Giáo án Địa lí 10 - Bài 2: Một số các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Giáo án Địa lí 10 - Bài 2: Một số các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Tiết PPCT: 01

CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ

Bài 2: MỘT SỐ CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

 Ngày lên lớp: .

 Lớp dạy: .

I. Mục tiêu:

 Kiến thức:

- Biết các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí cơ bản.

- Hiểu rõ từng phương pháp để có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.

- So sánh được sự khác nhau của các phương pháp.

- Khi đọc bản đồ địa lí, trước hết phải xem bảng chú giải của bản đồ.

 Kĩ năng:

- Nhận biết được các đối tượng địa lí trên bản đồ được biểu hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau.

- Vận dụng được các phương pháp để thể hiện một số đối tượng đơn giản.

- Hiểu rõ hệ thống kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng

 Thái độ:

Thấy được tầm quan trọng của việc hiểu các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

 

docx 4 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 8697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 10 - Bài 2: Một số các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 01 
CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ
Bài 2: MỘT SỐ CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
 Ngày lên lớp:..
 Lớp dạy:..
I. Mục tiêu:
	Kiến thức:
Biết các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí cơ bản.
Hiểu rõ từng phương pháp để có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.
So sánh được sự khác nhau của các phương pháp.
Khi đọc bản đồ địa lí, trước hết phải xem bảng chú giải của bản đồ.
	Kĩ năng: 
Nhận biết được các đối tượng địa lí trên bản đồ được biểu hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Vận dụng được các phương pháp để thể hiện một số đối tượng đơn giản.
Hiểu rõ hệ thống kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng
	Thái độ:
Thấy được tầm quan trọng của việc hiểu các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Bản đồ: một vài bản đồ về Công nghiệp, Nông nghiệp, Khí hậu, Tự nhiên hoặc phân bố dân cư Việt Nam, bản đồ khung Việt Nam,...
Học sinh:
Atlat Địa lí Việt Nam hoặc Atlat Địa lí thế giới.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp (5 phút)
Giảng bài mới: 
Hoạt động 1: Cả lớp (15 phút)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
- GV cho HS quan sát bản đồ (bản đồ Khí hậu Việt Nam – Atlat Địa Lí Việt Nam – trang 8), yêu cầu HS đọc bảng chú giải, sau đó quan sát bản đồ chỉ ra các miền, vùng khí hậu của nước ta.
- Hãy kể tên các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
HS quan sát bản đồ, đọc kĩ bảng chú giải để hiểu bản đồ.
Chỉ ra các miền, vùng khí hậu nước ta
Dựa vào SGK và kiến thức đã học, HS liệt kê 4 phương pháp.
Bao gồm 4 phương pháp:
Phương pháp kí hiệu
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
Phương pháp chấm điểm
Phương pháp bản đồ - biểu đồ.
Hoạt động 2: Nhóm (20 phút)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Chia lớp làm 6 nhóm:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các bản đồ trong SGK, nhận xét và phân tích về:
- đối tượng biểu hiện
- khả năng biểu hiện
của từng phương pháp.
Bước 2: GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày.
Bước 3: GV giúp HS chuẩn kiến thức sau khi các nhóm trình bày và nhận xét xong.
Hoạt động theo từng nhóm GV đã chia, dựa vào SGK và kiến thức đã học đưa ra những ý kiến thảo luận trong nhóm của mình.
Cụ thể:
Nhóm 1,3,5: nghiên cứu hình 2.1 và 2.2,hình 2.3 
Nhóm 2,4,6: nghiên cứu hình 2.4, hình 2.5 
Sau khi thảo luận, các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Nhóm còn lại nghe và nhận xét.
1. Phương pháp kí hiệu.
- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. 
- Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
- Thể hiện được vị trí phân bố, số lượng, chất lượng của đối tượng.
- Kí hiệu thường có 3 dạng: Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình. 
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
- Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, KT-XH.
Biểu hiện hướng chuyển động, khối lượng, tốc độ di chuyển của các đối tượng. 
3. Phương pháp chấm điểm.
Biểu hiện các hiện tượng phân bố phân tán bằng các điểm chấm. Mỗi chấm đều có một giá trị nhất định. 
Biểu hiện được sự phân bố và số lượng của đối tượng.
4. Phương pháp bản đồ biểu đồ. 
Biểu hiện giá trị của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó.
Biểu hiện được số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng.
Hoạt động 3: Củng cố (5 phút)
Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau:
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Cách thức tiến hành
Khả năng biểu hiện
Phương pháp kí hiệu
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động 
Phương pháp chấm điểm
Phương pháp bản đồ – biểu đồ. 
Bài tập về nhà:
a. Làm bài tập 2 trang 14 SGK. 
b. Chuẩn bị bài 3:
- Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống 
- Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bản đồ, átlat trong học tập.
4. Thông tin phản hồi
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Phương pháp kí hiệu
Phân bố theo những điểm cụ thể.
Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí đối tượng phân bố trên bản đồ.
Xác định vị trí đối tượng.
Thể hiện quy mô, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển.
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động 
Sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Hướng di chuyển.
Khối lượng, tốc độ di chuyển.
Phương pháp chấm điểm
Các đối tượng: dân cư, kinh tế xã hội bằng các điểm chấm trên bản đồ mà mỗi điểm chấm đều có một giá trị.
Các đối tượng phân bố, phân tán lẻ tẻ 
Phương pháp bản đồ – biểu đồ. 
Giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thỗ
Dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_2_Mot_so_phuong_phap_bieu_hien_cac_doi_tuong_dia_li_tren_ban_do.docx