1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
• Thực hiện được kĩ thuật dừng bóng và dẫn bóng bằng lòng bàn chân.
• Biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và luyện tập.
2. Năng lực
Năng lực chung:
• Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
• Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
Năng lực riêng:
• Chủ động ghi nhớ kĩ thuật và cách luyện tập, tích cực tự học và và vận dụng kĩ thuật dừng bóng và dẫn bóng bằng lòng bàn chân vào các trò chơi vận động, rèn luyện hằng ngày.
• Biết phát hiện, sửa sai thông qua nghe, quan sát, luyện tập của bản thân, tổ, nhóm.
3. Phẩm chất
• Tích cực, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong tập luyện.
Giáo án SGK mới BÀI 2: KĨ THUẬT DỪNG BÓNG VÀ DẪN BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN I. MỤC TIÊU Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Thực hiện được kĩ thuật dừng bóng và dẫn bóng bằng lòng bàn chân. Biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và luyện tập. Năng lực Năng lực chung: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. Năng lực riêng: Chủ động ghi nhớ kĩ thuật và cách luyện tập, tích cực tự học và và vận dụng kĩ thuật dừng bóng và dẫn bóng bằng lòng bàn chân vào các trò chơi vận động, rèn luyện hằng ngày. Biết phát hiện, sửa sai thông qua nghe, quan sát, luyện tập của bản thân, tổ, nhóm. Phẩm chất Tích cực, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong tập luyện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Đối với giáo viên Giáo án, SGK, SGV. Hình ảnh minh họa, video liên quan đến bài học. Còi để điều khiển các hoạt động tập luyện. Đối với học sinh Giày thể thao, quần áo thể dục. Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học. Nội dung: HS khởi động theo sự hướng dẫn của GV. Sản phẩm học tập: HS khởi động chung, khởi động chuyên môn. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu và hướng dẫn HS: + Khởi động chung: Bài tập tay không. Khởi động các khớp. Bài tập căng cơ. + Khởi động chuyên môn: Chạy bước nhỏ. Chạy gót chạm mông. Chạy nâng cao đùi. Chạy tiến, lui. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Khởi động chung, khởi động chuyên môn - GV dẫn dắt vào bài học: Tiết học trước, chúng ta thực hiện được kĩ thuật di chuyển cơ bản trong bóng đá (chạy tiến, chạy lù, chạy đổi hướng, chạy dừng đột ngột và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân). Tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ được tập luyện và thực hiện kĩ thuật dừng bóng và dẫn bóng bằng lòng bàn chân, chúng ta cùng vào Bài 2 – Kĩ thuật dừng bóng và dẫn bóng bằng lòng bàn chân. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kĩ thuật dừng bóng bóng bằng lòng bàn chân và thực hiện được động tác theo hiệu lệnh của GV. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát sát GV thực hiện động tác mẫu và tập theo hiệu lệnh. Sản phẩm học tập: HS luyện tập đồng loạt các động tác theo hiệu lệnh. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu tranh minh họa, phổ biến và thực hiện cho HS kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân: + Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng song song rộng bằng vai, gối khuỵu, thân người hơi ngả về phía trước, tay co tự nhiên giữ thăng bằng, mắt quan sát hướng bóng đèn. + Thực hiện: · Đối với đường bóng lăn sệt: Từ TTCB, khi bóng lăn tới gần, chuyển trọng tâm sang chân trụ, chân lăng ra trước đón bóng, đầu gối và mũi bàn chân xoay ra ngoài, bàn chân mở vuông góc với hướng bóng đến và song song với mặt sân. Khi bóng gần tiếp xúc với lòng bàn chân, chân lăng kéo về sau theo hướng bóng đến với tốc độ chậm hơn tốc độ bay của bóng để hoãn xung. Đối với đường bóng bổng: Từ TTCB, khi bóng bay đến, chuyển trọng tâm sang chân trụ, chân lăng nâng đùi, mở hông, lòng bàn chân hướng lên trên theo hướng bóng đến. Khi tiếp xúc bóng, chân kéo về sau đồng thời hạ xuống để hoãn xung. + Kết thúc: Đặt chân lăng xuống mặt chân và chuẩn bị cho các động tác tiếp theo. - GV cho HS thực hiện thử bài tập theo hình ảnh đã ghi nhớ. - GV tổ chức cho HS đồng loạt luyện tập theo khẩu lệnh và động tác mẫu. - GV lưu ý HS: Khi chuẩn bị đón bóng, bàn chân lăng xoay ra ngoài sao cho lòng bàn chân vuông góc với hướng bóng đến; thực hiện động tác kéo chân lăng về sau khi tiếp xúc bóng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện đồng loạt dưới sự hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS thực hiện đồng loạt động tác; HS thực hiện mẫu động tác. - GV gọi HS khác nhận xét, GV chỉnh sửa động tác cho HS. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân - HS quan sát tranh minh họa, quan sát GV thực hiện động tác. - HS luyện tập dưới sự hướng dẫn và khẩu lệnh của GV. Hoạt động 2: Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân và thực hiện được động tác theo hiệu lệnh của GV. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát sát GV thực hiện động tác mẫu và tập theo hiệu lệnh. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo tổ, theo nhóm và luyện tập các động tác theo hiệu lệnh. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân thường được sử dụng trong tập luyện và thi đấu khi đối phương ở gần. - GV giới thiệu tranh minh họa, phổ biến và thực hiện cho HS kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân: + Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, chân không thuận đặt trước, đầu ngón cái bàn chân ngang với mép trước của bóng, cách bóng 10 -15cm; chân thuận đặt cách chân trước một bước nhỏ; thân người hơi ngả về trước, trọng tâm rơi vào giữa hai chân; mắt quan sát bóng. + Thực hiện: Chân không thuận làm trụ, bàn chân thuận xoay ngang đưa ra tiếp xúc vào phần sau bóng, đẩy bóng lăn về trước với tốc độ phù hợp. + Kết thúc: Chạy nhẹ nhàng, bước chạy ngắn, hai tay đánh rộng sang hai bên để giữ thăng bằng và chuẩn bị lần chạm bóng tiếp theo. - GV cho HS thực hiện thử bài tập theo hình ảnh đã ghi nhớ. - GV tổ chức cho HS đồng loạt luyện tập theo khẩu lệnh và động tác mẫu. - GV lưu ý HS: + Khi dẫn bóng, lòng bàn chân vuông góc với hướng dẫn bóng và tiếp xúc ở phần sau bóng. + Lực đẩy bóng phải phù hợp với tốc độc chạy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện đồng loạt dưới sự hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS thực hiện đồng loạt động tác; HS thực hiện mẫu động tác. - GV gọi HS khác nhận xét, chỉnh sửa động tác. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân - HS quan sát tranh minh họa, quan sát GV thực hiện động tác. - HS luyện tập dưới sự hướng dẫn và khẩu lệnh của GV. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát sát GV thực hiện động tác mẫu và tập theo hiệu lệnh. Sản phẩm học tập: HS làm luyện tập cá nhân, cặp đôi, nhóm, chơi trò chơi. Tổ chức thực hiện: Luyện tập kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân Tại chỗ đá và dừng bóng bằng lòng bàn chân - GV hướng dẫn HS: + Luân phiên sử dụng kĩ thuật đá bòng bằng lòng bàn chân và dừng bóng bằng lòng bàn chân thực hiện kĩ thuật đá bóng qua lại cho nhau ở khoảng cách từ 4 – 10m. + HS tập luyện theo cặp đôi, theo nhóm. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. Di chuyển đá và dừng bóng bằng lòng bàn chân - GV hướng dẫn HS: + Sử dụng kĩ thuật đá và dừng bóng bằng lòng bàn chân thực hiện theo hình bên. Số (1) từ điểm A chuyền bóng cho số (2) ở điểm B, số (2) dừng bóng bằng lòng bàn chân, sau đó chạy lùi về điểm C. Số (1) di chuyển tới điểm B đá bóng cho số (2) ở điểm C. Số (2) dừng bóng bằng lòng bàn chân và đá lại cho số (1) ở điểm B. Số (1) dừng bóng bằng lòng bàn chân, sau đó chạy lùi về điểm A. Số (2) di chuyển tới điểm B đá bóng cho số (1) ở điểm A. Thực hiện lặp lại nhiều lần liên tục. + HS tập luyện theo cặp đôi. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. Tại chỗ tung bóng và dừng bóng bằng lòng bàn chân - GV hướng dẫn HS: + Một người tung bóng, một người dừng bóng bằng lòng bàn chân. Khoảng cách giữa 2 người từ 1,5 – 2m. + HS tập luyện theo cặp đôi. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. Luyện tập kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân Dẫn bóng bằng lòng bàn chân theo đường thẳng - GV hướng dẫn HS: + Thực hiện dẫn bóng bằng lòng bàn chân theo đường thẳng trên cự li từ 10 – 15m. + HS tập luyện cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. Dẫn bóng bằng lòng bàn chân theo hình từ giác - GV hướng dẫn HS: + Người đầu hàng của mỗi nhóm dân bóng bằng lòng bàn chân sang nhóm gần nhất theo cùng một chiều trên cự li từ 10 – 15m (xuôi hoặc ngược chiều kim đồng hồ), chuyền bóng cho người đầu hàng ở nhóm mới và di chuyển về cuối hàng chuẩn bị lượt tiếp theo. + HS luyện tập theo nhóm. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. Dẫn bóng bằng lòng bàn chân luồn cọc - GV hướng dẫn HS: + Luân phiên dẫn bóng bằng lòng bàn chân luồn qua các cọc mốc cách nhau khoảng 2m, sau đó dẫn bóng thẳng về vị trí ban đầu và di chuyển về cuối hàng, chuẩn bị cho lần tập tiếp theo. Cự li dẫn bóng từ 15 – 20m. + Lưu ý HS: dẫn bóng bằng cả hai chân. + HS tập luyện cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. Trò chơi phát triển sức nhanh và khả năng khéo léo Dẫn bóng nhanh - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Dẫn bóng nhanh. - GV hướng dẫn HS: + Chuẩn bị: Khu vực sân chơi hình vuông có cạnh từ 8 – 10m. Chia số HS trong lớp thành các nhóm, xếp theo hàng dọc đứng ở 4 góc, bóng được đặt ở vị trí trung tâm. + Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng người trong mỗi nhóm di chuyển vào vị trí trung tâm, lấy bóng và dẫn bóng về nhóm mình. Hết thời gian quy định, nhóm nào lấy được nhiều bóng nhất sẽ thắng cuộc. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. Ai nhanh, ai khéo - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh ai khéo. - GV hướng dẫn HS: + Chuẩn bị: khu vực sân chơi hình vuông có cạnh từ 15 – 20 m ; xếp 20 nấm nhựa thành 10 cổng (rộng từ 1 – 1,5m). + Cách chơi: khi có hiệu lệnh bắt đầu, tất cả HS sử dụng kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân, thực hiện dẫn bóng tự do qua các cổng trong thời gian 1 phút. Qua mỗi cổng được tính 1 điểm. Người có số điểm cao nhất sẽ thắng cuộc. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: - GV thay đổi hình thức và yêu cầu HS thực hiện tại nhà nhiệm vụ: Vận dụng kĩ thuật dừng bóng và dẫn bóng bằng lòng bàn chân vào các trò chơi chuyền bóng để vui chơi và rèn luyện sức khỏe hằng ngày. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy cho biết những điểm cần lưu ý khi thực hiện kĩ thuật dừng bóng và dẫn bóng bằng lòng bàn chân. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Những điểm cần lưu ý khi thực hiện kĩ thuật dừng bóng và dẫn bóng bằng lòng bàn chân: + Kĩ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân: Khi chuẩn bị đón bóng, bàn chân lăng xoay ra ngoài sao cho lòng bàn chân vuông góc với hướng bóng đến; thực hiện động tác kéo chân lăng về sau khi tiếp xúc bóng. + Kĩ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân: Khi dẫn bóng, lòng bàn chân vuông góc với hướng dẫn bóng và tiếp xúc ở phần sau bóng. Lực đẩy bóng phải phù hợp với tốc độc chạy. - GV nhận xét, đánh giá. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành. Bài tập thể dục khởi động, luyện tập kĩ thuật, trò chơi vận động,. TRÊN ĐÂY LÀ DEMO GIÁO ÁN THỂ DỤC 10 CÁNH DIỀU
Tài liệu đính kèm: