặt câu hỏi cho HS thảo luận: 
+ Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố nào? 
4 
+ Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình luyện tập TDTT không? Cho ví 
dụ. 
+ Hằng ngày, cần cung cấp những gì để giúp cơ thể phát triển thể chất và tăng 
cường sức khỏe? 
+ Luyện tập TDTT giúp cơ thể tăng hay giảm tiêu hao năng lượng? 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ 
- HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận 
- GV đại diện HS trả lời câu hỏi: 
+ Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố: đất, nước, không khí, ánh sáng,... 
+ Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình luyện tập TDTTT. Ví dụ: Chạy 
ngược gió tốc độ chạy giảm hơn so với chạy xuôi gió, chạy lên dốc mệt hơn so với 
chạy trên đường bằng,... 
+ Trong quá trình luyện tập TDTT; mồ hôi ra nhiều thì cơ thể đòi hỏi phải cung cấp 
lượng nước vừa đủ. 
+ Hằng ngày cần cung cấp thức ăn và nước uống để giúp cơ thể phát triển thể chất 
và tăng cường sức khoẻ. 
+ Luyện tập TDTT giúp cơ thể tăng tiêu hao năng lượng. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích động viên HS. 
- GV dẫn dắt vào bài học: Các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng chiếm một vai trò 
quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất của chúng ta. Ở mỗi 
thời kỳ phát triển, yếu tố tự nhiên và nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, 
tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú 
5 
ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Vậy chúng ta cần sử dụng các yếu tố tự nhiên và 
dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo và phù hợp? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong 
bài học ngày hôm nay – Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để 
rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Sử dụng các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển 
thể chất 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các yếu tố tự nhiên để rèn luyện 
sức khỏe và phát triển thể chất bao gồm: các yếu tố của không khí, ánh sáng mặt 
trời, môi trường nước, địa hình. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và quan sát 
tranh ảnh SGK tr.4-6, thực hiện nhiệm vụ học tập. 
c. Sản phẩm học tập: Trình bày theo nhóm các yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức 
khỏe và phát triển thể chất. 
d. Tổ chức hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV dẫn dắt: Môi trường tự nhiên chứa đựng 
trong đó cả yếu tố có lợi và có hại đối với sức khoẻ 
con người. Sử dụng hợp lí các yếu tố của môi 
trường tự nhiên có ý nghĩa quyết định đối với hiệu 
quả luyện tập thẻ dục thể thao (TDTT) vì mục đích 
sức khoẻ. 
- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận 
theo nhóm, đọc thông tin và quan sát tranh ảnh 
SGK tr.4-6, thực hiện nhiệm vụ: 
I. Sử dụng các yếu tố tự nhiên để 
rèn luyện sức khỏe và phát triển thể 
chất 
1. Sử dụng các yếu tố của không khí 
để luyện tập 
a. Nhiệt độ và độ ẩm không khí 
- Những ngày nắng nóng, độ ẩm cao: 
+ Lựa chọn thời điểm, địa điểm có 
nhiệt độ không khí thấp hơn, giàu 
oxygen để luyện tập. 
6 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu việc sử dụng các yếu tố của 
không khí để luyện tập. 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu việc sử dụng các yếu tố của 
ánh sáng mặt trời để luyện tập. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ 
- HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ GV 
đưa ra. 
- GV theo dõi phần thảo luận của các thành viên 
trong từng nhóm, của mỗi nhóm, hỗ trợ HS nếu cần 
thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày nội dung 
thảo luận: 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu việc sử dụng các yếu tố của 
không khí để luyện tập. 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu việc sử dụng các yếu tố của 
ánh sáng mặt trời để luyện tập. 
+ Thả lỏng và hồi phục tích cực sau 
luyện tập. 
+ Sử dụng trang phục rộng rãi, thoáng 
mát, dễ thắm hút mồ hôi. 
+ Không tắm trong hoặc ngay sau khi 
dừng luyện tập. 
- Những ngày giá lạnh, độ ẩm cao: 
+ Không luyện tập vào các thời điểm 
có nhiệt độ thấp, nơi bị gió lùa. 
+ Khởi động kĩ trước khi luyện tập, 
đảm bảo đủ ấm cho cơ thể. 
b. Chuyển động không khí (gió) 
- Với bài tập chạy: 
+ Chạy ngược chiều gió: tốc độ chạy 
bị giảm sút, hoạt động hô hấp khó 
khăn, cơ thể nhanh mệt mỏi. 
+ Chạy xuôi chiều gió: mức độ gắng 
sức được giảm bớt, cảm giác nóng bức 
tăng lên. 
c. Áp suất không khí 
Áp suất không khí giảm dẫn đến lượng 
oxygen trong không khí giảm, rối loạn 
về hoạt động thần kinh, tuần hoàn, hô 
hấp, làm suy giảm khả năng phối hợp 
vận động của cơ thể, gây khó thở, 
7 
- GV mời đại diện các nhóm nhận xét lẫn nhau, đặt 
câu hỏi cho nhóm bạn (nếu chưa rõ). 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ 
học tập 
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển 
sang nội dung mới. 
chóng mặt, buồn nôn và giảm khả 
năng hoạt động thể lực. 
→ Người tập nên sử dụng các bài tập 
vận động nhẹ nhàng, tăng cường hít 
thở sâu và thả lỏng cơ thể sau mỗi lần 
thực hiện bài tập. 
2. Sử dụng các yếu tố của ánh sáng 
mặt trời để luyện tập 
Khi hoạt động TDTT ngoài trời, để 
tránh tác hại của ánh nắng mặt trời, 
người tập cần: 
- Bôi kem chống nắng, mặc áo quần 
phù hợp với hoạt động luyện tập, đeo 
kính và đội mũ,... 
3. Sử dụng các yếu tố của môi trường 
nước để luyện tập 
Khi luyện tập trong môi trường nước, 
người tập cần: 
- Nhận biết được mức độ sạch, an toàn 
của nước thông qua độ trong, màu, 
mùi vị, nhiệt độ và những yếu tố tiềm 
ẩn sự nguy hiểm đối với việc luyện 
tập. 
4. Sử dụng các yếu tố của địa hình tự 
nhiên để luyện tập 
8 
- Chạy lên dốc: phát triển sức mạnh 
đôi chân, chạy xuống dốc với độ dốc 
thích hợp có tác dụng phát triển tần số 
và độ dài bước chạy. 
- Chạy trên địa hình quanh co, khúc 
khuỷu: rèn luyện sức bên, khả năng 
phản xạ và sức nhanh trong xử li tình 
huống, 
Hoạt động 2: Sử dụng các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát 
triển thể chất 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện 
sức khỏe và phát triển thể chất. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và quan sát 
tranh ảnh SGK tr.7-10, thực hiện nhiệm vụ học tập. 
c. Sản phẩm học tập: Trình bày theo nhóm các yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức 
khỏe và phát triển thể chất. 
d. Tổ chức hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo 
luận theo nhóm, đọc thông tin và quan sát 
tranh ảnh SGK tr.7-10, thực hiện nhiệm vụ: 
+ Nhóm 3: Tìm hiểu việc sử dụng dinh dưỡng 
cho hoạt động luyện tập và thi đấu thể dục thể 
thao. 
II. Sử dụng các yếu tố dinh dưỡng để rèn 
luyện sức khỏe và phát triển thể chất 
1. Các chất dinh dưỡng và nước 
- Chất đạm được chia thành hai loại là đạm 
động vật và đạm thực vật. 
- Vai trò của chất đạm: 
+ Cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã 
chết. 
9 
+ Nhóm 4: Tìm hiểu việc sử dụng chế độ dinh 
dưỡng hợp lí trong hoạt động thể dục thể thao. 
- GV rút ra kết luận: Cơ thể cần phải có đủ 
chất dinh dưỡng. Sự thừa hay thiếu các chất 
dinh dưỡng đều có hại cho sức khỏe. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ 
- HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ 
GV đưa ra. 
+ Góp phân tăng khả năng đê kháng và 
cung cấp năng lượng cho cơ thể. 
b. Chất bột đường (carbohydrate) 
- Chất bột đường có trong gạo, ngô, khoai, 
sắn,... 
- Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, 
làm cho những chất thải mềm ra để dễ dàng 
thải ra khỏi cơ thể. 
c. Chất béo (lipid) 
- Vai trò của ch ... 
kĩ thuật di chuyển đơn bước. Trong những tiết học tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau 
đi tìm hiểu và luyện tập kĩ thuật di chuyển nhiều bước. Chúng ta cùng vào Bài 2 – 
Kĩ thuật di chuyển nhiều bước. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
58 
Hoạt động 1: Kĩ thuật di chuyển ngang sang phải, sang trái 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kĩ thuật di chuyển ngang sang 
phải, sang trái; thực hiện di chuyển ngang sang phải, sang trái dưới sự hướng dẫn 
của GV. 
b. Nội dung: GV giới thiệu, phân tích, thị phạm và lưu ý cho HS kĩ thuật di chuyển 
ngang sang phải, sang trái; HS lắng nghe, quan sát và thực hiện kĩ thuật di chuyển 
ngang sang phải, sang trái dưới sự hướng dẫn của GV. 
c. Sản phẩm học tập: HS luyện tập đồng loạt kĩ thuật di chuyển ngang sang phải, 
sang trái. 
d. Tổ chức hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV giới thiệu mục đích, tác dụng của kĩ 
thuật di chuyển nhiều bước (kĩ thuật di 
chuyển ngang sang phải, sang trái). 
- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác 
mẫu giới thiệu kĩ thuật di chuyển ngang sang 
phải, sang trái. 
- GV thị phạm cho HS kĩ thuật di chuyển 
ngang sang phải, sang trái: 
+ Thị phạm tư thế chuẩn bị. 
+ Thị phạm cách thực hiện: 
• Kĩ thuật di chuyển ngang sang phải. 
• Kĩ thuật di chuyển ngang sang trái. 
+ Thi phạm kết thúc. 
1. Kĩ thuật di chuyển ngang sang phải, 
sang trái 
- Thực hiện: 
+ Kĩ thuật di chuyển ngang sang phải: Từ 
TTCB, chân trái bước về sát chân phải, khi 
chân trái chạm sân, nhanh chóng bước chân 
phải sang ngang một bước dài, đồng thời 
xoay người sang phải thành tư thế đứng 
chân trước chân sau. 
+ Kĩ thuật di chuyển ngang sang trái: Từ 
TTCB, chân trái bước sang trái nửa bước, 
khi chân trái chạm sân, nhanh chóng bước 
chân phải sang trái một bước theo đường 
vòng cung qua phía trước chân trái, đồng 
thời xoay người sang trái thành tư thế đứng 
59 
- GV cho HS thực hiện bài tập thử theo hình 
ảnh đã ghi nhớ. 
- GV tổ chức cho HS đồng loạt luyện tập theo 
khẩu lệnh và động tác mẫu của GV. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ 
- HS lắng nghe, quan sát GV giới thiệu, thị 
phạm kĩ thuật di chuyển ngang sang phải, 
sang trái. 
- HS thực hiện đồng loạt dưới sự hướng dẫn 
của GV. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo 
luận 
- GV mời HS thực hiện đồng loạt HS thực 
hiện kĩ thuật di chuyển ngang sang phải, sang 
trái. 
 - GV mời HS khác quan sát, nhận xét động 
tác của bạn. 
- GV chỉnh sửa động tác và lưu ý cho HS (nếu 
chưa chính xác). 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm 
vụ học tập 
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, 
chuyển sang nội dung mới. 
chân trước chân sau. Chân phải gối khuyu, 
trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân phải; 
chân trái duỗi thẳng, chạm sân bằng nửa 
trước bàn chân. 
- Kết thúc: Di chuyển về TTCB. 
Hoạt động 2: Kĩ thuật di chuyển tiến, lùi 
60 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kĩ thuật di chuyển tiến, lùi; thực 
hiện di chuyển tiến, lùi dưới sự hướng dẫn của GV. 
b. Nội dung: GV giới thiệu, phân tích, thị phạm và lưu ý cho HS kĩ thuật di chuyển 
tiến, lùi; HS lắng nghe, quan sát và thực hiện kĩ thuật di chuyển tiến, lùi dưới sự 
hướng dẫn của GV. 
c. Sản phẩm học tập: HS luyện tập đồng loạt kĩ thuật di chuyển tiến, lùi. 
d. Tổ chức hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác 
mẫu giới thiệu kĩ thuật di chuyển tiến, lùi. 
- GV thị phạm cho HS kĩ thuật kĩ thuật di 
chuyển tiến, lùi theo trình tự: 
+ Thị phạm tư thế chuẩn bị. 
2. Kĩ thuật di chuyển tiến, lùi 
- Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng rộng hơn 
vai, gối khuỵu, thân trên ngả ra trước, hai 
tay co ở khớp khuỷu, mắt nhìn thẳng. 
- Thực hiện: 
+ Kĩ thuật di chuyển tiến: Từ TTCB, chân 
phải bước tiến ra trước một bước (về hướng 
cầu rơi) thành tư thế đứng chân trước chân 
sau. Sau đó bước chân trái ra trước, bàn 
chân đặt sau gót chân phải, khi chân trái 
chạm sân, nhanh chóng bước chân phải ra 
phía trước một bước để chuẩn bị đánh cầu. 
+ Kĩ thuật di chuyển lùi: Từ TTCB, chân 
phải bước lùi ra sau một bước (về hướng cầu 
rơi) thành tư thế đứng chân trước chân sau. 
Chân phải chạm sân bằng nửa trước bàn 
chân, chân trái duỗi thẳng, trọng lượng cơ 
thể dồn nhiều lên chân trái. Khi chân trái 
61 
+ Thị phạm cách thực hiện: 
• Kĩ thuật di chuyển tiến. 
• Kĩ thuật di chuyển lùi. 
+ Thi phạm kết thúc. 
- GV cho HS thực hiện bài tập thử theo hình 
ảnh đã ghi nhớ. 
- GV tổ chức cho HS đồng loạt luyện tập theo 
khẩu lệnh và động tác mẫu của GV. 
- GV chỉ dẫn các sai sót thường gặp trong 
luyện tập và cách sửa chữa: 
+ Lỗi sai thường gặp: 
• Thứ tự bước chân chưa đúng. 
• Chưa phối hợp được các bước di 
chuyển với nhau. 
• Bàn chân di chuyển tiếp xúc với sân 
bằng cả bàn chân dẫn đến di chuyển 
chậm. 
+ Cách sửa: Tập lặp lại nhiều lần bước di 
chuyển. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ 
- HS lắng nghe, quan sát GV giới thiệu, thị 
phạm kĩ thuật di chuyển tiến, lùi. 
- HS thực hiện đồng loạt dưới sự hướng dẫn 
của GV. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
chạm sân, nhanh chóng bước chân phải lùi 
ra phía sau một bước để chuẩn bị đánh cầu. 
- Kết thúc: Di chuyển về TTCB. 
62 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo 
luận 
- GV mời HS thực hiện đồng loạt HS thực 
hiện kĩ thuật di chuyển tiến, lùi. 
 - GV mời HS khác quan sát, nhận xét động 
tác của bạn. 
- GV chỉnh sửa động tác và lưu ý cho HS (nếu 
chưa chính xác). 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm 
vụ học tập 
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức đã học về kĩ thuật di 
chuyển nhiều bước. 
b. Nội dung: 
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu luyện tập. 
- GV hướng dẫn trình tự tập luyện: di chuyển ngang sang phải, sang trái; di chuyển 
tiến, lùi theo thứ tự: 
+ Tập từng bước đến di chuyển nhiều bước. 
+ Tập từ chậm đến nhanh. 
- GV tổ chức các hình thức luyện tập: cá nhân, nhóm. 
- GV quan sát, đánh giá, chỉ dẫn hoạt động luyện tập của HS. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện và sửa chữa sai sót khi thực hiện kĩ thuật di chuyển 
nhiều bước. 
c. Sản phẩm học tập: HS luyện tập cá nhân, theo nhóm kĩ thuật di chuyển nhiều 
bước. 
63 
d. Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ 1: Luyện tập 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Luyện tập cá nhân 
GV phổ biến nội dung và yêu cầu tập luyện: 
- Kĩ thuật di chuyển ngang sang phải, sang trái; di chuyển tiến, lùi. 
- Thực hiện theo nhịp tự đếm từ tại chỗ đến di chuyển, từ chậm đến nhanh theo thứ 
tự bên phải trước, bên trái sau và phối hợp phải, trái liên tục; tiến trước, lùi sau và 
phối hợp tiến, lùi liên tục. 
Luyện tập nhóm 
GV phổ biến nội dung và yêu cầu tập luyện: Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập 
- Kĩ thuật di chuyển ngang sang phải, sang trái, di chuyển tiến lùi. 
- Thực hiện theo chỉ dẫn của chỉ huy từ tại chỗ đến di chuyển, từ chậm đến nhanh. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ 
- HS lắng nghe GV phổ biến nội dung và yêu cầu luyện tập. 
- HS luyện tập theo trình tự luyện tập: Di chuyển ngang sang phải, sang trái; di 
chuyển tiến, lùi theo thứ tự: 
+ Tập từng bước đến di chuyển nhiều bước. 
64 
+ Tập từ chậm đến nhanh. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện và sửa chữa sai sót khi luyện tập. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 
- GV mời theo nhóm, cá nhân thực hiện các bài tập luyện trước lớp. 
- GV mời HS quan sát, nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa và lưu ý cho HS những lỗi sai thường gặp. 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
Nhiệm vụ 2: Trò chơi vận động – Chạy trao vợt tiếp sức 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chạy trao vợt tiếp sức. 
- GV phổ biến mục đích, cách chơi và hướng dẫn cho HS chơi trò chơi: 
+ Mục đích: Rèn luyện khả năng phối hợp vận động. 
+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng HS của mỗi đội cầm vợt (trên mặt vợt 
đặt úp ba quả cầu) chạy vòng qua nấm và trở về trao vợt cho HS tiếp theo tại vạch 
xuất phát. Trong khi chạy, nếu cầu rơi thì người thực hiện được nhặt cầu lên và tiếp 
tục di chuyển. Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc. 
+ Yêu cầu: Giữ vợt thăng bằng để tránh bị rơi cầu. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập 
65 
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi trò chơi Chạy trao vợt tiếp sức. 
- GV hướng dẫn, khích lệ tinh thần HS. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận 
- GV mời cả lớp chơi trò chơi Chạy trao vợt tiếp sức. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ tinh thần HS. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK tr.28 và 
câu hỏi mở rộng. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến kĩ thuật di chuyển nhiều 
bước. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV tổ chức luyện tập theo hướng tăng yêu cầu: Tăng số lần và tốc độ lặp lại động 
tác đi chuyển bước chân. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Kĩ thuật di chuyển ngang và di chuyển tiến, lùi có tác dụng như thế nào trong 
luyện tập và thi đấu cầu lông? 
+ Di chuyển nhiều bước có thể phối hợp với các kĩ thuật đánh cầu được không? 
+ Khi cầu rơi cách xa đúng vị trí đứng từ hai bước trở lên thì phải làm gì? 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS luyện tập theo hướng: Tăng số lần và tốc độ lặp lại động tác đi chuyển bước 
chân. 
- HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
66 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận 
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: 
+ Kĩ thuật di chuyển ngang và di chuyển tiến, lùi có tác dụng hỗ trợ thực hiện đánh 
cầu chính xác, có lực, đúng hướng. 
+ Di chuyển nhiều bước có thể phối hợp với các kĩ thuật đánh cầu. 
+ Khi cầu rơi cách xa đúng vị trí đứng từ hai bước trở lên thì phải di chuyển nhiều 
bước. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
- GV hướng dẫn HS tự luyện tập kĩ thuật di chuyển nhiều bước; cùng bạn luyện tập 
kĩ thuật di chuyển nhiều bước. 
* KẾT THÚC TIẾT HỌC VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
- Hồi phục sau luyện tập: GV cho HS thực hiện các động tác hoặc trò chơi có tác 
dụng thả lỏng cơ thể (có vận động nhẹ nhàng, tươi vui). 
- GV nhận xét về thái độ, kết quả học tập, khả năng vận dụng, tư thế và thể lực của 
HS. 
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS : 
+ Ôn lại kiến thức đã học và tự luyện tập, thực hiện tại nhà kĩ thuật di chuyển nhiều 
bước. 
+ Đọc và tìm hiểu trước Bài 1 (Chủ đề 3) – Cách cầm vợt, cầu, tư thế chuẩn bị và kĩ 
thuật đánh cầu thấp thuận tay. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_the_duc_lop_10_phan_iii.pdf