I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
1. Vai trò và cơ cấu của ngành công nghiệp năng lượng
a. Vai trò:
- Là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế
hiện đại.
- Là động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển và là tiền đề của tiến bộ KH-KT.
b. Cơ cấu: 3 ngành
- CN khai thác than
- CN khai thác dầu
- CN điện lực
2. Các ngành công nghiệp năng lượng
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CẦN NẮM ĐƯỢC SAU KHI HỌC SINH XEM VIDEO BÀI GIẢNG TRÊN TRUYỀN HÌNH BÀI 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (tiết 1+2) I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG 1. Vai trò và cơ cấu của ngành công nghiệp năng lượng a. Vai trò: - Là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hiện đại. - Là động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển và là tiền đề của tiến bộ KH-KT. b. Cơ cấu: 3 ngành - CN khai thác than - CN khai thác dầu - CN điện lực 2. Các ngành công nghiệp năng lượng Khai thác than Khai thác dầu CN điện lực Vai trò - Than là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. - Làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, luyện kim. - Làm nguyên liệu trong các nhà máy hoá chất, dược phẩm - Là vàng đen của nhiều quốc gia. - Làm nguyên liệu cho ngành CN hoá dầu. - Làm nhiên liệu để vận hành máy móc, phương tiện GTVT. - Điện là nguồn năng lượng quan trọng phục vụ cho nền sản xuất hiện đại và cho tiêu dùng. - Đẩy mạnh tiến bộ KHKT. - Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá, văn minh của con người. Trữ lượng 13 nghìn tỷ tấn, ¾ than đá 400- 500 tỉ tấn Sản xuất từ các nguồn: Nhiệt điện Thuỷ điện Điện nguyên tử Tuabin khí Phân bố - Chủ yếu ở BBC - Các nước: Mỹ, LB Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrây-li-a, Đức.. - Chủ yếu ở các nước đang phát triển. - Trung Đông, Bắc Phi, Nga, Mĩ La Tinh, Trung Quốc... Chủ yếu ở các nước phát triển: Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga, Ca-na-đa, Tây Âu.. Liên hệ VN Quảng Ninh Quảng Nam (Nông Đông Nam Bộ (2 bể trầm tích dầu lớn) - Thủy điện: Sơn La, Hòa Bình,.... Sơn) - Nhiệt điện: Phú Mỹ, Cà Mau,... - Dự án nhà máy điện nguyên tử II. Công nghiệp luyện kim (Giảm tải) III. Công nghiệp cơ khí (Giảm tải) IV. Công nghiệp điện tử-tin học 1. Vai trò: Là ngành công nghiệp muĩ nhọn của nhiều quốc gia, là thước đo trình độ phát triển kinh tế-xã hội. 2. Phân nghành: -Máy tính -Thiết bị điện tử, điện -Tử tiêu dùng -Thiết bị viễn thông 3. Tình hình sản xuất: - Chủ yếu phát triển mạnh ở các nước có trình độ khoa học –kĩ thuật cao 4. Phân bố: Hoa Kì, Nhật Bản, các nước EU V. Công nghiệp hóa chất: Giảm tải VI. Ngành sản xuất hàng tiêu dùng 1. Vai trò: Cung cấp các mặt hàng tiêu dùng phong phú cho xã hội 2. Đặc điểm: Vốn ít, quay vòng vốn nhanh, cần nhiều lao động, quy trình sản xuất đơn giản 3. tình hình sản xuất: Gồm nhiều ngành : - Dệt-may,da giày, sành sứ-thủy tinh, giấy-in-văn phòng phẩm -Nhu cầu sử dụng lớn nên phát triển mạnh, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao. 4.phân bố: -Hoa Kì, Nhật Bản, EU, Trung Quốc VII. Công nghiệp thực phẩm 1. Vai trò: - Cung cấp nhu cầu ăn uống hàng ngày cho con người ; góp phần thúc đẩy một số ngành phát triển như : nông nghiệp, gtvt, tăng giá trị sản phẩm 2. Đặc điểm: - Vốn it, quay vòng vốn nhanh, cần nhiều lao động, quy trình đơn giản 3. Tình hình sản xuất và phân bố: - Phát triển trên khắp thế giới, sản phẩm ngày càng đa dạng - Chế biến các sản phẩm từ : trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản Bài 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Câu 1. Công nghiệp năng lượng gồm các phân ngành là A. khai thác than, khai thác dầu khí và điện lực. B. khai thác than, khai thác dầu khí và hóa dầu. C. khai thác than, khai thác dầu khí, hóa dầu và điện lực. D. khai thác than, khai thác dầu, khai thác khí đốt. Câu 2. Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là A. Ả - rập Xê – út. B. Trung Đông. C. châu Á. D. Bắc Phi. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện? A. Sản lượng điện chủ yếu tập trung ở các nước phát triển và nước công nghiệp mới. B. Sản lượng điện bình quân đầu người là thước đo trình độ phát triển và văn minh xã hội. C. Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thuỷ điện, tuabin khí... D. Sản lượng điện bình quân theo đầu người cao nhất là các nước đang phát triển. Câu 4. Sự phát triển của ngành công nghiệp nào sau đây sẽ là tiền đề của các tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới? A. Luyện kim. B. Hóa chất. C. Năng lượng. D. Điện tử - tin học. Câu 5. Nguồn năng lượng nào sau đây được xếp vào loại năng lượng sạch? A. Dầu khí. B. Sức gió. C. Than đá. D. Củi gỗ. Câu 6. Nơi có sản lượng khai thác than lớn của thế giới là A. các nước đang phát triển. B. các nước có trữ lượng than lớn. C. quốc gia có nguồn lao động dồi dào. D. nước có trình độ công nghệ cao. Câu 7. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của một nước? A. Công nghiệp cơ khí B. Công nghiệp hóa chất C. Công nghiệp điện tử - tin học D. Công nghiệp năng lượng Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp điện tử - tin học? A. Là ngành ít gây ô nhiễm môi trường. B. Tiêu thụ ít kim loại, điện và nước. C. Chiếm diện tích lớn trong xây dựng nhà máy. D. Yêu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao. Câu 9. Điện thoại là sản phẩm thuộc phân ngành nào của ngành công nghiệp điện tử tin học? A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử tiêu dùng. D. Thiết bị viễn thông. Câu 10. Các nước và khu vực đứng hàng đầu thế giới về công nghiệp điện tử - tin học là A. Nhật Bản, LB Nga, Thái Lan. B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. C. Hoa Kì, Nhật Bản, EU. D. Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản. Câu 11. Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Dệt – may. B. Rượu, bia. C. Da – giày. D. Nhựa. Câu 12. Các thị trường nào sau đây tiêu thụ hàng dệt – may vào loại lớn nhất trên thế giới? A. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản. B. EU, Bắc Mĩ, Ấn Độ, Trung Quốc. C. EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ, LB Nga. D. Nhật Bản, EU, Bắc Mĩ, Hàn Quốc. Câu 13. Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới? A. Dệt may B. Da - giày C. Thực phẩm D. Nhựa, thủy tinh Câu 14. Ngành công nghiệp nào sau đây thường được phát triển ở nơi có dân cư đông? A. Cơ khí B. Năng lượng C. Hóa chất D. Sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 15. Ngành công nghiệp mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới là A. dệt B. năng lượng C. cơ khí D. hóa chất Câu 16. Sự hình thành và phát triển của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu dựa vào A. lao động có trình độ cao, máy móc công nghệ hiện đại. B. nguồn lao động , thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. C. nguồn nguyên liệu, nguồn lao động có chuyên môn kĩ thuật. D. nguồn nguyên liệu, máy móc, trang thiết bị. Câu 17. Vai trò nào sau đây không đúng với công nghiệp thực phẩm? A. Đáp ứng nhu cầu hàng ngày về ăn uống. B. Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. C. Làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. D. Giải quyết nhu cầu về ăn, mặc và sinh hoạt. Câu 18. Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn với nông nghiệp? A. Cơ khí. B. Hóa chất. C. Dệt – may. D. Chế biến thực phẩm Câu 19. Ngành công nghiệp chủ đạo và quan trọng nhất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là A. dệt – may. B. da – giày. C. nhựa. D. sành - sứ - thủy tinh. Câu 20: Các sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm ít được chế biến từ sản phẩm của ngành nào dưới đây? A. Trồng trọt. B. Chăn nuôi. C. Thủy hải sản. D. Lâm nghiệp. Đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B D C B B C C D C B C C D A B D D A D
Tài liệu đính kèm: